4.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu
Để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, chính phủ nên giảm lược tối đa các thủ tục xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, trong đó có dệt may. Các thủ tục hành chính được giảm bớt sẽ giúp rút ngắn thời gian nhập/xuất hàng hóa, tạo sự linh động cho các mặt hàng và sự thích nghi nhanh chóng của doanh nghiệp.
4.2.2. Gắn nhập khẩu cơng nghệ nguồn với xuất khẩu
Bên cạnh việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, chính phủ cũng cần thực hiện nhập khẩu các công nghệ nguồn, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước được thuận lợi và phát triển. Hiện nay, các công nghệ Việt Nam nhập khẩu vẫn chủ yếu là các công nghệ trung gian. Do vậy, nước ta cần phải tận dụng tối đa những hiệp ước thương mại kí kết được cũng như mối quan hệ thương mại với các nước thông qua xuất nhập khẩu để nhập khẩu công nghệ nguồn, phục vụ cho sản xuất. Lúc này, chính phủ đóng vai trị người bảo lãnh, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu thiết bị, máy móc từ các nước có trình độ phát triển tiên tiến hơn như Mỹ, EU, Nhật Bản,…
Và để nhận biết công nghệ nguồn, công nghệ trung gian hay công nghệ rác, các doanh nghiệp cũng cần sự giúp đỡ thơng tin từ phía chính phủ và các tổ chức. Khi mối liên hệ này càng trở nên gắn bó khăng khít, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc phát triển khoa học cơng nghệ, đổi mới máy móc sản xuất. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp khắc phục được các lỗi kỹ thuật hay mắc phải do máy móc cơng nghệ lạc hậu, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp sản xuất và đặc biệt là xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU.
4.2.3. Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may
Phần lớn các doanh nghiệp đều cần tới sự hỗ trợ tài chính từ bên ngồi, trong đó có cả các doanh nghiệp dệt may. Nguồn tín dụng này sẽ giúp giải quyết các vấn đề về nhập khẩu thiết bị máy móc, cơng nghệ hiện đại, đồng thời giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình xuất nhập khẩu.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều cần ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu,….và các doanh nghiệp này cũng sẽ mang lại một nguồn thi ngoại tệ cho quốc gia khi giao dịch xuất khẩu thành công. Do vậy, nguồn hỗ trợ ngoại tệ không những giúp các doanh nghiệp có cơ hội phát triển, mở rộng sản xuất mà còn giúp đem lại một nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia.
4.2.4. Hỗ trợ thông tin một cách kịp thời và nhanh chóng
Trong các mối quan hệ thương mại, thơng tin đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Bên cạnh việc chính phủ chủ động ký kết các Hiệp định thương mại song phương, tạo hành lang rộng rãi cho doanh nghiệp và phát triển, chính phủ cịn cần là người cung cấp, hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp. Những sửa đổi về chính sách thương mại của các quốc gia đối tác hay thay đổi, định hướng, xu hướng của các cơng cụ biện pháp trong chính sách thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp. Do vậy, việc cung cấp thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các website mở của chính phủ, của các hiệp hội là rất cần thiết cho doanh nghiệp.
Những tin tức này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp thích nghi được nhanh hơn với những thay đổi không chỉ của riêng thị trường EU, đồng thời chủ động có được những biện pháp ứng phó.
4.2.5. Phát triển các ngành cơng nghiệp phụ trợ
Các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam hiện còn bị phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài. Nhiều nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu,
do vậy dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá cả của thị trường quốc tế, đồng thời không chủ động được trong quá trình sản xuất cũng như xác định giá cả. Do vậy, chính phủ nên tích cực hỗ trợ các ngành công nghiệp phụ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển và mở rộng quy mô, năng suất. Khi có thể chủ động về nguyên phụ liệu đầu vào, doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh để phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật cũng như những biến động nhu cầu của thị trường EU nói riêng và thị trường thế giới nói chung.
Các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp có thể là tín dụng, địa điểm, mặt bằng, thông tin,…. Khi các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển,các ngành công nghiệp cũng sẽ phát triển theo do nâng được khả năng cạnh tranh và chủ động trong sản xuất. Do vậy, đây là một giải pháp then chốt cần thực hiện một cách triệt để và hiệu quả.