MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TỪ Q TRÌNH PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO GIÁ CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG
3.3.2. Sớm thayđổi các quy định về tín dụng đầu tư chứng khốn hiện nay của ngân hàng nhà nước
ngân hàng nhà nước
Trong q trình phân tích ở phần 2.1 và 2.2 của luận án, tác động của biến kinh tế là khá lớn đến sự thay đổi của giá chứng khoán trên TTCK VN. Trong số các biến đề cập, biến tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ tác động mạnh đến sự thay đổi giá chứng khốn trong cả mơ hình 1 và 2 của q trình phân loại biến mà mục 2.1 đã trình bày. Quan sát từ những thay đổi trong các văn bản nhà nước về hoạt động tín dụng này đối với TTCK có chỉ thị 03/2007, thông tư 13/2010 của ngân hàng nhà nước, và gần đây là thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về hoạt động cho vay vào lĩnh vực phi sản xuất… Có thể nói, định hướng lại dịng vốn cho nền kinh tế là cần thiết, tuy nhiên, quá trình thực hiện chủ trương này đã làm cho nhà đầu tư tham gia vào TTCK gặp nhiều khó khăn. Để nhìn lại đúng bản chất của tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực
cung cấp cho hoạt động đầu tư chứng khoán chủ yếu đến từ những hợp đồng cầm cố thế chấp trị giá lớn chứ không phải là các nhà đầu tư tham gia kinh doanh thật sự trên TTCK. Vấn đề thứ hai là hoạt động tín dụng đầu tư chứng khốn được thực hiện chủ yếu là những cổ phiếu giao dịch trên thị trường OTC. Đây là hai yếu tố chiếm một tỷ lệ tín dụng chứng khốn rất lớn thời gian qua. Cũng chính hoạt động cho vay đầu tư chứng khốn tập trung vào những nhà đầu tư lớn, những cổ đông lớn trong công ty và những công ty này chưa được niêm yết trên TTCK đã làm gia tăng rủi ro cho khoản tín dụng này. Chính vì vậy, bước đầu để hạn chế tín dụng vào lĩnh vực chứng khốn, ngân hàng nhà nước (NHNN) đã ban hành chỉ thị 03/2007/CTNHNN quy định khống chế dư nợ vốn cho vay kinh doanh chứng khoán ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng của tổ chức tín dụng. Quyết định 03/2008/QĐNHNN đã thay thế nội dung trên bằng quy định về hệ số rủi ro kinh doanh chứng khốn thuộc nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro là 250% và hạn mức cho vay cầm cố chứng khốn khơng được vượt q 20% trên vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Đồng thời, khi ban hành thông tư 13/2010/TTNHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng cũng đã xếp rủi ro cho vay kinh doanh chứng khoán là 250%.
Như vậy, điều này cho thấy rằng, các chính sách của NHNN đã phản ánh thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán trên TTCK VN thời gian qua. Và cũng vì vậy mà các ngân hàng thương mại hạn chế việc cho vay đầu tư chứng khoán trên TTCK. TTCK tiếp tục suy giảm, cùng với đó là tâm lý nhà đầu tư dần rời bỏ thị trường minh chứng qua tính thanh khoản của thị trường giảm mạnh. Khi dòng tiền rời bỏ thị trường chuyển sang những cơ hội đầu tư khác không chỉ bất lợi cho các doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trường mà còn gây áp lực lên các kênh đầu tư khác chẳng hạn như vàng và ngoại tệ cũng như hàng hóa… Ở đây, luận án chưa có những bằng chứng thực nghiệm để khẳng định cho nhận định trên, nhưng xét trên góc độ TTCK thì cần thiết phải phát triển TTCK trở thành kênh huy động vốn dài hạn cho các doanh nghiệp để đầu tư phát triển nhằm chuyển dịch nền kinh tế và tránh sự dịch chuyển dòng vốn từ thị trường này sang thị trường khác. Vậy liệu có một giải pháp nào làm cân bằng giữa quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng nhưng vừa đạt được mục tiêu phát triển bền vững TTCK để giúp các doanh nghiệp huy động vốn đầu tư phát triển?
Dựa trên cơ sở này, luận án đề xuất một hướng đi mới trong nhận thức về rủi ro hoạt động đầu tư chứng khốn để từ đó đạt được mục tiêu đầu tư phát triển. Có thể nói, từ thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư chứng khốn trong nền kinh tế thời gian qua đến từ những cổ đơng có quan hệ thân thiết với các nhà quản trị ngân hàng. Điển hình là trong điều 126 Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội thơng qua và có hiệu
lực ngày 01/01/2011 đã có quy định về những vấn đề mà một tổ chức tín dụng khơng được cho vay hoặc cấp tín dụng:
Tổ chức tín dụng khơng được cho vay để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp.
Tổ chức tín dụng khơng được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc cơng ty con của tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng khơng được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khốn mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm sốt. …
Một vấn đề đang diễn ra trong hoạt động hạn chế cấp tín dụng đề cập ở chương 6 “Các hạn chế đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” của Luật các tổ chức tín dụng chưa đề cập đến là việc cấp tín dụng đối với những cổ đơng lớn, những thành viên ban quản trị và những người có liên quan đến thành viên ban quản trị công ty được đảm bảo bởi tài sản là vốn góp vào cơng ty.
