Kịch bản Đơnvị Xấu Cơ sở Tốt
Giá bán điện (cent/kwh) 5.00 6 7.20
Thay đổi vốn đầu tư % 10% 0% -10%
Thay đổi giá mua than % 30% 0% -30%
Thay đổi lạm phát % 2% 0% -1%
Kết quả
NPVdanh nghĩa TĐT TriệuUSD -1261.66 -193.09 1103.70
NPV thực TĐT TriệuUSD -1261.66 -193.09 1103.70
IRR danh nghĩa TĐT % #DIV/0! 9.32% 19.04%
IRR thực TĐT % #DIV/0! 7.38% 16.94%
NPV danh nghĩa CĐT TriệuUSD -993.81 -56.09 1083.91
NPV thực CĐT TriệuUSD -993.81 -56.09 1083.91
IRR danh nghĩa CĐT % #DIV/0! 11.16% 26.78%
IRR thực CĐT % #DIV/0! 9.06% 24.90%
Kết quả cho thấy tình huống tốt nhất NPV TĐT sẽ là 1103,70 triệu USD, khi tình huống xấu nhất xảy ra thì NPV TĐT sẽ là -1261,66 triệu USD, nhìn chung dự án chỉ khả thi khi xảy ra kịch bản tốt và không khả thi trong kịch bản cơ sở và kịch bản xấu.
28 3.3.4 Phân tích mơ phỏng Monte Carlo
Phân tích độ nhạy dựa trên cơ sở biến quan sát thay đổi cịn những yếu tố khác khơng đổi, phân tích kịch bản tính đến các kịch bản xấu nhất, tốt nhất điều này rõ ràng khó xảy ra trong thực tế, nhằm tăng độ tin cậy của việc phân tích rủi ro, đề tài sử dụng phân tích mơ phỏng Monte Carlo (chạy trên phần mềm Crystal Ball) nhằm phân tích tác động lên NPV tổng đầu tư và chủ đầu tư khi nhiều biến rủi ro cùng thay đổi một lúc.
Sử dụng các biến được dùng trong phân tích độ nhạy là giá mua than, chi phí vốn đầu tư, giá bán điện và lạm phát với các giả định cho các biến như sau:
Giá bán điện tuân theo phân phối chuẩn giá trị kỳ vọng là 6 cent/kwh, độ lệch chuẩn là 0,37; Vốn đầu tư tuân theo phân phối tam giác, với giá trị tối thiểu là -10%, tối đa là 10% và yếu vị là 5%; Giá mua than tuân theo phân phối đều với giá trị tối thiểu là -40% và tối đa là 30%, giữa giá bán điện và giá mua than có mối quan hệ tương quan là 0.6. Lạm phát tuân theo phân phối chuẩn với giá trị kỳ vọng là 1,8%, độ lệch chuẩn là 0,5%.
Kết quả mô phỏng NPV tổng đầu tư, chủ đầu tư thể hiện tại Hình 3.5, Hình 3.6 và chi tiết tại Phụ lục 12.
29
Hình 3.6 Kết quả mô phỏng NPV chủ đầu tư
Kết quả mô phỏng cho thấy khi các biến đầu vào cùng thay đổi thì xác suất dự án khả thi theo quan điểm tổng đầu tư là 31,55%, còn theo quan điểm chủ đầu tư là 49,55% chứng tỏ dự án chứa đựng nhiều rủi ro phụ lớn rất lớn vào sự thay đổi của các biến đầu vào.
Phân tích rủi ro cho thấy các chỉ số tài chính rất nhạy cảm với sự thay đổi của biến giá than, giá điện. Đối với sự thay đổi chi phí đầu tư trong biên độ 10% và thay đổi lạm phát USD trong khoảng từ 0,8% đến 3,8% khơng ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án. Phân tích kịch bản cho thấy dự án chỉ khả thi khi xảy ra kịch bản tốt, phân tích mơ phỏng dự án khi các biến rủi ro thay đổi theo xác suất cho thấy dự án chứa đựng nhiều rủi ro.
Tóm lại, Chương 3 đã phân tích kết quả tài chính dự án cho thấy ở mơ hình cơ sở dự án không khả thi trên cả 2 quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư, bên cạnh đó khả năng trả nợ của dự án trong 6 năm đầu không vững chắc. Đồng thời, Chương 3 cũng phân tích rủi ro kết quả cho thấy dự án chứa đựng nhiều rủi ro.
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KINH TẾ
Chương này sẽ phân tích tính khả thi của dự án đứng trên quan điểm của toàn bộ nền kinh tế dựa trên lợi ích/chi phí kinh tế mà dự án tạo ra, từ đó xác định các đối tượng được hưởng lợi hay chịu thiệt hại từ dự án, đề tài sử dụng hệ số chuyển đổi CF để chuyển từ giá tài chính sang giá kinh tế hoặc trực tiếp xác định giá kinh tế.
4.1 Chi phí và lợi ích kinh tế của dự án
4.1.1 Chi phí kinh tế của dự án
Chi phí kinh tế được tính tốn dựa trên chuyển đổi chi phí tài chính (chi phí đầu tư, chi phí hoạt động, vốn lưu động) thơng qua hệ số chuyển đổi CF và loại bỏ lạm phát. Vì theo quan điểm cả nền kinh tế nên thuế sẽ khơng được tính bởi đây là khoản chuyển giao.
4.1.2 Lợi ích kinh tế
Đây là dự án nhằm cung cấp thêm điện cho Việt Nam, do vậy 100% sản lượng điện sẽ được xem đáp ứng nhu cầu tăng thêm của người tiêu dùng điện, dù thực tế vẫn có một bộ phận doanh nghiệp, người dân sẽ sử dụng nguồn điện từ dự án để thay thể cho những nguồn điện giá cao đang sử dụng.
4.2 Các thông số đầu vào phân tích kinh tế
4.2.1 Hệ số chuyển đổi tỷ giá hối đoái kinh tế
Hệ số chuyển đổi tỷ giá hối đoái kinh tế được tính bằng cách sử dụng phương pháp thâm hụt ngoại tệ, giai đoạn tính từ năm 2001 đến 2011 (theo số liệu cập nhật tháng 4/2014 của ADB) kết quả tính tốn cho thấy hệ số chuyển đổi tỷ giá hối đoái kinh tế bằng 1,037 hay phí thưởng ngoại hối là 3,7%. Chi tiết tại Phụ lục 8.
4.2.2 Suất chiết khấu kinh tế thực (EOCC)
Suất chiết khấu kinh tế thực được giả định là 10% theo hướng dẫn của Bộ Công nghiệp tại Quyết định số 2014/QĐ-BCN ngày 13/6/2007, đây cũng là mức chiết khấu thường được sử dụng trong phân tích kinh tế các dự án tại Việt Nam.
4.2.3 Hệ số chuyển đổi giá kinh tế CF
Nhằm chuyển đổi các thơng số đầu vào dịng ngân lưu tài chính sang thơng số kinh tế, cần phải xác định các hệ số chuyển đổi CF. Bảng 4.1 trình bày các hệ số chuyển đổi CF được sử dụng, tính tốn chi tiết được trình bày tại Phụ lục 9.