Tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng sản xuất

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của EU đối với việt nam trong ngành dệt may (Trang 49)

Để có thể làm chủ nguồn nguyên liệu, chủ động trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam phải chú trọng hơn nữa đến đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị cơng nghệ, thay thế máy móc thiết bị lạc hậu nhằm nâng cao năng lực sản xuất và lượng sản phẩm. Phương án tối ưu cho

các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam sang EU là nhập khẩu máy móc cơng nghệ nguồn từ EU. Các nước EU hiện nay có thế mạnh trong lĩnh vực điện tử, sản xuất máy móc thiết bị, nhập khẩu máy móc cơng nghệ nguồn từ EU đã khơng chỉ giải quyết vấn đề về phương tiện sản xuất hiện đại mà cịn giải quyết phần nào khó khăn do u cầu khắt khe về chất lượng từ phía EU. Trong điều kiện hiện nay thì nhập khẩu máy móc cơng nghệ nguồn từ EU tốt nhất là thông qua việc thu hút các nhà đầu tư EU tham gia vào quy trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam. Thực hiện được điều này, Việt Nam vừa thu hút được nguồn lực từ EU vừa nâng cao và tiêu chuẩn hố chất lượng hàng hố xuất khẩu nói chung và hàng hố Việt Nam sang thị trường EU nói riêng.

Mặt khác, để nâng cao chất lướng sản phẩm, các doanh nghiệp nên tiến hành kiểm tra chặt chẽ chất lượng, nguyên phụ liệu theo đúng các quy định, yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, mẫu mã, kích thước, nhãn mác, đóng gói bao bì... Các hóa chất thực hiện trong q trình sản xuất như thuốc nhuộm, thuốc trợ nhuộm, thuốc thuộc da,…cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các hiệp định quốc tế. Bên cạnh đó, đẩy mạnh áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000, SA 8000 trong quản lý sản xuất để vượt rào cản vào thị trường EU. Những doanh nghiệp có chứng chỉ ISO sẽ thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường EU so với các doanh nghiệp khác.

Doanh nghiệp cũng nên thay đổi thiết bị công nghệ sản xuất, chú trọng đến các công nghiệp sạch. Đồng thời thay đổi tập quán, thói quen sản xuất hoặc nguyên vật liệu để phù hợp hơn với quá trình phát triển, hướng tới phát triển bền vững.

Thực hiện quy trình kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng hàng hoá trước khi xuất khẩu cũng là biện pháp hữu hiệu để đảm bảo chất lượng cũng như các tiêu chuẩn của sản phẩm, khắc phục các thiếu sót của lơ hàng nơi sản xuất, tiết kiệm chi phí và thời gian thơng quan tại cảng, đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh và uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường EU.

4.3.4. Thực hiện tốt tiêu chuẩn SA 8000

Các doanh nghiệp không nên nhận định việc thực hiện tiêu chuẩn SA 8000 là vấn đề làm tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận, không phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ có được nhiều hơn từ việc thực hiện tiêu chuẩn này. Khi người lao động được làm việc trong một môi trường đảm bảo an toàn, được hưởng các quyền lợi lao động một cách đầy đủ, họ sẽ yên tâm làm việc và hăng say lao động hơn. Từ đó, họ sẽ cho ra các sản phẩm chất lượng tốt hơn cũng như năng suất làm việc cao hơn. Vì vậy, doanh nghiệp nên quan tâm cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. Nền tảng để thực hiện tiêu chuẩn này chính là Bộ Luật Lao động. Doanh nghiệp có thể thực hiện

những thay đổi đầu tiên nhưng hiệu quả tức thì như khu ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sạch sẽ; nhu nhà vệ sinh cần được xây dựng thoáng đáng, sạch sẽ; và các khu nghỉ ngơi cho người lao động những giờ nghỉ giải lao để họ có thể phục hồi khả năng lao động của mình.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên chấm dứt tình trạng giao hàng làm việc tại nhà cho các hộ dân cư như trước kia. Đây có thể là mầm mống cho hoạt động sử dụng lao động trẻ em tại các hộ gia đình mà doanh nghiệp khơng quản lý được. Đồng thời điều kiện làm việc tại nhà cũng khó có thể đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật theo quy định như sự thơng thống, sạch sẽ, ánh sáng,… Thời gian làm việc cần được tính tốn hợp lý, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động. Người lao động chỉ nên làm việc 8 tiếng/ngày và làm thêm không quá 4 tiếng/ngày. Chế độ lương thưởng không cần cao quá nhưng cũng phải hợp lý đủ để phục hồi khả năng sản xuất cũng như khích lệ được tinh thần làm việc của người lao động.

