Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể giám sát hoạt

Một phần của tài liệu Chủ thể thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. (Trang 167 - 182)

3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

3.2.5. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể giám sát hoạt

sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại

Vấn đề đã đề cập, điều tra tiến tới áp dụng biện pháp PVTM, biện pháp chống lẩn tránh PVTM không đơn thuần là áp dụng chế tài kinh tế để trừng phạt đối với hành vi vi phạm, lúc này vai trò răn đe của các biện pháp này đã vượt qua giới hạn của một biện pháp kinh tế đơn thuần khi tác động tới mối tương quan về vị thế kinh tế, chính trị, đối ngoại giữa các quốc gia với nhau. Để tránh tình trạng lạm quyền, có những tác động làm sai lệch kết quả điều tra vụ kiện PVTM, kinh nghiệm của Nhật Bản hay Hoa Kỳ đều tổ chức cơ quan điều tra có vị thế pháp lý đủ mạnh, độc lập với cơ quan nhà nước thứ ba247, hay Philippines đã bố trí cơ quan giám sát độc lập là Ủy ban Giám sát của Quốc Hội để giám sát việc thực hiện Đạo luật Tự vệ thương mại. Xuất phát từ thực tiễn PVTM, kinh nghiệm của một số quốc gia, để đảm bảo các quy định về PVTM của Việt Nam được thực thi hiệu quả, cần thiết phải quy định giám sát đối với hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật PVTM trong thời gian tới, cụ thể248:

(i) Xây dựng điều luật quy định về cơ quan có thẩm quyền giám sát đối với hoạt động của Cơ quan điều tra PVTM. Căn cứ vào Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Giám sát của Quốc Hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, căn cứ chức năng quyền hạn của cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước, đề xuất thẩm quyền giám sát hoạt động của Cơ quan điều tra PVTM cần được giao cho cơ quan thuộc Quốc Hội.

(ii) Trên cơ sở quy định thẩm quyền giám sát, cần hướng dẫn làm rõ nội dung hoạt động điều tra phải được giám sát; làm rõ trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động giám sát; cách thức xử lý vi phạm trong quá trình giám sát, v.v.

Hơn nữa, để tạo cơ chế ràng buộc và nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức được phân công phụ trách điều tra PVTM, tránh sự tác động bởi các quan hệ về chính trị, ngoại giao và kinh tế. Đặc biệt, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho 247 Nội dung này, đã được phân tích cụ thể tại: Mai xuân Hợi (2021), “Một số mơ hình cơ quan điều tra

phịng vệ thương mại trên thế giới – Kinh nghiêm cho Việt Nam”. Tạp chí Pháp luật và Phát triển, số tháng

5+6 năm 2021.

248 Nội dung này xem tại: Mai Xuân Hợi (2022), “Hoàn thiện quy định về giám sát hoạt động điều tra phòng

doanh nghiệp trong mối quan hệ bất cân xứng với Cơ quan điều tra PVTM, pháp luật với vai trị của mình cần xây dựng cụ thể một các quy định riêng về xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý ngoại thương. Trong đó, quy định thống nhất các hành vi cũng như khung xử lý các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức nhà nước cũng như doanh nghiệp, cụ thể249:

(i) Xây dựng điều luật quy định về hình thức xử lý vi phạm đối với cán bộ, cơng chức trong điều tra, giải quyết vụ kiện PVTM.

(ii) Nội dung tiếp theo, điều luật cần làm rõ các hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động điều tra, giải quyết vụ kiện PVTM. Làm rõ mức độ vi phạm của từng hành vi để có các hình thức xử lý và các khung xử phạt cụ thể, đồng thời cũng cần làm rõ thẩm quyền, nguyên tắc xử lý và các hình thức xử lý cụ thể đối với hành vi vi phạm trong hoạt động điều tra, xử lý vụ kiện PVTM.

249 Nội dung trinh bày sau đây, tác giả đã có dịp bàn tại tại, Mai Xuân Hợi (2020)“Xử lý hành vi vi phạm quyền tiếp cận thông tin trong hoạt động điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo pháp luật Việt Nam”. Tạp chí Nghề Luật của Học viện Tư pháp số ra tháng 1.

