3.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG
3.2.1 Kim ngạch xuất khẩu
EU là thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Các thành viên của EU như Đức, Pháp, Anh, Hà Lan,… là các bạn hàng truyền thống từ những năm 1980 nhưng với số lượng không lớn. Từ sau khi Hiệp định dệt may Việt Nam – EU được ký kết thì lượng xuất khẩu tặng đột phá với tốc độ bình quân 13,2%/năm.
Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU trong thời gian qua
Đơn vị: triệu USD Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 KNXK 841 1.243 1.459 1.704 1.644 1.883 2.570 % tăng 27,42 47,8 17,37 16,79 -3,5 17,5 33,6 KNXK dệt may cả nước 4.820 5.800 7.800 9.100 9.070 11.200 14.400 Tỷ trọng (%) 17,45 21,43 18,71 18,73 18,13 16,81 17,84
(Nguồn: Niên giám thống kê)
Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy năm 2006 đánh dấu mốc lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam sang EU đạt trên 1 tỷ USD, với tốc độ tăng là 47,8% so với năm 2005. Đến năm 2007, 2008 tốc độ tăng vẫn cao nhưng có phần bị chững lại. Năm 2009, tốc độ tăng đã giảm 3,5%. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu dệt may nói chung có tăng nhưng do nhu cầu tiêu dùng tại các nước EU đã sụt giảm nghiêm trọng dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nên lượng xuất khẩu sang EU năm 2009 đã giảm 3,5% so với năm 2008. Năm 2010 tuy việc xuất khẩu sang EU gặp nhiều khó khăn nhưng
vẫn đạt mức tăng trưởng khoảng 14% so với năm 2009. Và đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu năm 2011 tiếp tục tăng hơn 30% so với năm 2010.
Hình 3.4: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU qua các năm
Đơn vị: triệu USD
(Nguồn: Trung tâm TTTM)
Riêng năm 2012, tính từ đầu năm đến giữa tháng 3/2012, lượng hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU đã giảm 25% đến 39% so với cùng thời điểm năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tình hình kinh tế giới cịn chưa sáng sủa, các đơn hàng phần lớn giảm bớt lượng đặt hàng mà chú trọng nhiều hơn về kiểu dáng, mẫu mã, số lượng.