Ngành dệt may là ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Ngành có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm. Các sản phẩm Dệt may của Việt Nam đã thiết lập được vị thế trên các thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản. Tuy nhiên, hình thức sản xuất chủ yếu vẫn là theo hợp đồng gia cơng, trong khi đó nguồn ngun liệu khơng chủ động và phụ thuộc lớn vào nhập khẩu. Điều này đã làm hạn chế cơ hội phát triển của các doanh nghiệp trong ngành.
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam tăng trưởng mạnh trong năm 2008 (gần 18%). Đến năm 2009, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến kim ngạch xuất khẩu Dệt may của Việt Nam giảm nhẹ (gần 0,6%). So với năm 2008, kim ngạch đã giảm xuống còn 9.066 triệu USD.
Năm 2010, giá trị xuất khẩu Dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh trở lại với tốc độ tăng trên 20% (năm 2010). Do các đơn hàng gia công được chuyển dần từ Trung Quốc sang Việt Nam, đồng thời, Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới khai thác (Đài Loan, Hàn Quốc, các nước ASEAN). Riêng năm 2011, kim ngạch tăng hơn 40% so với năm 2010.
Hình 3.1: Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam qua các năm
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam
Hiện nay, hàng Dệt may Việt Nam đang chủ yếu dựa vào lợi thế nhân công giá rẻ. Tuy nhiên theo xu hướng phát triển chung, mức thu nhập của người Việt Nam ngày càng tăng thì lợi thế so sánh này của Việt Nam có thể sẽ khơng cịn. Đặc biệt với xu hướng ngày càng sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến và lao
động có tay nghề cao, Việt Nam sẽ gặp phải nhiều thách thức hơn trong quá trình xuất khẩu sang EU.
Một bất lợi của Việt Nam là Việt Nam chưa thực sự xây dựng được những thương hiệu uy tín. Do đó, giá trị gia tăng của ngành Dệt may hiện nay vẫn cịn thấp. Với các hợp đồng gia cơng đơn thuần, các doanh nghiệp nước ngoài đang mua hàng của Việt Nam với giá rẻ và bán lại với giá cao trên thị trường quốc tế dưới thương hiệu của họ.
Hình 3.2: Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang một số thị trường chính
(Nguồn: vietnamtextile. org.vn)
Hình 3.3: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đi các thị trường 9 tháng năm 2011
3.1.1 Lợi thế của xuất khẩu dệt may Việt Nam
Một là, ngành dệt may Việt Nam hiện đang sở hữu một lực lượng nhân
cơng giá rẻ, được đánh giá là có kỹ năng và tay nghề. Thêm vào đó, mức thu nhập bình qn của lao động Dệt may Việt Nam hiện nay thấp hơn so với Trung Quốc. Điều này góp phần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm Dệt may của Việt Nam.
Hai là, chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp ưu tiên phát triển
ngành Dệt may như ưu đãi đầu tư FDI hay miễn thuế nhập khẩu cho các ngun liệu thơ với mục đích sản xuất các sản phẩm may tái xuất khẩu trong vòng 3-4 tháng.
Ba là, sản phẩm may mặc của Việt Nam đã thiết lập được chỗ đứng trên
thị trường thế giới. Đặc biệt là được các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản chấp nhận.
3.1.2 Nhược điểm của xuất khẩu dệt may Việt Nam
Một là, năng lực sản xuất ngun liệu đầu vào và phụ trợ cịn yếu, khơng
đáp ứng được nhu cầu của ngành may mặc. Do đó, tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm Dệt may của Việt Nam còn rất cao và phụ thuộc lớn vào điều kiện thị trường thế giới về nguyên liệu. Nếu tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm may mặc của Việt Nam chỉ đạt khoảng 30% thì con số này của Trung Quốc đã đạt đến 90%. Đây là yếu tố làm giảm khả năng cạnh tranh tương đối của sản phẩm may mặc Việt Nam với sản phẩm của Trung Quốc.
Hai là, chất lượng nguồn nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam chưa đạt
được chất lượng yêu cầu, đồng thời giá thành lại cao hơn nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Do đó sản phẩm của ngành khơng đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại từ Trung Quốc.
Ba là, quy mô của phần lớn các doanh nghiệp ở mức vừa và nhỏ nên hiệu
quả sản xuất còn bị hạn chế do khả năng đổi mới máy móc chưa cao, gặp nhiều khó khăn trong q trình sử dụng vốn.
Bốn là, năng lực thiết kế của Việt Nam cịn thấp. Do đó, ngành Dệt May
Việt Nam hiện cịn đang thiếu những thương hiệu uy tín để có thể chuyển lên cấp độ sản xuất cao hơn, từ gia công lên thiết kế gốc, sản xuất và bán cho khách hàng với giá trị thặng dư cao hơn.
Nói chung, trong năm nay những bất ổn của kinh tế thế giới sẽ tác động
không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may. Đứng trước những khó khăn, thách thức đó, ngành dệt may Việt Nam phải đặt ra nhiều giải pháp quan trọng. Trong đó phấn đấu giảm dần sự phụ thuộc vào đơn hàng gia công, tập trung nâng cao tỷ lệ làm hàng xuất khẩu theo phương thức FOB, ODM
(tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm cho khách hàng), tăng sử dụng nguồn nguyên - phụ liệu sản xuất trong nước. Đồng thời, nâng cao chất lượng dự báo, đánh giá thị trường, tìm cơ hội và khai thác tại các thị trường tiềm năng.