Câu 133: Trình bày nội dung nguyên tắc độc lập xét xử

Một phần của tài liệu đề cương luật hiến pháp (Trang 77)

– Đây là một nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong hệ thống tư pháp. Nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo hoạt động xét xử độc lập, không bị can thiệp bởi bất kì tổ chức, cá nhân nào (kể cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức Đảng).

-Trong sự phát triển của Nhà nước và pháp luật thì phạm vi xét xử của tòa án ngày càng được mở rộng, từ hình sự cho đến các lĩnh vực khác như dân sự, lao động, thương mại, hành chính, thậm chí Hiến pháp. Do vậy, sự độc lập của tư pháp trong mối quan hệ với lập pháp và hành pháp là một trong những đảm bảo quan trọng trong việc bảo đảm quyền bình đẳng, quyền tự nhiên của con người, nhất là trong việc chống lại tham nhũng, lợi dụng quyền lực của những nhà cầm quyền. Sự độc lập tư pháp là yếu tố cơ bản nhất giúp cho ngành này có khả năng bảo vệ công lý, an ninh của con người.

– Sự độc lập của tư pháp là thành trì cuối cùng của nguyên tắc giới hạn quyền lực Nhà nước.Trong việc xét xử độc lập thì: “Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”( Điều 130- Hiến pháp 2013). Khơng cá nhân, tổ chức nào có quyền tác động dến hoạt động xét xử của tòa án kể cả cơ quan Nhà nước hay Đảng, mặc dù Đảng lãnh đạo Nhà nước. Nguyên tắc độc lập tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được hiểu là sự đảm bảo độc lập trong hoạt đọng xét xử. Tuy nhiên, sự độc lập tư pháp không chỉ dừng lại ở khâu xét xử. Khơng thể có độc lập xét xử nếu khơng có sự độc lập trong tổ chức tịa án cũng như các đảm bảo khác trong quy trình tố tụng.Thực tế, những vấn đề tổ chức của Tòa án như sự lãnh đạo của Đảng hay tổ chức Tòa án theo các đơn vị hành chính lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự độc lập xét xử của Thẩm phán và hội thẩm

nhân dân.

Một phần của tài liệu đề cương luật hiến pháp (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w