ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG RÀO CẢN KỸ

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của EU đối với việt nam trong ngành dệt may (Trang 39 - 44)

EU ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

3.3.1. Những biện pháp vượt rào cản đã thực hiện

Từ phía chính phủ:

 Về mặt chính trị, để tạo hành lang pháp lý thơng thống cho xuất khẩu hàng hóa sang EU, chính phủ Việt Nam đã tích cực, chủ động ký kết một loạt các hiệp định song phương như: Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật (năm 1990), Hiệp định khung về hợp tác Việt Nam-EU(năm 1995), Hiệp định dệt may(năm 1994, 1996, 1997, 2000, 2003),…Đặc biệt, Việt Nam và EU đang tiến hành đàm phán các nội dung tiến tới ký kết hiệp định thương mại song phương (FTA) Việt Nam – EU. Những hiệp định này là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các nhà xuất khẩu khai thác và ngày càng có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU rộng lớn.

 Để đáp ứng những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật của EU, năm 2007 Bộ Công thương đã ra quyết định số 1935/QĐ-BCT thành lập Tổ Kiểm tra cơ động hàng dệt may xuất khẩu. Tổ kiếm tra có sự tham gia của Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), Tiingr cục Hải quan, Vụ Xuất nhập khẩu, Vụ Công nghiệp và Tiêu dùng thực phẩm, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Phòng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam. Tổ Kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra những doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận thương mại, vi phạm các quy định về xuất xứ hàng hóa hay quy định về quản lý xuất nhập khẩu; kiểm tra những doanh nghiệp có lượng xuất khẩu tăng đột biến hoặc đơn giá thấp quá mức, có dấu hiệu bán phá giá,…; kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu dệt may. Khi phát hiện vi phạm, Tổ sẽ báo cáo và kiến nghị các cơ quản hữu quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý.Tổ Kiểm tra cơ động ra đời đã giảm bớt được các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo giám sát, hạn chế các vi phạm của các doanh nghiệp khi xuất khẩu.

 Để hỗ trợ các doanh nghiệp về mặt thơng tin trong q trình xuất khẩu, Bộ Cơng thương đã thành lập Văn phịng Thơng báo và Điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thươg mại đặt tại Vụ Xuất nhập khẩu. Văn phòng này phối hợp cùng với hệ thống TBT trong việc trả lời các văn bản pháp quy kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp có khả năng cản trở thương mại đối với các nước thành viên WTO; các hiệp định hoặc thỏa thuận song phương, đa phương do Chính phủ hoặc Bộ Cơng thương ký theo thẩm quyền liên quan đến văn bản

pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Đặc biệt, văn phòng sẽ tiếp nhận và trả lời câu hỏi của hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu nhiều hàng hóa trong trường hợp có khả năng bị kiện về hàng rào kỹ thuật trong thương mại thuộc phạm vi quản lý của Bộ Cơng thương. Ngồi ra văn phịng cịn tổ chức phổ biếnm cung cấp thông tin cho các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu về các biện pháp phát triển….nhằm vượt qua rào cản kỹ thuật.

Từ phía Hiệp hội dệt may

Từ khi thành lập (1999) đến nay Hiệp hội đã thu hút được hơn 1000 hội viên bao gồm các hội viên chính thức và hội viên liên kết, sinh hoạt theo 12 chi hội tại các vùng miền trong cả nước. Hiệp hội đã đề ra một số chương trình trọng điểm để phát triển ngành dệt may như Chương trình đầu tư sản xuất nguyên liệu (đầu tư sản xuất sơ sợi tổng hợp đủ sức cung ứng nhu cầu dệt, phát triển bông xơ nội địa đáp ứng nhu cầu kéo sợi trong nước); Chương trình đầu tư hạ tầng, xây dựng 3 khu cơng nghiệp dệt nhuộm có hạ tầng cấp nước sạch và xử lý nước thải để thu hút đầu tư, xây dựng 3 trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu dệt may tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng kết hợp việc di dời sản xuất về các vùng phụ cận 3 trung tâm trên; Chương trình đào tạo 500 cán bộ trong nước và 100 cán bộ tại nước ngoài chuyên ngành thiết kế thời trang, công nghiệp tiếp thị dệt may.