Kết luận chương 3

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, với chính sách hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, việc luôn phải thực thi các quy định PVTM để bảo hộ cho ngành sản xuất trong nước dựa trên những nguyên tắc cơ bản của WTO để chống lại các hành vi nhập khẩu khơng cơng bằng của doanh nghiệp nước ngồi là cần thiết. Tuy vậy, từ thực tiễn nghiên cứu cho thấy, pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật PVTM Việt Nam đang bộc lộ những bất cập, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả bảo vệ doanh nghiệp cũng như ngành sản xuất nội địa trước các chính sách khơng cơng bằng về giá hoặc trợ cấp bất hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, để góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật PVTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nội dung này đã đề xuất được các giải pháp dựa trên những luận cứ khoa học được xây dựng một cách có hệ thống từ những vấn đề lý luận cho đến đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi được phân tích một cách đầy đủ, khoa học, xuyên suốt, cụ thể:

(i) Dựa trên cơ sở lý luận cũng như kết quả đánh giá thực trạng pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật PVTM, cơng trình đã đề xuất các giải pháp hồn thiện pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật PVTM đáp ứng điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể: Giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý của Cơ quan điều tra PVTM; giải pháp hoàn thiện quy định về chủ thể yêu cầu điều tra PVTM; giải pháp hoàn thiện quy định về trách nhiệm phối hợp thực thi pháp luật PVTM của cơ quan nhà nước liên quan; giải pháp hoàn thiện quy định về chủ thể ra quyết định áp dụng, rà soát việc áp dụng pháp luật PVTM; giải pháp hoàn thiện quy định về trách nhiệm giám sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật PVTM.

(ii) Từ kết quả đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật PVTM, cơng trình đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật PVTM của Cơ quan điều tra PVTM; chủ thể yêu cầu điều tra PVTM; chủ thể phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật PVTM; chủ thể ra quyết định áp dụng, rà soát việc áp dụng pháp luật PVTM; chủ thể giám sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật PVTM.

(iii) Các giải pháp đề xuất trên đây được xây dựng dựa trên hệ thống cơ sở lý luận khoa học được phân tích, đánh giá dựa trên các học thuyết, quan điểm khoa học, số liệu thu thập từ thực tiễn góp phần hồn thiện cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về PVTM của các chủ thể đáp ứng chủ trương đường lối hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.

KẾT LUẬN CHUNG

Từ những năm đầu của thập kỷ 1990, trong xu thế tồn cầu hóa, hội nhập và mở cửa với việc tham gia WTO, ký kết các FTA song và đa phương, đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các nước. Cùng với đó, khơng ít những thách thức đặt ra với nhiều hành vi thương mại không công bằng của nhiều doanh nghiệp nhập khẩu, gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa và người tiêu dùng. Bối cảnh đó, đã thu hút nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu và kết quả cho ra đời những học thuyết và cơng trình khoa học lý giải cho sự ra đời của pháp luật PVTM, và hệ thống chủ thể để thực thi pháp luật PVTM nhằm chống lại những hành vi thương mại khơng cơng bằng đến từ hàng hóa nhập khẩu để bảo vệ hợp pháp cho doanh nghiệp và nền sản xuất nội địa.

Sự ra đời của pháp luật PVTM nói chung và pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật PVTM nói riêng được xây dựng xuất phát từ cơ sở của các học thuyết về quyền con người, quyền tự do kinh doanh cũng như các nguyên tắc chung của WTO với mục tiêu bảo vệ hợp pháp cho doanh nghiệp và nền sản xuất nội địa trước những hành vi thương mại khơng cơng bằng đến từ hàng hóa nhập khẩu.

Thực hiện mục tiêu nói trên, xuất phát và để đáp ứng được bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng hiện nay, buộc các quốc gia phải thiết kế hệ thống chủ thể thực thi pháp luật PVTM để chống lại các hành vi thương mại không công bằng đến từ tổ chức, cá nhân nhập khẩu. Tùy vào điều kiện cũng như vị trí của mỗi quốc gia mà có những điểm khác nhau trong việc tổ chức bộ máy thực thi pháp luật PVTM, nhưng tổng hợp chung nghiên cứu nhận thấy, quan niệm về chủ thể thực thi pháp luật PVTM phải được nhìn nhận, xem xét một cách tồn diện tồn diện trên những khía cạnh từ thiết chế khởi xướng, điều tra cho đến tổ chức, cá nhân được quyền yêu cầu điều tra cũng như các chủ thể hỗ trợ, phối hợp và những chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan đến q trình điều tra, rà sốt áp dụng pháp luật PVTM.