4.3.5. Quan tâm, quản lý chặt chẽ vấn đề môi trường trong sản xuất

Doanh nghiệp cần chủ động đẩy mạnh việc quản lý hóa chất tại cơ sở, áp dụng quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000, hạn chế sự cố môi trường, chống suy thối mơi trường cơng nghiệp. Trong q trình sản xuất và quản lý, doanh nghiệp cần thường xun kiểm tra, rà sốt các loại hóa chất có trong thuốc nhuộm, thuốc hồn tất,…đang sử dụng trong q trình sản xuất của mình. Đồng thời kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc, xuất xứ và các thông tin đi kèm với hóa chất từ phía nhà cung cấp.

Thực hiện q trình sản xuất xanh – sạch hơn bằng việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý các loại hóa chất thuốc nhuộm, sử dụng tối đa các loại hóa chất thuốc nhuộm có nguồn gốc sinh học, thân thiện mới mơi trường, áp dụng các cơng nghệ sử dụng ít nước, ít năng lượng, lượng phát thải ra ngồi mơi trường thấp.

KẾT LUẬN

Ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, và sẽ còn tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên mức độ phức tạp của các hàng rào kỹ thuật cũng sẽ tăng lên, đồng thời tinh vi hơn để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Do vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng sản xuất của doanh nghiệp là điều tất yếu quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Việc nắm rõ những rào cản kỹ thuật của thị trường thế giới, và đặc biệt là thị trường EU sẽ giúp Việt Nam chủ động đối phó, có những biện pháp xử lý để có thể vượt qua hàng rào này. Nhưng để có thể thực hiện thì khơng chỉ một mình doanh nghiệp hay chính phủ, mà cần sự chung tay của tất cả thành phần từ doanh nghiệp, các hiệp hội tổ chức Dệt May và chính phủ. Theo đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ, Dệt May được coi là ngành hàng mũi nhọn cần tập trung phát triển. Nếu có được đường lối phát triển đứng đắn và sự hợp sức của tất cả thành phần, chắc chắn trong tương lai không xa, Dệt may Việt Nam sẽ còn tiến xa, tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn nữa cho quốc gia./.

Tài liệu tham khảo Sách tham khảo

1. PGS.TS Tơ Xn Dân ; Giáo trình Chính sách kinh tế đối ngoại, lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế , Nxb Thống kê.

2. Liên minh Châu Âu (1995), Nxb Chính trị quốc gia.

3. Trần Chí Thành (2002) ; Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam; Nxb Lao động xã hội.

4. Xuất khẩu hàng hóa năm 2008 (2010) ; Nxb Tổng cục thống kê.

5. Những rào cản kỹ thuật trong thương mại dệt may - Tập đoàn dệt may Việt Nam, Viện dệt may , Nxb Bách Khoa, Hà Nội.

Luận án – luận văn

1. Nguyễn Đức Anh (2005) ; Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của các doanh nghiệp thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam.

2. Nguyễn Thúy Ngọc (2004) ; Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU trong bối cảnh EU 25.

3. Nguyễn Anh Tuấn; Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU.

4. Nguyễn Thanh Tùng (2009) ; Giải pháp vượt rào cản phi thuế quan trong xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU.

5. Đỗ Thị Hương ; Hoàn thiện hoạt động xúc tiến nhằm thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường EU.

Báo – Tạp chí

1. GS.TS. Đỗ Đức Bình (2011) ; Hội nhập kinh tế quốc tế với phát triển bền vững ở việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; Báo Kinh tế và phát triển số 11, tr52- 55.

2. GS.TS. Đỗ Đức Bình (2009) ; Rào cản mơi trường – “Rào cản xanh của EU và giải pháp vượt rào đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU ; Tạp chí nghiên cứu Châu Âu số 6, tr 27 – 35.

3. PGS.TS. Đinh Công Tuấn (2010) ; Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Liên minh Châu Âu ; Tạp chí nghiên cứu Châu Âu số 11, tr 3-17.

4. PGS.TS. Đinh Công Tuấn (2011) ; Quan hệ kinh tế Việt Nam – EU năm 2010 và triển vọng năm 2011 ; Tạp chí nghiên cứu Châu Âu số 01, tr 3 – 9.

5. Nguyễn An Hà (2010) ; Một số điều chỉnh chính sách sau khủng hoảng của liên minh Châu Âu ; Tạp chí nghiên cứu Châu Âu số 8, tr 12 – 21.

