Bài tập tình huống luậthành chính (có đáp án)

Một phần của tài liệu đề cương luật hành chính (Trang 34 - 44)

Câu 1. Trong những người giữ các chức vụ sau đây, người nào là cơng chức và giải

thích: Bộ trưởng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, Đại biểu Hội đồng nhân dân xã; Nhân viên Phòng Tư pháp huyện; Nhân viên tư pháp xã; thành viên Ban thanh tra nhân dân.

– Nhân viên Phòng Tư pháp huyện – Nhân viên tư pháp xã

Câu 2. Chiến sỹ cảnh sát giao thông A đang thi hành công vụ, khi phát hiện hành vi vi

phạm giao thông đã ra quyết định xử phạt người vi phạm 250.000 đồng và không lập biên bản. Hỏi: Thủ tục xử phạt đó có hợp pháp khơng? Tại sao?

– Hợp pháp

– Theo điểm b khoản 1 Điều 39 Luật XLVPHC 2012 quy định :

1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng.

Câu 3. Bộ trưởng Bộ A nhận được một số đơn của công chức tố cáo Vụ trưởng Vụ Tổ

chức cán bộ có hành vi sai phạm trong tuyển dụng công chức. Bộ trưởng đã chuyển đơn cho Chánh Thanh tra Bộ giải quyết. Hỏi: Chánh Thanh tra có thẩm quyền ra quyết định giải quyết vụ việc này khơng? Tại sao?

– Khơng

– Vì theo cơ cấu tổ chức, Vụ và Thanh tra Bộ có vị trí pháp lý tương đương. Do vậy,Chánh thanh tra Bộ khơng có thẩm quyền ra quyết định giải quyết vụ việc trên.

Câu 4. Ông V. là công chức làm việc tại Sở T., trong giờ làm việc ông sử dụng xe của

cơ quan để giải quyết việc riêng, trên đường gây tai nạn do vượt quá tốc độ quy định. Hỏi: có những loại trách nhiệmpháp lý nào có thể áp dụng với ơng V?

– Trách nhiệm kỷ luật: sử dụng xe cơ quan để giải quyết việc riêng.

– Trách nhiệm hành chính: điều khiển phương tiện vượt quá tốc độ gây tai nạn

Câu 5. Bộ G. ban hành quy định về hạn chế việc đăng ký xe môtô, xe gắn máy đối với

người dân có hộ khẩu ở các thành phố lớn, theo đó mỗi người chỉ được đăng ký tối đa một xe môtô hoặc một xe gắn máy.

Nêu nhận xét của anh/chị về: Tính hợp pháp và tính hợp lý của văn bản đó?

– Tính hợp pháp: Văn bản này bất hợp hiến. Khoản 2, điều 32, Hiến pháp 2013 có quy định “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.” Xâm phạm đến quyền được bảo hộ về tài sảncủa người dân

Câu 6. Trần T có một vườn cây ở cạnh đường trục của xã. Xã có chủ trương mở rộng

đường nhưng chưa thống nhất được phương án đền bù thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đã ra quyết định cưỡng chế chặt cây giải phóng mặt bằng. T làm đơn khiếu nại gửi tới Ban Thanh tra nhân dân xã. Ban Thanh tra nhân dân xã thụ lý đơn khiếu nại của T và chuyển cho Chủ tịch xã giải quyết.

Hỏi: Cách làm của Thanh tra nhân dân có đúng pháp luật hay khơng? Tại sao?

Câu 7. Ngày 11/7/2014, các cơ quan chức năng phát hiện và lập biên bản về hành vi

tàng trữ, lưu hành văn hóa phẩm độc hại của M. Đến ngày 25/10/2014, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận H. ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của M, bao gồm các biện pháp sau: phạt tiền và buộc tiêu hủy tồn bộ số văn hóa phẩm độc hại đó. Đánh giá tính hợp pháp của Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận H.

– Phù hợp với quy định về thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện được quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật XLVPHC 2012:

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền: a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị khơng vượt q mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

Câu 8. Ơng M. có hành vi xây nhà trái phép từ năm 2013. Đến năm 2016, Ủy ban

nhân dân Quận H. mới lập biên bản xử lý vụ việc, sau đó ban hành Quyết định buộc tháo dỡ phần căn nhà xây dựng trái phép của ông M. Hỏi Quyết định của Ủy ban nhân dân quận H. có hợp pháp khơng? Tại sao?

– Quyết định của UBND quận H hợp pháp.

– Mặc dù,theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật XLVPHC 2012 thì thời hiệu xử

phạt hành chính đối với vi phạm hành chính về xây dựng là 2 năm. Trong tình huống,

hành vi xây nhà trái phép đã diễn ra từ năm 2013, đến năm 2016 đã là 3 năm, quá thời hiệu áp dụng xử phạt vi phạm hành chính.