Phân tích thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, pháp luật về chủ thể thực thi PVTM đang bộc lộ những bất cập, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả bảo vệ doanh nghiệp cũng như ngành sản xuất nội địa trước các hành vi thương mại không công bằng đến từ doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài. Đặc biệt về địa vị pháp lý của Cơ quan điều tra PVTM; quyền của chủ thể yêu cầu điều tra, áp dụng PVTM; trách nhiệm phối hợp thực thi pháp luật PVTM của hệ thống các cơ quan nhà nước liên quan;

thẩm quyền ra quyết định, rà soát áp dụng pháp luật PVTM; thiếu các quy định về trách nhiệm giám sát, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật PVTM.

Từ hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học được phân tích, đánh giá dựa trên các học thuyết, quan điểm khoa học, số liệu khoa học thu thập từ thực tiễn, Luận án đã đề xuất được các giải pháp hoàn thiện cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của Cơ quan điều tra PVTM, chủ thể yêu cầu điều tra PVTM; hệ thống cơ quan nhà nước trong phối hợp thực thi PVTM; chủ thể ra quyết định áp dụng, rà soát và giám sát việc điều tra, áp dụng pháp luật PVTM để đáp ứng yêu cầu và chủ trương đường lối hội nhập kinh tế quốc tế tồn diện, sâu rộng, có hiệu quả của Việt Nam hiện tại và tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt

[1] AgroInfor (2007), “Cơ chế thực thi chính sách thương mại Hoa Kỳ”.

http://agro.gov.vn/vn/tID4049_Co-che-thuc-thi-chinh-sach-thuong-mai-tai-Hoa- Ky.html. Truy cập ngày 19/3/2020.

[2]Báo Điện tử của Đảng Công sản Việt Nam (2010), “Chính sách tự do hóa thương mại Nhật Bản”. http://dangcongsan.vn/kinh-te/chinh-sach-tu-do-hoa-

thuong-mai-nhat-ban-37117.html. Truy cập ngày 20/3/2020.

[3]Lưu Kỳ Bảo (2015), “Thúc đẩy toàn diện quản lý đất nước theo pháp luật

nỗ lực xây dựng Trung Quốc pháp trị” (Báo cáo là đề dẫn tại Hội thảo Lý luận lần thứ X giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc).

[4]Bộ Công thương, “Quyết định 3752/2018/QĐ-BCT quy định về chức năng,

nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Cục Phịng vệ Thương mại”.

[5]Bộ Cơng thương, “Thơng tư số 06/2018/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Công

thương ban hành ngày 20/4/2018 quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp Phịng vệ Thương mại”.

[6]Bộ Cơng thương, “Thơng tư số 19/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019 quy định

về áp dụng các biện pháp Tự vệ Đặc biệt để thực thi Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương”.

[7] Bộ Công thương, “Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29/11/2019 của Bộ

Công thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp Phịng vệ Thương mại”.

[8]Bộ Cơng thương, “Quyết định số số 1347/QĐ-BCT ngày 19/5/2020 của

Bộ Công thương triển khai một số hoạt động của Bộ Công thương nhằm nâng cao năng lực Phòng vệ Thương mại cho các ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định Thương mại Tự do thế hệ mới”.

[9]Bộ Cơng Thương (2017), “Báo cáo về mơ hình cạnh tranh trên thế giới – kinh

nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”. https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/wp-

content/uploads/2018/05/Mo_hinh_cq_canh_tranh_tren_the_gioi.pdf. Truy cập ngày

5/5/2020.

[10] Bộ Công thương (2019), “Vấn đề PVTM và những câu hỏi thường gặp”.

https://congthuong.vn/van-de-phong-ve-thuong-mai-trong-evfta-va-nhung-cau-hoi- thuong-gap-123719.html. Truy cập ngày 5/2/2021.

[11]Bộ Cơng thương (2020), “Tác động tích cực của các biện pháp Phịng vệ

Thương mại, thao gỡ khó khăn và bảo vệ sản xuất trong nước”.

https://www.moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/tac-%C4%91ong-tich-cuc-cua-bien- phap-phong-ve-thuong-mai-thao-go-kho-khan-va-bao-ve-san-xuat-trong-nuoc- 19342-22.html. Truy cập ngày 16/5/2021.