6. Nguyễn Văn Lịch (2011) ; Kinh tế Châu Âu 2010 số 01, tr 43 – 51.

Nguồn từ internet http://europa.eu/ http://www.hiephoidetmay.org.vn / http://www.vietnamtextile.org.vn/ http://www.vietnamtextile.org.vn/vi/co-che-chinh-sach/chuyen-nganh/10848/ giai-phap-thuc-day-tang-truong-det-may-viet-nam/newsdetail.aspx http://www.saga.vn/ http://www.wrapapparel.org/ http://www.mutrap.org.vn/ http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20020320145139 http://www.trongtanco.com/vn/Dich-Vu/Dich-Vu-3/Tieu-Chuan-Quan-Ly/Tieu- Chuan-Wrap/ http://www.vneconomy.com.vn/vie/index.php? param=article&catid=01&id=2018defa486b26

http://www.vneconomy.com.vn/vie/index.php? param=article&catid=10&id=7aa9f45b1a698d

http://irv.moi.gov.vn/socuoithang/nhipsongmoi/2005/11/14047.ttvn

http://www.clst.ac.vn/AP/tapchitrongnuoc/hdkh/2002/so12/08.html

PHỤ LỤC 1

Quy trình sản xuất các sản phẩm Dệt may

Quá trình sản xuất của ngành Dệt may gồm 4 giai đoạn xử lý chính: sản xuất sợi (có nguồn gốc tự nhiên, nhân tạo hay tổng hợp), sản xuất vải, xử lý ướt và sản xuất hàng may mặc. Các sản phẩm may mặc được coi là sản phẩm cuối cùng của công đoạn sản xuất ngành Dệt may. Các sản phẩm khác của ngành Dệt may là sợi dự trữ (sản phẩm cuối cùng bán cho khách hàng) và thảm dệt.

Nguồn: ASC_EuropeAid, HBBS

1.1. Sản xuất sợi

Q trình này biến đổi các xơ thơ thành sợi hoặc chỉ. Đối với loại sợi tư nhiên, xơ thô sau khi qua bước chuẩn bị (xé tơi, pha trộn, chải thô và hoặc chải kỹ) được kéo duỗi và xoắn lại thành thanh sợi, sau đó được cuốn vào ống sợi hoặc ống cơn.

Nguồn: ASC_EuropeAid, HBBS

Trong khi đó, xơ nhân tạo và tổng hợp thường được nhập về dưới dạng xơ cắt ngắn và có thể đưa vào xe sợi ngay, hoặc dạng tơ đơn sử dụng được trực tiếp hay dùng để tạo hình hoặc tạo cấu trúc xơ chéo. Có 3 phương pháp xe sợi nhân tạo và tổng hợp là xe sợi ướt (vật liệu polyme dưới dạng dung dịch cho đi qua dung môi dạng lỏng), xe sợi khơ (vật liệu polyme hịa tan được đẩy qua môi trường dung môi dạng bay hơi) và xe sợi nóng chảy (làm nóng chảy polyme sang dạng lỏng đưa qua máy xe sợi và làm lạnh bằng khơng khí).

1.2. Sản xuất vải

Vải được sản xuất bằng nhiều phương pháp như dệt thoi, dệt kim, cấy lơng nhung và khơng dệt, trong đó, dệt thoi và dệt kim là hai phương pháp phổ biến hơn. Dệt thoi là phương pháp sản xuất vải thơng dụng nhất, trong đó, các sợi theo chiều dài (sợi dọc) được kết lại với các sợi theo chiều rộng (sợi ngang). Trong quá trình dệt kim, vải được tạo nên bởi hàng loạt mắt sợi cài vào nhau và được thực hiện bởi các máy móc phức tạp có tốc độ cao. Cấy lơng nhung là q

trình móc thêm sợi vào vải để tạo ra các loại vải có tuyết lơng. Vải nền có thể là vải mỏng hoặc rất dày, có thể là các loại vải khác nhau như dệt thoi, dệt hoặc mạng.

Vải không dệt xuất hiện tương đối gần đây với lợi thế chi phí thấp và có thể sản xuất nhanh. Để sản xuất, một hỗn hợp các loại xơ khác nhau trong đó một loại xơ đặc biệt đóng vai trị như chất kết dính được phân bố đồng đều trong hỗn hợp này. Hỗn hợp xơ được chuyển thành dạng lớp hoặc mạng dày có chiều rộng tương ứng với khổ vải mong muốn. Lớp xơ được đem ép nóng để một phần xơ kết dính chảy ra, liên kết các loại xơ trong hỗn hợp lại với nhau.

