Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 36 - 39)

2. Đánh giá các công trình liên quan tới đề tài và định hướng nghiên

2.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu

Tiếp cận những cơng trình khoa học nêu trên có thể nhận thấy rằng: dù nghiên cứu ở phương diện, phương pháp và với mục đích khác nhau thì các cơng trình của các tác giả đều đưa ra nhận diện về mơ hình cơng ty nói chung trong đó có vấn đề về cơng ty luật hợp danh nói riêng.

Đây là những tài liệu có giá trị, phục vụ cho việc tiếp tục nghiên cứu của tác giả trong đề tài. Tuy nhiên, các cơng trình khoa học này chủ yếu tiếp cận về theo phương diện rộng mà chưa nghiên cứu, đánh giá về cụ thể về công ty luật, công ty luật hợp danh, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế một cách toàn diện, đầy đủ ở mức độ chuyên sâu trên phương diện lý luận và thực tiễn.

Từ việc tiếp cận các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về cơng ty luật, cho thấy các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài tập trung ở những nội dung cơ bản sau:

(i) Thứ nhất, về lý luận.

33 Nguyễn Minh Đức (2021), Pháp luật về hành nghề của Luật sư nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 12/2021

Các cơng trình, bài viết nghiên cứu nêu trên đã làm rõ được một số khái niệm cần thiết như: khái niệm về luật sư, nghề luật sư, hành nghề luật sư, các đặc điểm và vai trò của luật sư, tổ chức luật sư với nhiều góc độ pháp lý khác nhau theo thông lệ quốc tế, đã xác định tính đa dạng và phong phú của hoạt động hành nghề luật sư. Đây là nội dung cực kỳ quan trọng để trên cơ sở đó, Luận án giải quyết các vấn đề tiếp theo liên quan tới tổ chức hành nghề luật sư theo mơ hình cơng ty hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

(ii) Thứ hai, về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành.

Dù có những khác biệt về kinh tế, chính trị, quan điểm pháp lý ở các quốc gia, nhưng đều thống nhất về bản chất pháp lý của công ty luật. Công ty luật là một mơ hình cơng ty trong hệ thống các cơng ty theo quy định của hệ thống pháp luật quốc tế và quốc gia. Đối với công ty luật Việt Nam hiện nay được tổ chức theo mơ hình cơng luật TNHH và cơng ty luật hợp danh. Mỗi một loại hình cơng ty tùy thuộc vào sở hữu, cấu trúc vốn hay phân chia lợi ích, khơng đồng nhất với nhau, có cái chung và có cái mang tính đặc thù phù hợp với quản lý và điều hành của công ty.

Các cơng trình nghiên cứu trong nước, dưới góc độ luật học đã phần nào mơ tả được khung pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam nói chung, pháp luật về cơng ty luật hợp danh nói riêng hiện nay và chỉ ra được những bất cập cần khắc phục cũng như đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện những bất cập đó. Có thể nói, đây là một trong những kết quả quan trọng mà Luận án có thể kế thừa, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp cụ thể trong bối cảnh hội nhập quốc tế mà luận án đặt ra.

(iii) Thứ ba, về hoàn thiện pháp luật

Mặc dù các cơng trình nghiên cứu có đề cập tới hoàn thiện pháp luật về cơng ty luật hợp danh gần đây đã có các đề xuất hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp, luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành… Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu đã công bố thường trong phạm vi hẹp về từng nội dung nhỏ của pháp luật về cơng ty luật hợp danh như giải pháp hồn thiện pháp luật về thành lập, tổ

chức hoạt động; thực trạng quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh trong công ty luật hợp danh…

Đây là các kết quả quan trọng, để tác giả luận án có thể kế thừa, phát triển và hoàn thiện trong chương 3 của luận án.

(iv) Thứ tư, về phương pháp nghiên cứu

Qua tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả rút ra được những phương pháp nghiên cứu chính mà các cơng trình đã sử dụng để đưa đưa ra kết quả nghiên cứu; bao gồm:

Một là, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Các tác giả sử dụng phương pháp luận này để giải mã khái niệm, nguồn gốc, bản chất của sự vật, hiện tượng. Luận giải mối quan hệ tương thích lẫn nhau giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Nghiên cứu, xem xét quá trình ra đời, hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng để phân tích, đánh giá.

Hai là, phương pháp nghiên cứu hệ thống, liên ngành.

Nghiên cứu pháp luật về công ty luật hợp danh được các nhà nghiên cứu nghiên cứu có hệ thống, theo trật tự logic đi từ việc giải quyết những vấn đề lý luận đến đánh giá, phân tích thực tiễn thực hiện trên thực tế. Các phát hiện đưa ra đều được luận giải cơ sở khoa học và có minh chứng bằng ví dụ thực tế (minh chứng thực định). Mặt khác, chủ đề này được tiếp cận, xem xét từ các góc độ đa chiều cạnh từ kinh tế - xã hội, pháp lý, thương mại … Sự nghiên cứu liên ngành, đa chiều cạnh giúp cho nhà nghiên cứu nhìn nhận, nhận diện vấn đề rõ ràng, toàn diện, cụ thể và đầy đủ hơn.

Ba là, phương pháp phân tích, lập luận logics.

Đây là phương pháp phổ biến, cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu. Những kết quả, phát hiện trong các cơng trình liên quan đến đề tài được cơng bố được rút ra từ sự phân tích, lập luận chặt chẽ, có cơ sở khoa học với những ví dụ, số liệu minh chứng thực tế mang tính thuyết phục.

liên quan đến đề tài đã công bố được tác giả tiếp thu, kế thừa và sử dụng trong q trình nghiên cứu, hồn thành bản luận án tiến sĩ của mình.

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 36 - 39)