Câu 136: Trình bày về quyền cơng tố của viện kiểm sát

Một phần của tài liệu đề cương luật hiến pháp (Trang 78 - 79)

+ Chức năng công tố của Viện Kiểm sát chỉ mới được ghi nhận từ Hiến pháp năm 1980 đến nay, nhưng khi đó chức năng này được đặt sau chức năng kiểm sát chung. Hay nói cách khác, cơng tố (buộc tội) là chức năng đi kèm, phát sinh từ chức năng kiểm sát chung.

+ Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan duy nhất được giao chức năng thực hành quyền công tố. Hoạt động thực hành quyền công tố chỉ diễn ra trong hai giai đoạn của tố tụng hình sự là giai đoạn điều tra các vụ án hình sự và giai đoạn xét xử các vụ án hình sự. Hoạt động cơng tố được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án hình

sự và trong suốt quá trình tố tụng hình sự nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, khơng làm oan người khơng có tội.

+ Hiến pháp 1980 quy định:

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam […] thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Các Viện Kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện Kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm của mình. + Tuy nhiên sau đó, Hiến pháp 1992 và hiến pháp 2013 đã cắt bỏ phần lớn chức năng Kiểm sát chung của Viện Kiểm sát, chỉ cịn giữ chức năng kiểm sát tư pháp và cơng tố. Theo quy định của Hiến pháp mới, chức năng CƠNG TỐ lại trở thành chức năng chính và chức năng kiểm sát tư pháp (phần còn lại của Kiểm sát chung) lại là chức năng phụ.

+ Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:

– Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can;

– Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật; – Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của pháp luật; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự; – Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật. Trường hợp khơng phê chuẩn thì trong quyết định khơng phê chuẩn phải nêu rõ lý do;

– Huỷ bỏ các quyết định khơng có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can;

– Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Một phần của tài liệu đề cương luật hiến pháp (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w