– Quyền lập quy của Chính phủ được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
+ Ở nghĩa hẹp, quyền lập quy của Chính phủ là thẩm quyền của tập thể Chính phủ ban hành QPPL (quy phạm pháp luật) dưới luật hoặc liên tịch với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội để ban hành QPPL liên tịch trên cơ sở và để thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập theo hình thức văn bản, thủ tục và trình tự do pháp luật quy định.
+ Ở nghĩa rộng, quyền lập quy của Chính phủ là thẩm quyền của tập thể Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành QPPL dưới luật và thẩm quyền của tập thể Chính phủ liên tịch với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội, của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ liên tịch với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan khác của Nhà nước để ban hành QPPL liên tịch trên cơ sở và để thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, điều ước quốc tếmà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập và văn bản pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên theo hình thức văn bản, thủ tục và trình tự do pháp luật quy định.
Quyền lập quy của Chính phủ là một trong những thẩm quyền quan trọng của cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất ở nước ta. Quyền lập quy của Chính phủ có 08 đặc điểm như sau:
+ Thứ nhất, Chính phủ chỉ thực hiện quyền lập quy khi được cơ quan lập pháp hoặc cơ quan Nhà nước cấp trên cho phép;
+ Thứ hai, quyền lập quy của Chính phủ là một dạng quyền lực Nhà nước. Vì xuất phát từ quyền lực Nhà nước nên các QPPL do Chính phủ ban hành có hiệu lực đối với mọi tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
+ Thứ ba, các QPPL do Chính phủ ban hành có tính chất dưới luật; tức là, các QPPL này có hiệu lực pháp lý thấp hơn và khơng được trái với QPPL do Quốc hội, UBTVQH hoặc cơ quan Nhà nước cấp trên ban hành. Tính ”dưới luật” của các QPPL do Chính phủ ban hành được hiểu là dưới QPPL của Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH;
+ Thứ tư, các chủ thể khác nhau của Chính phủ (tập thể Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ) có thẩm quyền ban hành QPPL có thứ bậc và hiệu lực pháp lý khác nhau, được thể hiện ở các văn bản có tên gọi khác nhau, theo các thủ tục xây dựng, ban hành khác nhau và QPPL dưới luật có giá trị pháp lý cao hơn thì có thủ tục xây dựng, ban hành phức tạp hơn, chặt chẽ hơn;
+ Thứ năm, quyền lập quy của Chính phủ là quyền ban hành QPPL mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế, hủy bỏ, đình chỉ việc thi hành QPPL hiện hành để điều chỉnh hành vi của cá nhân và tổ chức;
+ Thứ sáu, quyền lập quy của Chính phủ mang tính định hướng cho hành vi của cá nhân, tổ chức; tức là, các QPPL do quyền lập quy của Chính phủban hành xác định phương hướng, mục tiêu, tiêu chí, chuẩn mực, tiêu chuẩn, khuôn mẫu cho hành vi của cá nhân và tổ chức trong xã hội;
+ Thứ bảy, quyền lập quy của Chính phủ mang tính khoa học;
+ Thứ tám, quyền lập quy của Chính phủ mang tính dân chủ, nhân đạo sâu sắc. Bên cạnh việc là chủ thể chủ yếu trình, đề xuất các dự án luật, Chính phủ cịn là cơ quan ban hành nhiều văn bản chứa định quy phạm pháp luật nhất. Trên cơ sở các luật do Quốc hội ban hành, Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động quản lí Nhà nước. Đây là quyền Hành chính cao nhất của Chính Phủ – Quyền lập quy
=> Chính phủ có vị trí, vai trị rất quan trọng trong cơng tác lập pháp. Trong khi đó, quyền lập pháp của Quốc hội chỉ biểu hiện chủ yếu ở việc thông qua các dự án luật.