1.3. Xử lý vải (xử lý ướt)

Giai đoạn xử lý vải nhằm làm cải thiện và đa dạng hóa hình thức vải cũng như tăng tính tiện dụng của vải.Các bước của giai đoạn này bao gồm tiền xử lý (rũ hồ, tẩy trắng, làm bóng, vv), nhuộm (để tạo màu sắc cho vải), in (tạo hoa văn cho vải) và hoàn tất (sấy để loại bỏ độ ẩm, văng khổ để có kích thước u cầu, cán láng để tạo bề mặt bóng láng và làm mềm vải để loại bỏ độ cứng do bước cán láng tạo nên).

1.4. May mặc

Đây là giai đoạn cuối cùng của q trình Dệt may, trong đó, vải hồn thiện được may thành quần áo hay các sản phẩm gia dụng và công nghiệp khác như khăn tắm, chăn, vv.

PHỤ LỤC 2

Các mơ hình tổ chức sản xuất kinh doanh chính ngành Dệt may

Có 3 hình thức tổ chức sản xuất chính trong ngành cơng nghiệp Dệt may hiện nay với cấp độ phát triển khác nhau.

Ở cấp độ thấp nhất, hình thức hợp đồng gia cơng, các xưởng may chỉ thực hiện may và ghép nối các nguyên liệu đầu vào nhập khẩu để tái xuất khẩu. Hình thức sản xuất tạo ra giá trị gia tăng rất thấp, thường được các nước phát triển chuyển giao sang thực hiện ở các nước đang phát triển để tận dụng nguồn lao động nhân công dồi dào và giá rẻ.

Ở cấp độ thứ hai, hình thức gia cơng sử dụng thiết bị của bên sản xuất, sản xuất thiết bị gốc (OEM) hay cung cấp dịch vụ trọn gói trong đó bên mua sẽ cung cấp chi tiết thiết kế mẫu mã hàng hóa sẽ được cung cấp ra thị trường với thương hiệu của bên mua, bên cung cấp dịch vụ sẽ sản xuất theo đúng các yêu cầu kỹ thuật của bên mua. Trong hình thức này, cơng ty Dệt may sẽ có rất ít quyền lực trong hệ thống phân phối do hàng hóa cung cấp ra thị trường sử dụng thương hiệu của bên mua.

Ở cấp độ phát triển nhất, sản xuất nhãn hiệu gốc (hay OBM), trong đó, các hãng Dệt may sản xuất các mẫu mã riêng và bán sản phẩm với thương hiệu do hãng sở hữu. Bằng hình thức này, các hãng Dệt may có thể kết hợp sức mạnh thiết kế, sản xuất và thương hiệu hàng hóa cũng như tiếng tăm của hãng để tạo ra giá trị gia tăng cao nhất.

PHỤ LỤC 3

NHỮNG CHẤT ĐƯỢC CHO LÀ CÓ NGUY CƠ RẤT CAO

1. Triethylarsenate (CAS 427-700-2)

 Lý do: chất gây ung thư

 Các lĩnh vực sử dụng:

 Các sản phẩm Plastic/ PVC

 Hàng thủy tinh

 Tấm thủy tinh đánh dấu trên tường

 Thiết bị điện và điện tử

 Vật liệu dệt và mỹ phẩm

 Chất bảo quản gỗ và thuốc bảo vệ thực vật 2. Anthracene (CAS 204-371-1)

 Lý do: chất thuộc nhóm PBT

 Các lĩnh vực sử dụng:

 Sản xuất các sản phẩm pháo hoa được dùng trong sản xuất phim và sản xuất sân khấu dưới dạng thành phần của khói đen.

 Tạp chất trong các loại dầu của chất dẻo hóa hoặc các pigment đen.

 Chất trung gian hoặc anthraquinone, được dùng trong sản xuất thuốc nhuộm hoặc sản xuất bột gỗ.

3. 4-4’-Diaminodiphenylmethane (MDA) (CAS. 202-974-4)

 Lý do: chất độc gây ung thư

 Các lĩnh vực sử dụng:

Chất trung gian để sản xuất các polyme có hiệu năng cao

Chất trung gian để sản xuát sản phẩm poliuretan cuối cùng

Các chất làm cứng cho nhựa epoxy và các chất kết dính 4. Dibutyl phthalate (DBP) (CAS. 201-557-4)

 Lý do: chất độc với quá trình sinh sản

 Chất dẻo hóa cho nhựa và polyme tổng hợp (chủ yếu là PVC)

 Sử dụng trong mực in, chất kết dính, vữa lỏng, sơn nitroxenlulo, lớp tráng cho phim và xơ thủy tinh

5. Coban Dicclorua (CAS. 231-589-4)

 Lý do: chất độc gây ung thư

 Các lĩnh vực sử dụng:

 Chất phụ gia trong sản xuất cao su

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của EU đối với việt nam trong ngành dệt may (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)