Hoạt động cấp tín dụng cho chính những cổ đơng lớn là những thành viên ban quản trị và những người có liên quan đến thành viên ban quản trị công ty được đảm bảo bởi tài sản là vốn góp vào cơng ty sẽ đưa đến một số hệ lụy nguy hại đến hệ thống ngân hàng:
Các cổ đông lớn nắm giữ một tỷ lệ khá lớn trong công ty, theo luật chứng khốn, một cổ đơng lớn nắm giữ tỷ lệ từ 5% vốn điều lệ của một cơng ty trở lên, khi được cấp tín dụng sẽ dẫn đến việc quản trị rủi ro của hệ thống ngân hàng sẽ rất khó khăn do tính thanh khoản của cổ phiếu công ty này trên thị trường khá thấp. Thực tế trên TTCK VN cho thấy, những lúc thị trường tăng trưởng nóng thì khối lượng giao dịch cổ phiếu đó trên thị trường cũng chưa thể đạt đến 1% tổng khối lượng đang lưu hành của cơng ty đó. Nói cách khác, nếu rủi ro về giá cho hợp đồng vay xảy ra thì phía đi vay là các cổ đơng lớn sẽ tiến hành dừng lỗ cho khoản đầu tư của mình bằng chính hợp đồng vay. Trong khi đó các tổ chức tín dụng khi cấp tín dụng cho những cổ đơng này khó có thể xử lý được rủi ro khi mà thanh khoản cổ phiếu thế chấp này kém trên TTCK. Quá trình xử lý rủi ro tín dụng này sẽ đẩy thanh khoản càng kém đi và giá cổ phiếu suy giảm càng thì khả năng thu hồi tín dụng càng khó hơn.
Nếu cấp tín dụng cho những thành viên ban quản trị và những người có liên quan sẽ làm một nghịch lý vì tính chất bất cân xứng thơng tin. Hơn ai hết chính các nhà quản trị và người có liên quan đến nhà quản trị công ty biết rõ
thông tin về hoạt động công ty hiện tại cũng như triển vọng trong tương lai. Nếu khả năng xấu xảy ra thì rủi ro cho chính tổ chức tín dụng nhưng ngược lại đó là một kết quả tốt thì càng làm gia tăng tình trạng giao dịch nội gián và làm tổn hại đến các nhà đầu tư khác trên thị trường.
Trong hoạt động tín dụng đầu tư chứng khốn thời gian qua cịn tập trung vào những cổ phiếu hiện đang chưa được niêm yết trên thị trường chính thức. Hoạt động của những cơng ty này rất kém minh bạch về thông tin nên rủi ro rất cao nếu khơng muốn nói đến gần như cả nhà đầu tư và chính ngân hàng khó biết tình hình hoạt động kinh doanh và thậm chí là việc giao dịch cổ phiếu này trên thị trường OTC là rất kém thanh khoản. Chính vì vậy, luận án đề xuất hạn chế tín dụng đối với những cổ phiếu này. Như vậy, qua q trình phân tích ở trên, luận án đề xuất hoạt động cấp tín dụng đầu tư chứng khốn:
Chỉ cấp tín dụng hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khốn cho các đối tượng là nhà đầu tư trên thị trường thông qua những cổ phiếu thế chấp là những cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM và không phải là cổ đông nắm giữ tỷ lệ trên 5% vốn điều lệ cơng ty.
Hoạt động cấp tín dụng khơng được thực hiện cho những thành viên ban quản trị và những người có liên quan đến ban quản trị cơng ty khi thế chấp cổ phiếu của chính cơng ty đó để mua cổ phần của cơng ty khác hoặc thế chấp cổ phiếu của công ty khác để mua cổ phiếu của chính cơng ty mà họ đang quản trị.
Ngân hàng nhà nước
Cấp tín dụng
Ngân hàng thương mại
nhà đầu tư
Phong tỏa cổ
Cơng ty chứng khốn phiếu thế chấp Trung tâm lưu ký
Đề nghị cấp Lưu ký tập
tín dụng trung
chứng khốn Đang sở hữu hoặc
Cổ đông là nhà đầu tư chưa sở hữu Công ty niêm yết
Tỷ lệ cho vay tùy thuộc vào khả năng quản trị của từng hệ thống ngân hàng nhưng không vượt quá một mức trần mà NHNN quy định trong từng thời điểm. Mỗi ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng đầu tư kinh doanh chứng khốn đều phải có quy trình quản trị rủi ro hoạt động này và được công khai gửi đến ngân hàng nhà nước để thực hiện chức năng giám sát.
Như vậy, làm được điều này sẽ giúp cho mỗi ngân hàng có thêm một nghiệp vụ đầu tư vốn và giảm thiểu được rủi ro cho hoạt động đầu tư. Nhưng đồng thời giúp cho thị trường và nhà đầu tư có thể tiếp cận được hoạt động tín dụng đầu tư chứng khốn một cách công bằng. Tuy nhiên, một hoạt động cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty chứng khốn trên thị trường thơng qua việc sử dụng tín dụng ngân hàng cấp cho cơng ty chứng khốn sẽ được giảm đi.