[12] Bộ Công thương (2021), “Hiệp hội ngành nghề, vai trị và lợi ích”.

http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/hiep-hoi-nganh-nghe-vai-tro-va-loi-ich- 16410.htm. Truy cập ngày 3/4/2021.

[13] Bộ Cơng thương (2021), “Tổng quan tình hình Phịng vệ Thương mại

Việt Nam năm 2020”. https://chongbanphagia.vn/tong-quan-tinh-hinh-phong-ve-

thuong-mai-viet-nam-nam-2020-n22893.html. Truy cập ngày 6/7/2022.

[14] Bộ Công thương (2021), “Thực trạng ngành mía đường sau khi áp thuế

PVTM”. https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-trong-nuoc/thuc-trang-nganh-mia-

duong-viet-nam-sau-khi-ap-dung-bien-phap-phong-ve-thuong-mai.html. Truy cập

ngày 10/7/2022.

[15]Cổng thơng tin điện tử của Quốc hội nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “Chưa đồng tình với giải pháp của Bộ Cơng thương về tình trạng Trung

Quốc ngừng nhập khẩu một số nông sản Việt Nam”.

https://quochoi.vn/hoatdongdbqh/Pages/tin-hoat-dong-daibieu.aspx?ItemID=44070.

Truy cập ngày 27/5/2021.

[16]Chính phủ Việt Nam, “Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của

Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại”.

[17] Cục Phòng vệ Thương mại (2019), “Phát huy vai trò của các biện pháp

Phòng vệ Thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”.

https://www.moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/phat-huy-vai-tro-cua-cac-bien-phap- phong-ve-thuong-mai-trong-qua-trinh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-16950-16.html.

Truy cập ngày 23/3/2021.

[18]Cục Phòng vệ Thương mại (2020), “Quy định điều tra thiệt hại của Hoa Kỳ trong các vụ việc chống bán phá giá”. http://www.trav.gov.vn/default.aspx?

page=news&do=detail&id=b8a77492-fdfd- 4d30-835f-e02ae1b8a42e. Truy cập

[19]Cục Phòng vệ Thương mại (2020), “Quy định điều tra thiệt hại của Hoa Kỳ trong các vụ việc chống bán phá giá”. http://www.trav.gov.vn/default.aspx?

page=news&do=detail&id=b8a77492-fdfd- 4d30-835f-e02ae1b8a42e. Truy cập

3/3/2021.

[20]Cục Phòng vệ thương mại (2020), “Hội thảo: Biện pháp pháp Phòng

vệ Thương mại: Tác động và xu hướng sau EVFTA”.

http://www.trav.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=998a81ad-47e2- 4683-9452-239bd5349a59. Truy cập ngày 7/3/2021.

[21] Cục Phòng vệ Thương mại (2020), “Vấn đề PVTM và những câu hỏi

thường gặp”. https://congthuong.vn/van-de-phong-ve-thuong-mai-trong-evfta-va-

nhung-cau-hoi-thuong-gap-123719.html. Truy cập ngày 11/6/2020.

[22]Cục Phòng vệ thương mại (2020), “Quy định điều tra thiệt hại của Hoa

Kỳ trong các vụ việc chống bán phá giá”. http://www.trav.gov.vn/default.aspx?

page=news&do=detail&id=b8a77492-fdfd- 4d30-835f-e02ae1b8a42e, truy cập

ngày 3/4/2021. Truy cập ngày 11/6/2021.

[23] Cục Quản lý Cạnh tranh (2012), “Báo cáo rà soát các quy định của Luật

Cạnh tranh Việt Nam”.

[24] Bùi Ngọc Cường (2004), “Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong

pháp luật Kinh tế hiện hành ở Việt Nam”. Nxb. Chính trị Quốc gia.

[25]Nguyễn Văn Cường và Dương Thu Hương, “Cơ chế tổ chức thi hành pháp

luật của Hoa Kỳ và giá trị tham khảo cho Việt Nam”.

tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi- hanh-phap-luat.aspx?ItemID=387. Truy cập 3/3/2019.

[26]Doanh nghiệp và Tự do hóa Thương mại (2020), “Tổng hợp diễn tiến các vụ

điều tra áp dụng biện pháp Phòng vệ Thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) liên quan tới hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu Chủ thể thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. (Trang 167 - 182)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(182 trang)
w