Câu 35: Nguyên tắc phân quyền là gì? Hiến pháp 2013 thể hiện nguyên tắc này như thế nào?

Một phần của tài liệu đề cương luật hiến pháp (Trang 26 - 27)

* Phân quyền là cách tổ chức Nhà nước mà quyền lực Nhà nước được phân ra cho các nhánh khác nhau, độc lập tương đối với nhau. Các nhánh này hợp tác, phối hợp, giám sát và kiềm chế lẫn nhau trong thực hành quyền lực Nhà nước.

Theo thuyết “Tam quyền phân lập” thường phân ra nhánh lập pháp, tư pháp và hành pháp. Tất cả các Nhà nước pháp quyền hiện đại thực chất đều được tổ chức theo cách này. Đấy là một thành quả của văn minh nhân loại. Cho đến nay, loài người vẫn chưa nghĩ ra cách hữu hiệu hơn về tổ chức Nhà nước.

* Hiến pháp 2013 tuy vẫn khẳng định quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, nhưng lần đầu tiên có quy định thêm việc kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây được xem là một điểm mới cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức quyền lực Nhà nước, tránh những nhánh quyền lực vượt quá quyền hạn, khơng thể kiểm sốt. Theo đó: xác định rõ ba bộ phận của quyền lực Nhà nước với những thiết chế thực hiện các quyền đó: Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Chính phủ là cơ quan

hành chính Nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp; Tòa án nhân dân là cơ

quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp; Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền

công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; Chính quyền địa phương là chế định được

thay cho các thiết chế HĐND và UBND trong Hiến pháp hiện hành; hai thiết thế hiến định độc lập mới ra đời là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.

Câu 36: Nguyên tắc tập quyền là gì?Nguyên tắc này thể hiện trong cácHiến pháp Việt Nam như thế nào?

Một phần của tài liệu đề cương luật hiến pháp (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w