3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
3.1.1. Yêu cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của Cơ quan điều
quan điều tra phòng vệ thương mại
Thứ nhất, cần có một vị trí pháp lý đủ mạnh và độc lập để tiến hành khởi
xướng, điều tra PVTM. Điều đáng lo ngại nhất là sự chi phối của các mệnh lệnh
hành chính cũng như vị thế chính trị và mối quan hệ ngoại giao lên kết quả điều tra PVTM. Thực tế cho thấy, khả năng các nước lựa chọn áp dụng biện pháp chống trợ cấp, chống bán phá giá và tự vệ thương mại là khác nhau, điều này phần lớn phụ thuộc vào vị thế kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia. Bởi lẽ, các biện pháp PVTM mà WTO cho phép các quốc gia thành viên được sử dụng ln là những biện pháp có sự nhạy cảm cao về chính trị và ngoại giao. Vì biện pháp chống trợ cấp gián tiếp lên án chính phủ nước xuất khẩu đã cung cấp các nguồn trợ cấp cho doanh nghiệp của họ, nếu một quốc gia nào đó tiến hành điều tra, áp dụng biện pháp chống trợ cấp thì ngay lập tức sẽ nhận được sự phản đối từ chính phủ nước xuất khẩu. Tương tự, khi tiến hành điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ thương mại sẽ vấp phải sự phản đối rất gay gắt từ phía các nước có doanh nghiệp nhập khẩu, bởi lẽ trong trường hợp này khơng có bất cứ vi phạm nào từ hàng hóa nhập khẩu, việc áp dụng biện pháp tự vệ thương mại chẳng qua là vì lợi ích riêng của ngành sản xuất nội địa và căn cứ vào chủ quyền của mình mà thôi224. Cảnh báo sự chi phối này, trên thế giới cũng như Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu chứng minh (đã được dẫn chứng ở những phần trên), vì thế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc, nếu khơng có một thiết chế điều tra PVTM độc lập và đủ mạnh về vị trí pháp lý thì các kết quả điều tra rất dễ bị tác động và chi phối bởi các mệnh lệnh từ bên thứ ba. Nếu điều này xẩy ra, không thể dám chắc rằng, các kết luận cuối cùng của thiết chế điều tra là xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Điều này cũng đồng nghĩa rằng, sự thất
224 Theo Vũ Thị Phương Lan (2012), “Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và những
bại của hệ thống chủ thể thực thi pháp luật PVTM trong việc chống lại các hành vi thương mại bất hợp pháp đến từ doanh nghiệp nhập khẩu nước ngồi.
Thứ hai, cần có cơ quan giám sát hoạt động điều tra PVTM. Để điều tra
PVTM, các quốc gia đều thành lập thiết chế trực thuộc bộ máy nhà nước và giao cho các quyền lực đủ lớn để tiến hành thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt, vì được trao vị trí, quyền lực nhà nước, nếu khơng có cơ chế giám sát hoạt động thì rất dễ dẫn đến việc làm dụng quyền hạn để tư lợi riêng hoặc đi ngược lại với những lợi ích cơng cộng, Đồn Trung Kiên cũng đã cảnh báo: “Quyền hạn của cơ quan điều tra là rất lớn, trong khi khơng có cơ quan nào
giám sát hay tư vấn độc lập cho q trình điều tra, có thể sẽ dẫn tới lạm dụng quyền lực”225. Hơn nữa, do là cơ quan trực thuộc hệ thống cơ quan nhà nước, chúng ta không thể chắc rằng, các kết quả điều tra PVTM sẽ khơng có sự chi phối đến từ các mệnh lệnh hành chính nếu khơng có sự giám sát của chủ thể thứ ba, Michael Moore chứng minh: “Những đơn kiện từ những đơn vị bầu cử có sự thiên vị cho
nhóm lợi ích nào đó khi nhóm này địi phải được áp dụng thuế chống bán phá giá đối với doanh nghiệp nhập khẩu nước ngồi”226.
Thứ ba, cần có chế tài xử lý hành vi vi phạm đối với hoạt động điều tra của
thiết chế điều tra PVTM. Khi có đơn đề nghị điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM
đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngồi thì doanh nghiệp rất cần được sự trợ giúp về mặt pháp lý cũng tiếp cận các thơng tin từ q trình điều tra. Tuy nhiên, những thơng tin này được tạo ra và do cơ quan quyền lực nhà nước nắm giữ. Với vị thế là chủ thể đi kiện, doanh nghiệp trở nên “yếu thế” khi muốn tiếp cận các thơng tin liên quan đến q trình điều tra, áp dụng biện pháp PVTM. Dẫn đến nhiều trường hợp, cán bộ điều tra khơng xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp hay người tiêu dùng mà vì sự tác động của nhiều nguyên nhân mà không thực hiện đúng trách nhiệm, cần thiết phải có chế tài xử lý.