TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của EU đối với việt nam trong ngành dệt may (Trang 44 - 46)

TRONG NHỮNG NĂM TỚI

Trong năm 2011, mặc dù nền kinh tế thế giới cịn có nhiều khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn đạt giá trị tăng trưởng cao. Có được kết quả khả quan này là do các doanh nghiệp trong nước đã làm tốt công tác dự báo thị trường, tạo dựng tốt mối quan hệ và niềm tin với khách hàng. Nhờ đó, tăng trưởng xuất khẩu dệt may ở các thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu, Nhật vẫn ổn định. Một số thị trường mới được mở rộng như Hàn Quốc, Canada cũng đã góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của lĩnh vực này. Năm 2012 được đánh giá vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn song các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu vẫn nhận được các đơn hàng, khẳng định vị thế xuất khẩu của may mặc Việt Nam trên thị trường. Theo dự đoán, ngành dệt may vẫn tăng trưởng với tỷ lệ khoảng 25% trong năm nay, và dự kiến đạt tổng doanh thu 25 tỷ USD, trong đó lĩnh vực xuất khẩu đạt từ 19 - 19,5 tỷ USD.

Nguyên nhân chủ yếu giúp xuất khẩu sang EU tăng mạnh là do sự giảm giá của đồng USD so với đồng Euro và sự tăng giá của một số mặt hàng. Người tiêu dùng các nước có xu hướng quay lại dùng các sản phẩm hàng hóa có giá cả hợp lý, trong đó, hàng hóa Việt Nam có giá phù hợp với nhu cầu người tiêu

dùng ở mức thu nhập trung bình khá trở lên, đồng thời chất lượng đã được nâng cao. Tuy nhiên, tình hình tài chính kinh tế của các nước châu Âu hiện cịn ảm đạm. Vì vậy, trong thời gian tới, nhiều nước khu vực châu Âu sẽ còn thắt chặt chi tiêu, đồng thời, có những biện pháp bảo hộ thương mại nội khối.

Trong giai đoạn 2011- 2020, ngành Dệt may phấn đấu đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 16%-18% và tăng sản lượng từ 12%-14%, xuất khẩu tăng 15%. Mục tiêu này hồn tồn có thể thực hiện được nếu có một lộ trình đúng đắn và thực hiện nghiêm túc của cả nhà nước và doanh nghiệp dệt may. Tháng 4 năm 2012 vừa qua, Thủ tướng chính phủ đã ký phê duyệt chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2020 theo đó dự kiến doanh thu năm 2015 đạt 22,5 tỷ USD, năm 2020 đạt 31 tỷ USD trong đó xuất khẩu năm 2015 là 18 tỷ USD, năm 2020 là 25 tỷ USD. Tỷ lệ nội địa hóa năm 2015 và 2020 tương ứng là 60% và 70%.

Cơ hội

Năm 2013 được hy vọng sẽ là một năm gặt hái nhiều thành công bởi sự phục hồi của nền kinh tế thế giới. Đây sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy ngành dệt may tiến nhanh hơn nữa về phía trước, vượt các mục tiêu đề ra cho năm 2020. Hiện nay, Chính phủ vẫn đang tích cực đàm phán để sớm ký kết các hiệp định song phương với Liên minh châu Âu, mở rộng thị trường và tạo thêm sức bật mới cho ngành dệt may. Ngành dệt may của Việt Nam đang giữ một vị trí vơ cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế từ nay đến năm 2015.

Các doanh nghiệp dệt may hiện nay đang ngày càng đa dạng hóa và nâng cao đẳng cấp mặt hàng, tích cực thay đổi phương thức sản xuất hàng xuất khẩu; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp may như các hoạt động thiết kế mẫu, mode, cung ứng nguyên phụ liệu, xúc tiến thương mại.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành cịn tổ chức và mở rộng mạng lưới bán lẻ trong cả nước, đổi mới phương thức tiếp thị xuất khẩu, quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm. Tồn ngành đang hướng đến xây dựng hình ảnh của ngành dệt may Việt Nam “chất lượng – trách nhiệm – thân thiện môi trường” trên thị trường quốc tế.

Thách thức

Tuy nhiên để đạt được những mục tiêu trên, ngành dệt may cần phải khắc phục sự mất cân đối trong cấu trúc ngành và bất cập về phương thức sản xuất.

Ngành dệt may nước ta phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Về bông tự nhiên khả năng sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 3.000 tấn, tương đương 0,75%. Nguồn cung về sơ nhân tạo trong nước chỉ đáp ứng được 30%.

Việt Nam mặc dù nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về dệt may với kim ngạch 14,5 tỷ USD (năm 2011), nhưng lại chỉ chiếm khoảng 3% thị trường toàn cầu. Trong 4000 doanh nghiệp dệt may của Việt Nam thì chỉ có một số ít được xem có thương hiệu, như: An Phước, Việt Tiến, Nhà Bè, May 10, Phong Phú, Việt Thắng, May mặc Bình Dương (3-2)...

Bên cạnh đó, các lĩnh vực như trang thiết bị, quản trị, nguồn tài chính, nhân lực... của các DN ngành dệt may trong nước cịn thua kém nên khó cạnh tranh trên thị trường. Ngành may mặc nội cũng chưa huy động được vốn đầu tư lớn cho các dự án dài hơi. Các doanh nghiệp lớn, có nguồn vốn mạnh thì cũng rất thận trọng việc đầu tư các dự án mới.

Do vậy, để phát triển ngành xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU nói riêng và thế giới nói chung cần phải chủ động, tích cực hơn nữa tham gia vào chuỗi cung ứng, tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, đồng thời từng bước nâng cấp từ may gia công (CMT) lên sản xuất thiết khế gốc (ODM) và sản xuất thương hiệu gốc (OBM).

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của EU đối với việt nam trong ngành dệt may (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)