Gia tăng điều kiện phát hành chứng khoán nhằm kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thạc sỹ mô hình dự báo thị trường chứng khoán việt nam tiensy (Trang 122 - 124)

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TỪ Q TRÌNH PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO GIÁ CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG

3.3.1. Gia tăng điều kiện phát hành chứng khoán nhằm kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp

huy động vốn của các doanh nghiệp

Trong phần 2.3, luận án đã cho thấy các biến tài chính tác động mạnh đến sự thay đổi giá chứng khốn trên TTCK VN. Ngồi kết quả dự báo giá chứng khoán trên TTCK VN cần xem xét đến các biến tài chính mà cịn cho thấy biến này tác động mạnh đến thị trường. Một mặt, các nhà quản lý thị trường cần gia tăng tính minh bạch của q trình hạch tốn kế tốn và cơng bố thơng tin về hoạt động tài chính kế tốn của doanh nghiệp niêm yết mà cịn chú ý đến sự thay đổi của kết quả hoạt động từ những kết quả của quá trình huy động vốn và phát hành thêm cổ phiếu mới.

Hình 3.2 cho thấy các cách thức mà các doanh nghiệp niêm yết sử dụng để huy động vốn. Phương thức phát hành cổ phiếu bằng cách chi trả cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng đang chiếm một tỷ lệ khá lớn trong năm 2010. Ở phương diện tài chính doanh nghiệp, việc phát hành thêm cổ phiếu để chi trả cổ tức và thưởng cổ phiếu sẽ khơng làm thay đổi giá trị doanh nghiệp nhưng nó làm gia tăng khối lượng cổ phiếu trôi nỗi trên thị trường nên khả năng tổn thương đến giá cổ phiếu là khá cao. Mặt khác, nếu nhìn trên góc độ doanh nghiệp niêm yết huy động vốn trên toàn bộ doanh nghiệp niêm yết thì năm 2009, tỷ lệ này khoảng 70%, năm 2010 là trên 80% từ bảng 3.1. Điều này cho thấy qua các năm, các doanh nghiệp niêm yết liên tục phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Lượng vốn huy động này được thực hiện trên nhiều cách thức khác nhau và chiếm một tỷ lệ áp đảo là phương thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu chiếm đến 56% (hình 3.2). Ở đây, luận án bỏ qua yếu tố năng lực quản trị của các nhà quản lý trong các doanh nghiệp niêm yết mà chỉ đề cập đến mục đích huy động vốn. Nếu vốn huy động được dùng để đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả của q trình đầu tư này cần có một độ lớn về thời gian nhất định mới tạo nên hiệu quả. Thơng thường, nếu huy động vốn để tham gia góp vốn cổ phần, để đầu tư tài chính hay thậm chí để đầu tư vào bất động sản thì quy mơ vốn huy động có thể liên tục qua các năm, đồng thời với giá trị lớn. Cùng trong một thời kỳ, lượng vốn huy động của các doanh nghiệp gia tăng, tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế cao khơng chỉ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà cả lĩnh vực tài chính, bất động sản đã làm cho thị trường tài chính, bất động sản trở nên có nguy cơ bong bóng. Thực tế ngày nay trong thị trường bất động sản là một minh chứng.

Như vậy, việc thực thi giám sát quá trình sử dụng vốn của các doanh nghiệp niêm yết hiện nay chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật (theo quy định công bố thông tin, doanh nghiệp phải cơng bố thơng tin về tình hình sử dụng vốn huy động định kỳ 6 tháng một lần và lần đầu tiên là 6 tháng sau khi đợt phát hành kết thúc), số lượng doanh nghiệp phát hành chiếm một tỷ lệ cao trong khi đó cơng tác thực thi giám sát sử dụng vốn từ đợt phát hành của các cơ quan quản lý thị trường còn chưa nghiêm đã đưa đến dòng vốn đầu tư sai mục đích và dịng vốn huy động liên tục thực hiện qua các năm của các doanh nghiệp niêm yết diễn ra một cách dễ dàng. Điều này để lại hệ lụy khơng chỉ chính từ doanh nghiệp huy động vốn về hiệu quả đầu tư mà điều quan trọng hơn là niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường, đối với các doanh nghiệp niêm yết. Niềm tin vào thị trường sụt giảm sẽ là nguy cơ không thực hiện được chức năng huy động vốn cho nền kinh tế của các doanh nghiệp niêm yết. Chính vì vậy, tính cấp thiết cần có một cách nhìn nhận lại q trình huy động và sử dụng vốn của các tổ chức phát hành.

