NHỮNG RÀO CẢN KỸ THUẬT VIỆT NAM GẶP PHẢI TRONG

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của EU đối với việt nam trong ngành dệt may (Trang 27 - 30)

XUẤT KHẨU DỆT MAY SANG EU

2.3.1. Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm

Tính an tồn với người tiêu dùng

Một sản phẩm khi xuất khẩu vào thị trường EU cần đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khác nhau về các thành phần của sản phẩm. Hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU cũng phải thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu như đối với các sản phẩm dệt may nhập khẩu vào EU khác. Đó là các hệ thống về quản lý chất lượng như ISO 9001:2000; Hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP; quy định REACH,…Sản phẩm dệt may của Việt Nam cần đảm bảo lượng hóa chất trong sản phẩm khơng q mức độ cho phép, đảm bảo an tồn, không gây độc hại cho người sử dụng. Tiêu biểu như thị trường EU cấm nhập khẩu các sản phẩm dệt có chứa thuốc nhuộm azo. Với điều kiện sản xuất còn chưa thực sự hiện đại của Việt Nam hiện nay thì việc đáp ứng tồn bộ những hệ thống tiêu chuẩn, quy định trên không phải là một việc dễ thực hiện.

Tính đồng nhất

Nhà nhập khẩu Châu Âu luôn yêu cầu chất lượng sản phẩm phải đồng nhất 100% về chất lượng và theo đúng mẫu mã sản phẩm mẫu được thể hiện trong hợp đồng thương mại. Những sản phẩm khơng đạt chất lượng đồng nhất có thể dẫn tới hủy bỏ hợp đồng.

Hơn thế nữa, các doanh nghiệp xây dựng được các hệ thống quản lý tốt, nhập khẩu được những máy móc thiết bị hiện đại từ nước ngoài sẽ dễ dàng được nhận đơn đặt hàng hơn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác. Trong khi đó, các doanh nghiệp có quy mơ lớn ở Việt Nam chưa nhiều nên yêu cầu về tính đồng nhất cũng là một thách thức không nhỏ đối với ngành dệt may Việt Nam.

Tính đổi mới thích nghi

Trong các đơn hàng, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu những thay đổi nhỏ trong sản phẩm và yêu cầu đối tác phải thay đổi thích nghi nhanh chóng để cho ra những sản phẩm đồng nhất. Ở Việt Nam hiện nay, ngành dệt may vẫn chủ yếu là dưới hình thức gia cơng, sử dụng người lao động phổ thông nên mức độ nhạy bén chưa cao. Người lao động chưa kịp thích nghi với mẫu mã này đã phải thay đổi sang mẫu mã khác khiến năng suất giảm, ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong hợp đồng thương mại.

Công nghệ phù hợp

Những nhà máy với máy móc cơng nghệ cũ sẽ khơng được ưa thích, do khả năng sản xuất khơng cao, khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, do đó sẽ khó có được những đơn đặt hàng, đặc biệt là những đơn đặt hàng với số

lượng lớn. Tuy nhiên, quy mô chủ yếu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là vừa và nhỏ, khó có đủ nguồn vốn quay vịng để thay đổi cơng nghệ thường xun.

Bao bì - đóng gói

Các sản phẩm nhập khẩu khơng chỉ vào EU mà các nước phát triển khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản đều u cầu phải được “đóng gói tồn bộ”. Bao bì đóng gói phải đủ vững chắc, để giữ cho hàng hố có thể chống đỡ lại những thay đổi. Khi vận chuyển, thời tiết, nhiệt độ thay đổi, hoặc mất mát, sản phẩm cần phải được đảm bảo phịng trừ trước những khả năng có thể xảy ra. Trong một vài trường hợp các loại bao bì bằng PVC khơng được các chính phủ cho phép. Do đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần phải đàm phán trước với khách hàng của mình. Doanh nghiệp cần phải dự đốn trước các chi phí đóng gói riêng trong chi phí bán của mình nếu khách hàng có u cầu.

2.3.2. Tiêu chuẩn về tính đạo đức của sản phẩm

Yêu cầu về tính đạo đức của sản phẩm là một yêu cầu rất quan trọng của nhà nhập khẩu. Những sản phẩm được sản xuất bằng việc bóc lột sức lao động trẻ em hay vi phạm nhân quyền đều bị cấm. Các nhà nhập khẩu EU đánh giá cao những nhà sản xuất có được các chứng nhận về tiêu chuẩn lao động như SA8000, WRAP.

Tuy nhiên đây lại là một lỗi mà ngành xuất khẩu Việt Nam dễ mắc phải. Do khơng có những quy định chặt chẽ cũng như những hình phạt đích đáng, vẫn tồn tại một số doanh nghiệp sử dụng lao động là trẻ em hay môi trường sản xuất chưa đảm bảo đủ tiêu chuẩn. Lỗi chủ yếu mà Việt Nam hay vi phạm là môi trường lao động không đảm bảo an toàn cho người lao động như nhà mái tôn hấp thụ nhiệt vào mùa hè gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người lao động, hay các phân xưởng sản xuất thiếu khu vệ sinh hoặc khu vệ sinh không đảm bảo tiêu chuẩn.

Quy định về bồi thường hủy bỏ hợp đồng trong tiêu chuẩn WARP cũng thường không được thực hiện một cách đầy đủ ở Việt Nam.

2.3.3. Quy định về nhãn mác sản phẩm

Người tiêu dùng Châu Âu yêu cầu cao về độ chính xác của dán nhãn sản phẩm. Những văn bản pháp luật và quy định kiểm soát hoạt động sản xuất và dán nhãn các sản phẩm dệt may gồm có: quy định về nước xuất xứ, đạo luật dệt FTC, đạo luật về nhận dạng các sản phẩm len sợi TFPIA, đạo luật về dán nhãn

các sản phẩm len WPLA, đạo luật về dán nhãn các sản phẩm FPLA, dán nhãn cẩn thận các sản phẩm quần áo dệt và một số loại sản phẩm nhất định.

Có 2 loại nội dung chung đặc trưng trên nhãn của sản phẩm. Đó là các yêu cầu bắt buộc về xuất xứ, tỉ lệ sợi, khả năng dễ cháy; và các yêu cầu khơng bắt buộc như hướng dẫn giặt tẩy, kích cỡ...

Các nhà nhập khẩu thường yêu cầu nhãn hiệu phải được làm bằng vải và đính kèm sản phẩm cho đến khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Và tất cả những nhãn hiệu này phải được viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Những lỗi về dán nhãn sản phẩm hay bị mắc phải bởi các doanh nghiệp xuất khẩu chưa có đủ kinh nghiệm, cịn non trẻ.

Hiện nay, Việt Nam đã có một số biện pháp khắc phụ như thành lập các hiệp hội về dệt may để các doanh nghiệp hỗ trợ nhau về thơng tin thị trường đối tác, trong đó tiêu biểu và Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas). Tuy nhiên, những hiệp hội này vẫn chưa phát huy hết hiệu quả cần có của nó.

CHƯƠNG III

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM SANG EU TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của EU đối với việt nam trong ngành dệt may (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)