Từ phía các doanh nghiệp:

 Các doanh nghiệp ngành dệt may đã chú trọng đáng kể vào khâu nhuộm – hoàn tất, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường bằng việc đầu tư nhiều thiết bị, máy móc hiện đại, như các máy văng sấy Monforts, máy nhuộm liên tục Monforts ở công ty Dệt Việt Thắng; máy in lưới phẳng Buser, máy in lưới quay Stork ở Công ty Dệt – May Thắng Lợi và Dệt 8-3; máy làm bóng trục mới của Cơng ty Dệt Nam Định,…

 Để tránh hàng giả làm ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm trên thị trường, các nhà sản xuất đã tiến hành dán “Tem chống hàng giả” và “Sợi chống hàng giả” vào các sản phẩm dệt may của mình. Khi xảy ra tranh chấp, đây sẽ là căn cứ để xác định sản phẩm thật của doanh nghiệp. Đồng thời đây cũng là một cách hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, gây dựng được lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm Việt Nam.

 Một số doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề trách nhiệm xã hội. Ví dụ, ở cơng ty May 10, hàng năm tiếp đón hàng chục đồn đối tác đến kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội với người lao động. Các

phân xưởng sản xuất được trang bị đầy đủ hệ thống chiếu sang, thiết bị y tế, phòng cháy chữa cháy,…

 Các doanh nghiệp đã tích cực chủ động đào tạo nguồn nhân lực trong cơng ty. Hình thức đào tạo tại chỗ được thực hiện ở nhiều doanh nghiệp, phân xưởng. Hình thức này giúp khai thác triệt để kiến thức, kỹ năng của cán bộ hay chuyên gia trong từng lĩnh vực. Đồng thời, hỗ trợ các đội ngũ trẻ mới vào nghề tránh được những va vấp, có được những kinh nghiệp thực tế trong những lĩnh vực của mình.

 Doanh nghiệp thực hiện cải tiến các thiết bị, công bị để nâng cao năng lực quản lý, quy trình làm việc đảm bảo cho ngày càng khoa học hơn, đồng thời cố gắng giảm thiểu sự lãng phí nhân lực, vật lực trong quá trình sản xuất gây ra. Tiêu biểu như việc sử dụng phần mềm cải tiến năng suất IEES và công cụ CLEAN OFFICE, EDOCMAN của cơng ty May 10.

 Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cịn tư vấn về cơng tác quản lý, chuyển giao công nghệ,…giữa các doanh nghiệp trong ngành để tạo ra một hệ thống. Các doanh nghiệp có trình độ tương đương nhau sẽ có khả năng liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh hoặc cùng nhau đối phó với những khó khăn trên trường quốc tế.

3.3.2. Những điểm chưa đáp ứng được rào cản kỹ thuật của EU

Chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, tính thích nghi của sản phẩm

chưa cao. Do máy móc chưa thực sự hiện đại, cịn sử dụng nhiều nhân cơng có

trình độ phổ thơng nên khó có thể đảm bảo yếu tố đồng nhất của các sản phẩm. Hơn thế nữa, các nhà nhập khẩu có thể thay đổi 1 số chi tiết trên mẫu sản phẩm gốc thì nhân cơng chưa thích nghi ngay được, làm giảm tính linh động của sản phẩm. Những hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU có rất nhiều sản phẩm bị hồn trả do các lỗi về chất lượng không đạt theo đúng yêu cầu của nhà nhập khẩu. Do thị trường EU là một thị trường khó tính, địi hỏi tính chính xác cao nên các sản phẩm có những lỗi như q size, khơng chuẩn kích cỡ quốc tế, chất liệu vải khơng đúng với yêu cầu của nhà nhập khẩu,… đều không được chấp nhận tại thị trường EU. Nhiều nhà xuất khẩu của Việt Nam đã được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 song bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp dệt may chưa đáp ứng được tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000 còn bị vi phạm nhiều. Nhiều

doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn chưa coi trọng và thực hiện đáp ứng tiêu chuẩn này. Nhà máy phân xưởng chưa được quan tâm một cách đầy đủ, do vậy, điều kiện làm việc cho người lao động cịn thiếu sót rất nhiều như khu vệ

sinh không đạt tiêu chuẩn yêu cầu, chế độ bồi thường và phụ cấp độc hại cho người lao động không được thực hiện đầy đủ,…

Những yêu cầu về các yếu tố đầu ra, đầu vào chưa thỏa mãn hết các

quy định về môi trường. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may chưa quan tâm

đúng mức về tiêu chuẩn ISO – 14001 đã dẫn đến những vi phạm trong sản xuất sản phẩm ở Việt Nam trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Quy trình sản xuất này địi hỏi nhiều ngun vật liệu, hóa chất,…nên việc xử lý chất thải sán xuất cũng như nguồn gốc các yếu tố đầu vào đều cần phải quản lý một cách chặt chẽ. Sản phẩm của các doanh nghiệp muốn giảm lượng chi phí sử dụng các yếu tố đầu vào khơng rõ nguồn gốc với chi phí thấp làm giảm chất lượng sản phẩm trên thị trường EU. Cùng với đó, cịn tồn tại một số doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa kiểm sốt được hết quy trình phát thải của doanh nghiệp mình. Nước thải sản xuất dệt may chứa nhiều các loại hóa chất độc hại gây ảnh hưởng xấu tới môi trường như các chất xút, các chất tẩy rửa, phẩm màu, thuốc nhuộm còn dư,…Doanh nghiệp phải tốn một lượng không nhỏ cho việc xử lý môi trường để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của thị trường. Do đó, một số doanh nghiệp không quản lý vấn đề này đúng cách đều không được chấp nhận tại thị trường EU.