Tuy nhiên quyết định của UBND quận H là quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả của vi phạm hành chính quy định tại khoản b Điều 28, Điều 30 Luật XLVPHC. Đối với các biện pháp khắc phục hậu quả pháp luật không quy định về thời hiệu áp dụng.

Câu 9. Anh C. đã trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức và được nhận vào tập sự tại Ủy

ban nhân dân huyện N. Trong thời gian tập sự, do có hành vi vi phạm pháp luật, anh C. bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra Quyết định kỷ luật với hình thức cảnh cáo. Sau đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện N đã ra Quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với anh C.

– Quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với C là đúng

– Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 24/2010/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức:

Điều 24. Hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với người tập sự

1. Quyết định tuyển dụng bị hủy bỏ trong trường hợp người tập sự khơng hồn thành nhiệm vụ hoặc bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời gian tập sự.

Trong tình huống, anh C bị xử phạt kỷ luật với hình thức cảnh cảo thì sẽ bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng.

Câu 10. Để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá mới, xã Y đã xây dựng hương

ước (đã được Ủy ban nhân dân huyện phê chuẩn), trong đó có nội dung: Gia đình nào

tổ chức việc cưới xin cho con cháu mà có hút thuốc lá, uống rượu thì sẽ bị phạt hành chính 500.000đ, số tiền thu được sẽ bổ sung vào quỹ chung của thôn. Quy định trên của hương ước xã Y đúng hay sai? Tại sao?

– Quy định trên là sai.

– Vì khơng đúng thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 11. Ông A là người nước ngồi, vi phạm hành chính nhiều lần bị cơ quan có

thẩm quyền trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Hỏi đây là biện pháp xử phạt chính hay bổ sung? Tại sao?

– Là hình thức xử phạt chính

– Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật XLVPHC 2012:

2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.

Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.

Theo ngun tắc áp dụng hình thử xử phạt hành chính,hình thức xử phạt bổ sung phải được áp dụng kèm theo với hình thức xử phạt chính mà khơng thể được áp dụng độc lập.

Nên trong trường hợp trên là hình thức xử phạt chính.

Câu 12. Em Nguyễn Văn Th. 14 tuổi 5 tháng đã nhận được quyết định áp dụng hình

thức xử phạt hành chính đưa vào trung tâm giáo dục bắt buộc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện T do trong thời gian trước em Th có hành vi trộm cắp và đánh người gây thương tích theo hồ sơ của Trưởng Cơng an huyện T.

Quyết định của Chủ tịch UBND huyện T có đúng hay không? Tại sao? – Quyết định không đúng

– Không đúng thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện được quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật XLVPHC 2012.

Em Th chưa đủ tuổi áp dụng biện pháp xử phạt hành chính buộc đưa vào trung tâm giáo dục.

Câu 13. Anh Y là cơng chức làm việc tại cơ quan A. có hành vi vi phạm kỷ luật. Thủ

trưởng cơ quan A. đã ra quyết định xử lý kỷ luật bao gồm hai hình thức: kéo dài thời hạn nâng bậc lương thêm một năm và cắt thưởng cuối năm của Y.

Hỏi Quyết định xử lý kỷ luật đó có đúng khơng? Tại sao

– Quyết định xử lý kỷ luật đó khơng đúng vì: (1) Trong các hình thức kỷ luật cán bộ, cơng chức khơng có hình thức cắt thưởng; (2) Dữ liệu đề bài đưa ra không đủ để xác định thời hạn nâng bậc lương được kéo dài bao lâu: Điều 82. Các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật. 1. Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.(Luật cán bộ cơng chức 2008)

Câu 14. Ơng V. là cơng chức làm việc tại Sở T., ngồi giờ làm việc ơng có lấy xe của

cơ quan đi giải quyết việc riêng, trên đường đi do phóng nhanh quá tốc độ quy định nên gây tai nạn. Hỏi Sở T. có phải bồi thường cho người bị nạn hay không? Tại sao?

– Sở T không phải đứng ra bồi thường cho người bị nạn, trách nhiệm bồi thường thuộc về ơng V. Vì đối với trách nhiệm vật chất, cơ quan, tổ chức chỉ bồi thường thiệt hại cho người thiệt hại khi cán bộ, cơng chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho người khác. Trong trường hợp này, ơng V đã vi phạm pháp luật ngồi giờ làm việc của cơ quan nên phải bồi thường thiệt hại.

