* Về vị trí, tính chất pháp lý:
Điều 86 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”. Với vai trò “là người đứng đầu Nhà nước”, Chủ tịch nước thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong mối quan hệ với nhân dân, các Nhà nước và các tổ chức khác. Với vai trò “thay mặt Nhà nước”, Chủ tịch nước thể hiện tính thống nhất về quyền lực Nhà nước trong mối quan hệ với bên ngoài. Với quy định tại Điều 86, Hiến pháp năm 2013 đã đề cao vai trị của Chủ tịch nước. Theo đó, vị trí, tính chất pháp lý của Chủ tịch nước thể hiện tính hệ thống và sự thống nhất trong nội tại bộ máy Nhà nước cũng như trong mối quan hệ với các chủ thể khác
* Phải tuyên thệ sau khi được bầu:
Sau khi được bầu, Chủ tịch nước phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp. Thật ra, không chỉ Chủ tịch nước phải tuyên thệ mà ngay cả Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tịa án nhân dân tối cao cũng phải tuyên thệ sau khi nhậm chức nhằm tạo cơ sở quan trọng cho nhân dân thực hiện chức năng giám sát đối với những người giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, việc tuyên thệ của Chủ tịch nước còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc khác. 1. Việc tuyên thệ của Chủ tịch nước phù hợp với thông lệ quốc tế.
2. Lời tun thệ của Chủ tịch nước cịn mang tính thiêng liêng cao cả, đó là nguồn cảm hứng cho các tầng lớp nhân dân, tạo ra tính vẹn tồn của bộ máy quyền lực và niềm tin của nhân dân vào chính quyền, từ đó hình thành nên sự đồng thuận xã hội và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
3. Lời tuyên thệ của Chủ tịch nước nhấn mạnh tính tối cao của Hiến pháp, đó là lời cam đoan vững chắc về việc Chủ tịch nước có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp theo Điều 119 Hiến pháp năm 2013.
* Về thẩm quyền của Chủ tịch nước:
Thẩm quyền của Chủ tịch nước được quy định trong Hiến pháp 2013 nhìn chung khơng thay đổi nhiều so với Hiến pháp năm 1992 nhưng đã có sự sắp xếp lại cho hợp lý, khoa học hơn.
* Trong mối quan hệ với cơ quan hành pháp:
Điều 90 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Chính phủ”. Đây là quy định khơng mới vì chỉ là sự kế thừa Điều 105 Hiến pháp năm 1992. Điểm mới duy nhất là trong Hiến pháp năm 2013 có quy định: “Khi cần thiết, Chủ tịch nước yêu cầu Chính phủ họp bàn về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”.
* Tun bố tình trạng khẩn cấp:
Chủ tịch nước có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp khi QH và UBTV QH khơng thể họp. Giúp đất nước ứng phó nhanh hơn đối với những lúc cấp bách
* Làm rõ vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang của Chủ tịch nước:
Để làm rõ hơn vai trò này, Hiến pháp năm 2013 quy định Chủ tịch nước quyết định phong, thăng, giáng, tước qn hàm cấp tướng, chuẩn đơ đốc, phó đơ đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong khi Hiến pháp 1992 khơng quy định các cụ thể Chủ tịch nước có thể phong, thăng, giang, tước quân hàm nào mà phải để Luật sĩ quan QĐND Việt Nam 1999 làm rõ.