Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi trách nhiệm phối hợp điều tra, áp dụng

Một phần của tài liệu Chủ thể thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. (Trang 164 - 166)

3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

3.2.3. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể phối hợp điều

3.2.3.3. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi trách nhiệm phối hợp điều tra, áp dụng

tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại của các bộ và cơ quan ngang bộ

Thứ nhất, hoàn thiện quy định về trách nhiệm phối hợp điều tra, áp dụng biện

pháp PVTM.

Một là, quy định rõ nội dung công việc phải phối hợp. Như đã phân tích, để

ràng buộc cũng như phát huy hiệu quả trách nhiệm trong phối hợp thực thi pháp luật PVTM của của các bộ và cơ quan ngang bộ, nhất thiết phải quy định rõ các nội dung phải phối hợp trong quá trình xử lý vụ việc PVTM theo hướng sau:

(i) Xây dựng điều luật để quy định rõ trách nhiệm của các bộ và cơ quan ngang bộ trong phối hợp xử lý vụ việc PVTM đối với doanh nghiệp nhập khẩu trên thị trường Việt Nam;

(ii) Trong điều khoản này cần làm rõ nội dung công việc phối hợp giữa các bộ và cơ quan ngang bộ với Cơ quan điều tra PVTM.

Hai là, cần quy định rõ trách nhiệm và nội dung phối hợp, hỗ trợ của của các bộ và cơ quan ngang bộ cho hoạt động của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong quá trình theo kiện vụ việc PVTM. Để đảm bảo quyền yêu cầu của doanh

nghiệp đối với hoạt động điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM, biện pháp chống lẩn tránh PVTM được thực thi hiệu quả. Đồng thời, tạo điều kiện và hỗ trợ cho doanh nghiệp về vấn đề pháp lý cũng như các thủ tục và số liệu để theo kiện PVTM thì các nhà làm luật cần:

(i) Sửa đổi Luật Quản lý ngoại thương để bổ sung điều luật về trách nhiệm phối hợp của các bộ và cơ quan ngang bộ cho doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề trong quá trình xử lý vụ việc PVTM;

(ii) Điều luật cần làm rõ nội dung các công việc mà các bộ và cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong quá trình theo kiện vụ việc PVTM.

Ba là, ban hành quy trình phối hợp thực thi giữa các bộ với doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề. Để các điều luật đi vào thực tiễn cũng như để thực thi hiệu

quả trách nhiệm phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ với doanh nghiệp, trong thời gian tới trên cơ sở các quy định của Luật Quản lý ngoại thương cũng như Nghị định 10/2018/NĐ-CP, các bộ và cơ quan ngang bộ cần xây dưng và ban hành quy trình phối hợp theo hướng sau:

(i) Xác định cơ quan chủ trì phối hợp các bộ ban ngành để xây dựng quy trình phối hợp để thực thi các biện pháp PVTM;

(ii) Xác định thời gian, cách thức, nội dung các công việc cần phối hợp thực hiện giữa Bộ công thương với các bộ ban ngành khác trong quá trình xử lý các vụ kiện PVTM;

(iii) Xác định trình tự, thủ tục và các nội dung phối hợp giữa các bộ và cơ quan ngang bộ với doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong trong quá trình xử lý các vụ kiện PVTM.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả thực thi trách nhiệm phối hợp điều tra, áp dụng

biện pháp PVTM.

Một là, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành có liên quan nhằm thực hiện hiệu quả việc phối hợp và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong việc sử dụng các biện pháp PVTM. Để nâng cao hiệu quả phối hợp, hỗ trợ với doanh

nghiệp trong xử lý các biện pháp PVTM, thời gian tới giữa các bộ liên quan cần sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và kịp thời. Đặc biệt cần đẩy mạnh công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Hai là, nghiên cứu xây dựng quy chế phối hợp mẫu về việc thực hiện công tác

hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giữa các bộ, ngành có liên quan trong cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp kiện PVTM.

Ba là, các bộ cần bố trí đầu mối để phụ trách cơng tác phối hợp thực thi các biện pháp PVTM. Xét đến tầm quan trọng của các biện pháp PVTM trong thời gian

tới, để có thể gia tăng hiệu quả trong cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cần xây dựng một bộ phận chuyên về các vấn đề PVTM. Bộ phận này được xây dựng từ việc tập hợp cán bộ đại diện cho các bộ ngành liên quan. Mỗi đại diện sẽ là đầu mối để cung cấp các thông tin cần thiết trong các vụ khởi kiện cũng như đối phó với các vụ kiện PVTM tại nước ngồi. Bộ phận này đóng vai trị hỗ trợ hiệu quả từ việc cảnh báo đến cả quá trình khởi kiện cũng như kháng kiện PVTM của Việt Nam. Đồng

thời, để tăng hiệu quả công việc phối hợp, tiết kiệm thời gian, tạo sự thống nhất, nhịp nhàng trong quá trình phối hợp, các bộ liên quan cần tổ chức các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực ứng dụng khoa học công nghệ cho bộ phận đầu phụ trách; hơn nữa cần trang bị và kết nối cơ sở hạ tầng, khoa học cơng nghệ để đảm bảo tính đồng bộ, liên thơng, xun suốt giữa các bộ phận trong thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Chủ thể thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. (Trang 164 - 166)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(182 trang)
w