Câu 15. Chị A. là công chức thuộc Sở xây dựng, bị Giám đốc Sở ra Quyết định kỷ luật

hạ bậc lương. Khi nhận được Quyết định kỷ luật, chị cầm Quyết định lên thẳng Phòng giám đốc để khiếu nại việc này. Giám đốc từ chối giải quyết ngay với lý do là chị làm chưa đúng thủ tục theo Luật Khiếu nại và các văn bản về kỷ luật công chức. Lý do này có đúng khơng? Tại sao?

– Sai. Theo Điều 20 Luật Khiếu nại 2011.

Điều 20. Thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương

1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp;…

Giám đốc phải có trách nhiệm hướng dẫn cho chị A thủ tục để khiếu nại * Quan điểm khác:

– Sai. Theo Điều 49 Luật Khiếu nại 2011.

Điều 49. Hình thức khiếu nại

Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và có chữ ký của người khiếu nại. Đơn khiếu nại lần đầu phải được gửi đến người đã ra quyết định kỷ luật. Đơn khiếu nại lần hai được gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

Câu 16. Ủy ban nhân dân tỉnh N. đã ban hành Quyết định số 237/QD-UB ngày

27/2/1999 quy định về việc sử dụng vật liệu địa phương vào các cơng trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, trong Quyết định này bắt buộc các cơ quan, tổ chức, cá

nhân trong địa bàn tỉnh chỉ được phép sử dụng vật liệu xây dựng do các đơn vị sản

xuất vật liệu cấp tỉnh ở tỉnh N. sản xuất, để xây dựng các cơng trình trên địa bàn tỉnh. Nêu nhận xét của anh/chị về tính hợp pháp của Quyết định này.

– Đây là quyết định bất hợp hiến. Điều 33 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có

quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.”

Mọi người có thể mua ở bất cứ nơi nào

Câu 17. Bà X. khiếu nại UBND xã về Quyết định thu tiền thuế đất của gia đình bà (mà

khơng thu của nhà hành xóm) đối với diện tích đất sử dụng làm ngõ đi chung của gia đình bà và hàng xóm. Chủ tịch UBND xã giữ nguyên quyết định. Bà X. khiếu nại lên Chủ tịch UBND huyện G. nhưng 1 tháng trôi qua vẫn khơng có trả lời. Bà quyết định khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện G. về hành vi không trả lời của Chủ tịch UBND huyện. Hỏi vụ việc trên có thuộc thẩm quyền giải quyết của tịa án nhân dân huyện G. khơng? Tại sao?

– Có. Theo Điều 29 Luật Tố tụng hành chính.

Tồ án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án

cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tồ án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó;…

Câu 18. Nghị định 15 CP năm 2014 có quy định biện pháp phạt bổ sung đối với một

số vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng là : tạm giữ xe đến 15 ngày. Nêu nhận xét của anh/chị về tính hợp pháp của quy định đó trong tương quan với hệ thống văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện hành.

– Đây là một quyết định khơng hợp pháp, bởi vì:

+ Nội dung của Nghị định chưa cụ thể, rõ ràng, chỉ quy định biện pháp phạt bổ sung đối với một số vi phạm mà chưa đặt ra được những QPPL hành chính mới. Chưa quy định rõ chủ thể nào được quyền xử phạt (tạm giữ xe đến hết 15 ngày); chưa ghi rõ căn

cứ pháp lý và thực tế để xử phạt

+ Bên cạnh đó, đã có Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩn vực giao thông và một số văn bản xử lý VPHC khác, do đó, Nghị định này là không cần thiết, vừa không hợp pháp, vừa không hợp lý.

Câu 19. Bà Lê Thị Q là cơng chức địa chính cơng tác tại UBND xã X. Bà Q đã có

hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện công vụ được giao, nên cách đây 6 tháng, đã bị kỷ luật ở hình thức hạ một bậc lương. Nay bà Q lại tái phạm nên đã bị Chủ tịch UBND xã X kỷ luật ở hình thức hạ ngạch. Việc kỷ luật như trên đúng hay sai? Tại sao?

– Sai. Theo khoản 1 Điều 79 Luật cán bộ, cơng chức 2008 thì khơng có hình thức hạ ngạch.

Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với cơng chức

1. Cơng chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong

những hình thức kỷ luật sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Hạ bậc lương;

d) Giáng chức;

đ) Cách chức;

Hơn nữa, Chủ tịch xã khơng có quyền hạ ngạch. Về ngun tắc, ai có quyền nâng ngạch thì người đó mới có quyền hạ ngạch

Câu 20. Thực hiện kế hoạch thanh tra định kỳ, đoàn thanh tra tỉnh H do Chánh thanh

tra tỉnh làm trưởng đoàn đã về thanh tra tại UBND huyện Y. Trong quá trình thanh tra,

Một phần của tài liệu đề cương luật hành chính (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w