Hình 3.2: Thống kê tỷ lệ vốn cổ phần huy động thông qua các nguồn trong năm 2010 của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK VN

Nguồn: Thống kê và tính tốn của tác giả

Tuy nhiên, vấn đề kiểm sốt dịng vốn huy động là cần thiết, nhưng chúng ta cần nhìn nhận đến một thực tế là quá trình niêm yết với các điều kiện dễ dàng đã đẩy số lượng doanh nghiệp niêm yết khá lớn. Điều này đã làm cho quy mô vốn của thị trường chưa thể đáp ứng với sự lớn mạnh này. Chính từ hai yếu tố đó, luận án đề xuất việc thiết lập các điều kiện phát hành khắc khe hơn. Trong phần này, luận án chỉ đề cập đến hai yếu tố cho việc thiết lập thêm điều kiện phát hành là:

Một là thời gian lần phát hành này và lần phát hành kế tiếp. Luật chứng khốn sửa đổi năm 2010 có quy định về thời gian các đợt chào bán chứng khoán riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 6 tháng. Trong khi đó, về thời gian phát hành chứng khốn thì khơng có một quy định nào về thời gian. Nếu là chào bán

riêng lẻ thì thời gian 6 tháng là quá ngắn trong khi dịng vốn huy động dù đó là trái phiếu hay cổ phiếu (là những dòng vốn đầu tư dài hạn) thì việc sử dụng vốn này khơng thể mang lại hiệu quả ngay trong ngắn hạn cho chính doanh nghiệp phát hành. Vậy là việc giám sát quá trình sử dụng vốn chưa thể cho cơ quan quản lý nhà nước và thị trường biết được khả năng sử dụng có hiệu quả hay khơng thì ngay lập tức tổ chức phát hành lại tiếp tục huy động vốn tiếp theo. Chính vì vậy, căn cứ những phân tích trên, luận án đề xuất một khoản thời gian tối thiểu là 2 năm cho lần phát hành này và lần phát hành tiếp theo.

Thứ hai là quy mô của đợt phát hành. Dù phát hành dưới hình thức nào, tổ chức phát hành khơng được phát hành vượt quá một tỷ lệ nhất định trên khối lượng cổ phiếu đang lưu hành. Sở dĩ có điều kiện này là nhằm tránh trường hợp pha loãng cổ phiếu đột ngột cho thị trường trước những làn sóng phát hành của các doanh nghiệp. Đồng thời, chính quy định này, các doanh nghiệp

sẽ cân nhắc đến hành vi phát hành dưới hình thức chi trả cổ tức và thưởng cổ phiếu. Như đã phân tích trên, bản chất của q trình phát hành này khơng làm thay đổi giá trị doanh nghiệp mà chỉ làm gia tăng khối lượng cổ phiếu lưu hành. Tuy nhiên, vấn đề chính yếu là lượng vốn huy động sẽ được sử dụng để

đầu tư sản xuất như đã phân tích trên. Trong phạm vi này, luận án đề xuất một mức tỷ lệ từ 25% đến 50%. Thiết nghĩ, giai đoạn đầu nên 50% nhưng sau này cần quy định tỷ lệ thấp hơn bởi một phần quy mô của doanh nghiệp đã gia tăng. Nhưng mặt khác, TTCK về dài hạn quy mô niêm yết càng lớn, số lượng

doanh nghiệp niêm yết càng nhiều, nếu dòng vốn từ tổ chức phát hành càng lớn và nhiều doanh nghiệp cùng phát hành sẽ làm suy giảm dòng tiền trên TTCK, sự tổn thương thị trường là điều không thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Thạc sỹ mô hình dự báo thị trường chứng khoán việt nam tiensy (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)