3.3.3. Nguyên nhân của tình trạng trên

Thứ nhất là, quy mơ chủ yếu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là

vừa và nhỏ, ít doanh nghiệp có quy mơ lớn, điều kiện cơ sở hạ tầng còn thấp cũng như vốn chưa nhiều dẫn đến việc khó đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường EU. Ví dụ như những tiêu chuẩn về môi trường; tiêu chuẩn về điều kiện làm việc cho người lao động,…

Thứ hai là, máy móc, khoa học cơng nghệ cịn lỗi thời, lạc hậu, chưa có

nhiều điều kiện cải tiến dẫn đến năng suất thấp, gây lãng phí nguồn lực(vốn, nguyên vật liệu, lao động,…).Bên cạnh đó thì khâu sản xuất phụ liệu vẫn chưa được chú trọng, chỉ mới có một vài cơ sở với số lượng nhỏ. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến nhiều sản phẩm dệt may không thỏa mãn hết các yêu cầu kỹ thuật đặt ra của thị trường nhập khẩu.

Thứ ba là, trình độ của người lao động Việt Nam còn chưa cao, chủ yếu

là lao động phổ thơng, khơng có cơ hội tiếp xúc nhiều với khoa học kỹ thuật tiên tiến. Đồng thời kỹ năng quản lý cịn thấp, cơng tác quản lý còn nhiều bất cập, hạn chế. Cho nên, khi cải tiến, nhập khẩu các máy móc thiết bị được cho hiện

đại nhất thế giới về cũng gặp vấn đề trong vận hành dẫn đến năng suất làm ra vẫn chưa đảm bảo, gây lãng phí cả nhân lực và nguồn lực.

Thứ tư là, mối liên kết giữa các tổ chức và doanh nghiệp còn lỏng lẻo,

chưa được khai thác triệt để dẫn đến những sai phạm khơng đáng có do thiếu thơng tin. Ngành dệt may đã có rất nhiều hiệp hội, tổ chức được thành lập nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong và ngồi nước với nhiều quy mơ lớn nhỏ khác nhau. Từ những hiệp hội mang tính địa phương như Hiệp hội dệt may thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh(AGTEK), Hiệp hội dệt may Bình Dương (BDTAS),… hay hiệp hội mang tính quốc gia như Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS). Tuy nhiên sự hỗ trợ giữa các tổ chức với doanh nghiệp còn chưa phát huy hết khả năng vốn có của nó. Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đúng đắn cũng như chưa tranh thủ hết mối quan hệ với các tổ chức này.

Thứ năm là, các phương thức khai thác thị trường còn chưa hợp lý, đảm

bảo hiệu quả. Lúc này, chính phủ phải đóng vai trị là người định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc điều chỉnh sản xuất, lựa chọn ra các phương thức thích hợp hơn để chủ động thâm nhập vào thị trường EU. Trong khi đó, cơng tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp còn chưa hiệu quả, chưa cập nhật kịp thời những quy định, chính sách của thị trường EU.

Thứ sáu là, các ngành cơng nghiệp phụ trợ cịn chưa phát triển. Doanh

nghiệp sản xuất Dệt May Việt Nam vẫn còn bị phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu bên ngoài. Lượng trong nước chỉ đáp ứng được một phần nhỏ, thậm chí có những mục chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu trong nước. Do vậy, sản xuất trong nước sẽ bị ảnh hưởng bởi chất lượng cũng như chịu sự biến động của thị trường thế giới. Đây là một điểm yếu cần khắc phục của dệt may Việt Nam.

Do vậy, để các sản phẩm dệt may của Việt Nam đứng vững trên thị trường EU nói riêng và trên thị trường thế giới nói chung cần phải có những giải pháp thực hiện địi hỏi sự chung tay của cả doanh nghiệp, tổ chức và nhà nước.

CHƯƠNG IV

TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐỂ VƯỢT QUA RÀO CẢN KĨ THUẬT CỦA EU

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của EU đối với việt nam trong ngành dệt may (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)