Thực trạng pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công ty luật hợp danh, các

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 106 - 173)

3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên

2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quyền,

2.3.1. Thực trạng pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công ty luật hợp danh, các

các dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng và một số nhận xét

2.3.1.1. Thực trạng pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công ty luật hợp danh và các dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng

(i) Quy định về quyền và nghĩa vụ của công ty luật hợp danh

Theo quy định của Luật Luật sư, cơng ty luật nói chung, cơng ty luật hợp danh nói riêng, được hoạt động thực hiện các dịch vụ pháp lý. Trong hoạt động, công ty luật hợp danh có quyền được quy định ở Điều 39 LLS 2012: thực hiện dịch vụ pháp lý; nhận thù lao từ khách hàng; thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho công ty; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia tư vấn, giải quyết các vụ việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi được yêu cầu; hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước; đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài; các quyền khác theo quy định của Luật Luật sư và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nghĩa vụ của công ty luật hợp danh được quy định chung tại điều 40 LLS 2012. Ngồi ra, cơng ty luật hợp danh cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của điều 8 LDN 2020. Khi vi phạm các nghĩa vụ này, công ty luật hợp danh phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Khác với trách nhiệm pháp lý của luật sư, công ty luật hợp danh không phải là đối tượng phải chịu trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm hình sự. Tổ chức hành nghề luật sư có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hành chính.

75 UBND TP Hồ Chí Minh (2018), Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Luật sư trên địa bàn thành phố Hồ

Chí Minh, tr. 4, TP Hồ Chí Minh. Nguồn: http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?CatPK=1&NewsPK=35

Bộ luật Dân sự khơng có các quy định cụ thể cho công ty luật hợp danh, tuy nhiên công ty luật hợp danh cũng là một đối tượng thuộc sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự nên khi vi phạm các nghĩa vụ dân sự, công ty luật hợp danh cũng phải chịu các trách nhiệm dân sự theo quy định.

Bên cạnh đó, để đảm bảo mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động, công ty luật hợp danh có thể thành lập các chi nhánh. Chi nhánh của công ty được thành lập ở trong hoặc ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của công ty, hoạt động theo sự ủy quyền của công ty phù hợp với lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động.

Công ty luật hợp danh phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh do mình thành lập. Cơng ty cử một luật sư làm Trưởng chi nhánh. Trưởng chi nhánh và thành viên của công ty làm việc tại chi nhánh có thể là luật sư của Đoàn luật sư ở địa phương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động hoặc nơi có trụ sở của chi nhánh. Chi nhánh của công ty luật hợp danh phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh. Cơng ty luật hợp danh phải có hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh gửi Sở Tư pháp. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh; trường hợp từ chối thì phải thơng báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chi nhánh được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Công ty phải thông báo bằng văn bản về hoạt động của chi nhánh cho Sở Tư Pháp, Đoàn luật sư ở địa phương trong thời hạn 7 ngày. Việc thành lập, hoạt động hoặc chấm dứt các chi nhánh của công ty luật hợp danh tuân thủ theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.

(ii) Quy định về dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng

Hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty luật hợp danh thực hiện bằng các phương thức sau:

lý với khách hàng.

Công ty luật hợp danh có quyền nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng, được nhận thù lao để thực hiện dịch vụ. Khi nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý, công ty luật hợp danh phải lập hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng, trong đó có thỏa thuận về nội dung dịch vụ, thời hạn thực hiện hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của các bên, phương thức tính thù lao và mức thù lao cụ thể, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và phương thức giải quyết tranh chấp (Điều 26 LLS 2012).

Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản, và như vậy việc nhận yêu cầu dịch vụ từ khách hàng, thanh toán tiền thù lao đều phải thông qua công ty luật hợp danh. Trong trường hợp các luật sư của công ty luật hợp danh gây thiệt hại cho khách hàng khi tư vấn pháp luật hoặc cung cấp dịch vụ pháp lý khác thì cơng ty luật hợp danh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng.

Thứ hai, thực hiện nhiệm vụ bào chữa chỉ định (cho bị can, bị cáo) theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự

Khi được cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu cử luật sư bào chữa chỉ định. Đơn cử như, trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (ví dụ như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa

án) phải chỉ định người bào chữa cho họ: (1) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ Luật

hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;(2) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà khơng thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 1 tuổi (theo Khoản 1

Điều 76, Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015); Và cơ quan có thẩm quyền tiến

hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 nêu trên: (a) Đoàn Luật sư phân công công ty luật hợp danh cử người bào chữa (theo điểm a, khoản 2, Điều 76, Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015).

hoặc cơ quan tiến hành tố tụng, thì Đồn Luật sư có nhiệm vụ phân cơng cơng ty luật hợp danh phải cử luật sư của tổ chức mình thực hiện nhiệm vụ bào chữa chỉ định theo yêu cầu.

