Câu 102 Thực trạng hiện nay Chính phủ soạn thảo hầu hết các Dự án (dự thảo) Luật có hợp lý hay khơng?

Một phần của tài liệu đề cương luật hiến pháp (Trang 63 - 64)

(dự thảo) Luật có hợp lý hay khơng?

Hợp lý vì Hiến pháp 2013 đã sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo hướng khái quát, hợp lý hơn, phù hợp với vị trí hành pháp của Chính phủ (Điều 96):

– Khẳng định vai trị hoạch định chính sách của Chính phủ, Hiến pháp quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ”đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này…” (khoản 2 Điều 96).

– Khẳng định vai trò quản lý, điều hành vĩ mơ của Chính phủ, Hiến pháp đã làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật (khoản 1); thi hành các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân (khoản 3); bổ sung quy định trình Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính đối với đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (khoản 4);.

– Bên cạnh quyền trình dự án luật, Hiến pháp (sửa đổi) đã bổ sung quyền ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ như một nhiệm vụ, quyền hạn độc lập của chức năng hành pháp tại Điều 100:”Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp

luật theo quy định của luật”.

– Trong mối quan hệ với Quốc hội: Hiến pháp (sửa đổi) đã bỏ quy định về thẩm quyền của Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tạo điều kiện cho Chính phủ và các chủ thể khác chủ động, linh hoạt trong việc đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh; phân định rõ hơn phạm vi chính sách và các vấn đề quan trọng do Quốc hội quyết định (trong một số lĩnh vực Quốc hội chỉ quyết định các chính sách cơ bản). Chính phủ có quyền ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể để quản lý, điều hành; phân định rõ và phù hợp hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế… Theo đó, Chính phủ có thẩm quyền”Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc

ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70″ (khoản 7 Điều 96).

Một phần của tài liệu đề cương luật hiến pháp (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w