Lựa chọn các phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của EU đối với việt nam trong ngành dệt may (Trang 48 - 49)

Mỗi doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường dựa trên cơ sở xác định rõ mặt hàng của doanh nghiệp, điểm mạnh và điểm yếu của phương thức sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp nên thực hiện phối hợp giữa chun mơn hố cao giữa các doanh nghiệp để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Doanh nghiệp cũng nên chủ động tìm kiếm khách hàng. Đặc biệt các doanh nghiệp cần phát triển hệ thống kênh phân phối. Cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại EU rất lớn, các doanh nghiệp cần quan tâm hợp tác với những ông chủ dệt may lớn người Việt ở đây để hợp tác tạo thành hệ thống kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm hữu hiệu. Doanh nghiệp cũng cần tích cực phối hợp với các thương vụ tại các nước thành viên EU để thường xuyên nắm bắt tình hình về nhu cầu và mọi biến động của thị trường. Mặt khác, việc hợp tác với những doanh nghiệp dệt may tại các nước thành viên của EU sẽ giúp hàng hóa dễ dàng thâm nhập vào thị trường này hơn, để từ đó phân phối đến các nước thành viên khác trong Liên minh Châu Âu.

4.3.2. Hoàn thiện khả năng quản lý để tạo nguồn hàng phù hợp với nhu cầu kỹ thuật của thị trường EU.

Đi cùng với sự phát triển của khoa học cơng nghệ, trình độ quản lý cũng cần phải được nâng lên, đây là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của thị trường. Bên cạnh các thiết bị máy móc hiện đại cần có những cán bộ kỹ thuật giỏi, cơng nhân lành nghề. Để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao này, Việt Nam cần tổ chức nhiều hơn nữa các chương trình đào tạo chuyên sâu cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân. Đồng thời nên phối hợp với các nước có trình độ phát triển hơn để gửi các cán bộ có triển vọng đi học tập nhằm phục vụ cho ngành sau này.

Việt Nam đã bước đầu tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo để cùng nhau bàn luận, đưa ra các rào cản và cách thức đáp ứng hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu. Doanh nghiệp nên quan tâm, chú trọng theo dõi những phân tích đánh giá để về áp dụng cho doanh nghiệp mình, đồng thời hồn thiện dần khả năng quản lý của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của EU đối với việt nam trong ngành dệt may (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)