Thực tiễn thi hành pháp luật về thành viên trong công ty luật hợp danh

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 94 - 97)

3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên

2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thành viên

2.1.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về thành viên trong công ty luật hợp danh

danh và một số nhận xét

2.1.2.1. Thực tiễn thi hành pháp luật về thành viên trong công ty luật hợp danh (i) Thứ nhất, về số lượng luật sư

Có thể thấy đội ngũ luật sư là yếu tố nền tảng của công ty luật hợp danh. Hiện nay, theo báo cáo tổng kết công tác bổ trợ tư pháp của Cục bổ trợ tư pháp – Bộ Tư pháp, năm 2017, cả nước có tổng số 12.581 luật sư đã được cấp chứng chỉ hành nghề thì đến năm 2021, Bộ Tư pháp đã cấp chứng chỉ hành nghề luật sư cho thêm 1.566 trường hợp, nâng số luật sư được cấp chứng chỉ hành nghề lên trên 16.500 người đang hoạt động tại 4.758 tổ chức hành nghề luật sư (trong số đó, Liên đồn Luật sư Việt Nam cấp thẻ hành nghề cho 13.900 luật sư); cấp và gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho 63 luật sư nước ngoài. Từ năm 2016 đến nay, trung bình mỗi năm các tổ chức hành nghề luật sư đã thực hiện

trên 125.000 vụ việc, nộp thuế trên 200 tỷ đồng, ngày càng đóng góp tích cực trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng, chất lượng tranh tụng tại phiên

tòa68. Mặc dù số lượng luật sư tăng nhanh, chất lượng đội ngũ luật sư được nâng

lên một bước nhưng số lượng các luật sư ở Việt Nam so với dân số cịn thấp và có sự phát triển mất cân đối giữa khu vực thành thị và nơng thơn.

Tỷ lệ trung bình của luật sư ở nước ta là 1/14000 dân trong khi đó tỷ lệ này ở Thái Lan là 1/1.526, ở Singapore là 1/1000, Pháp là 1/1000 và ở Mỹ là

1/25069. Số lượng luật sư ở nước ta chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn đặc

biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

(ii) Thứ hai, về chất lượng luật sư

Thực tế cho thấy, chất lượng luật sư thành viên công ty luật hợp danh đáp ứng tiêu chuẩn về chuyên môn, tiêu chuẩn về đạo đức từng bước được nâng cao đáp ứng hiệu quả hơn yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Số luật sư có trình độ cử nhân luật chiếm khoảng 99%, trong đó, số luật sư đã qua đào tạo nghề luật sư chiếm gần 80%; số luật sư có trình độ trên đại học chiếm trên 5% tổng số luật sư của cả nước; khoảng 20 luật sư đã có q trình tập sự hành nghề trong các tổ chức hành nghề luật sư nước ngồi tại Việt Nam. Có khoảng 10 luật sư Việt Nam đã theo học các khóa đào tạo nghề luật sư ở nước ngồi và được

cơng nhận là luật sư của nước Hoa Kỳ, Úc và Pháp70

Tuy nhiên, chất lượng luật sư ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Khi cung cấp dịch vụ pháp lý, họ còn thiếu về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng hành về và đôi khi không tuân thủ đầy đủ quy tắc ứng xử nghề nghiệp. Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, số

luật sư chuyên sâu về kinh doanh, thương mại còn chiếm tỷ lệ rất thấp 1,2%71.

Thời gian qua, phần lớn các tranh chấp quốc tế, các tổ chức của Việt Nam vẫn phải thuê luật sư nước ngoài làm đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

68 Bộ Tư pháp (2021), Báo cáo số 01/BC-BTP - Tổng kết công tác tư pháp năm 2021 và phương hướng,

nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2021, Hà Nội, tr. 09

69 https://lsvn.vn/phat-trien-nguon-nhan-luc-hay-phat-trien-cac-dich-vu-phap-ly1610355429.html truy cập 16/02./2022

70 Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020, Hà Nội

của mình. Luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế còn rất khiêm tốn và chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Số luật sư giỏi có năng lực và uy tín nghề nghiệp cao được khách hàng, cộng đồng quốc tế thừa nhận cịn rất ít72.

2.1.2.2. Một số nhận xét thực tiễn thi hành pháp luật về luật sư thành viên trong cơng ty luật hợp danh

Có thể thấy mức độ chuyên sâu, chuyên nghiệp của luật sư thành viên trong cơng ty luật nói chung, cơng ty luật hợp danh nói riêng chưa đồng đều, cịn có sự khác biệt giữa các công ty với các điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau. Điều này là do trình độ phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý tập trung chủ yếu ở những vùng có địa lý – kinh tế phát triển, từ đó số lượng luật sư phân bố khơng đồng đều.

Nhiều công ty luật hợp danh thường chỉ có 2-3 luật sư nên tính chuyên nghiệp hóa để giải quyết những vụ việc, vụ án hoặc thực hiện dịch vụ tư vấn nhiều khi còn vượt quá khả năng của luật sư và cơng ty. Luật sư chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tham gia tổ chức, điều hành cơng ty luật chưa cao, nhiều khi cịn mang tính chủ quan. Bên cạnh đó, hiệu quả tham gia tố tụng của luật sư vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp. Khi tham gia tố tụng trong vụ án theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, một số luật sư bào chữa cịn có tâm lý bào chữa qua loa, chưa thực sự đầu tư thời gian, công sức và chuyên môn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được bào chữa… Số lượng luật sư thông thạo ngoại ngữ, am hiểu pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài, đủ khả năng tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh chấp quốc tế, luật sư chuyên sâu trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại cịn ít. Việc tuân thủ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ, chưa trở thành ý thức tự giác, một số luật sư còn bị xử lý kỷ luật, thậm chí, bị

72 Bộ Tư pháp, Luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế: Cần tăng cường cả về chất và lượng,

http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoatdong-cua-cac-don-vi-thuoc-bo.aspx?ItemID=2590, truy cập 15/07/2021

truy cứu trách nhiệm hình sự73.

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)