Thứ ba, thực hiện dịch vụ pháp lý qua hoạt động trợ giúp pháp lý

Theo quan niệm chung hiện nay, thì trợ giúp pháp lý (viết tắt là TGPL) được hiểu là sự giúp đỡ pháp lý miễn phí của Nhà nước và xã hội cho người nghèo, người yếu thế có hồn cảnh đặc biệt và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật tiếp cận với các dịch vụ pháp lý như: Tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa, hòa giải,…v.v, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đảm bảo cho mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội.

Theo Điều 2, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, thì: “Trợ giúp pháp lý là

việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân trong tiếp cận cơng lý và bình đẳng trước pháp luật”.

Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về luật sư và Luật Trợ giúp pháp lý. Khi luật sư tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách là cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý và Quy chế cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Khi đó, luật sư làm cộng tác viên tham gia trợ giúp pháp lý trong phạm vi thỏa thuận bằng hợp đồng cộng tác với Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước ở địa phương, được Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước thanh toán tiền bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Luật sư tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý tại công ty luật hợp danh của mình khi cơng ty luật hợp danh đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý tại Sở Tư pháp, nơi công ty luật hợp danh có trụ sở. Khi đó, thì luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Giám đốc công ty luật, và Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước sẽ thanh toán tiền bồi dưỡng theo quy định cho công ty luật hợp danh.

2.3.1.2. Một số nhận xét thực trạng pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công ty luật hợp danh và các dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng

(i) Thứ nhất, về nghĩa vụ bồi thương thiệt hại của công ty luật hợp danh

Trong các quy định về nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư nói chung, cơng ty luật hợp danh nói riêng, đáng lưu ý nhất là nội dung công ty luật hợp danh phải có nghĩa vụ: “Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình

gây ra cho khách hàng” (Khoản 5, Điều 40 LLS 2012). Nghĩa vụ này phù hợp

với nguyên tắc bồi thường thiệt hại do người của tổ chức gây ra. Đối với cơng ty luật hợp danh, nếu có thiệt hại gây ra cho khách hàng bởi luật sư của mình, cơng ty phải đứng ra chịu trách nhiệm vì luật sư đã đại diện cho công ty, cung cấp các dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Sau đó, luật sư gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm nội bộ đối với công ty.

Tuy nhiên, trên thực tế, phương thức bồi thường như thế nào? tổ chức hành nghề luật sư, công ty luật hợp danh bồi thường trước hay luật sư gây ra thiệt hại cho khách hàng bồi thường trước? Nhiều trường hợp giữa công ty và luật sư còn đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm. Điều khoản nói trên của Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn chưa có quy chế pháp lý điều chỉnh vấn đề này.

Vì vậy, pháp luật về tổ chức, hoạt động của công ty luật hợp danh vẫn còn quy định chưa rõ ràng về chế định bồi thường thiệt hại cho khách hàng khi luật sư của cơng ty luật hợp danh có lỗi. Đây là vấn đề hết sức quan trọng mà hiện nay pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư nói chung, cơng ty luật hợp danh nói riêng đang thiếu và cần được bổ sung quy định cụ thể để điều chỉnh lĩnh vực này.

(ii) Thứ hai, về nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư

Nội dung về nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư hiện nay được quy định tại Khoản 6, Điều 40 Luật Luật sư. Thực hiện chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư là một biện pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa và hạn chế bớt những rủi ro trong hành nghề luật sư và lành mạnh hóa

sự cạnh tranh trong thị trường kinh doanh/cung cấp dịch vụ pháp lý76. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia đều quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư và đều có quy chế bảo hiểm bắt buộc đối với lĩnh vực hoạt động đặc thù của luật sư. Ở Việt Nam hiện nay, để tiến hành hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý, thì luật sư và các cơng ty luật hợp danh phải thực hiện nghĩa vụ bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình.

Với các tổ chức kinh doanh bảo hiệm, đây là hoạt động chuyên ngành, chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, ở đây là luật sư. Mặc dù trách nhiệm dân sự nghề nghiệp luật sư thường ít bị truy cứu vì khơng ai giúp khách hàng đi kiện ngược một luật sư khác77. Nhưng trong thực tế, đã có nhiều trường hợp khách hàng khiếu nại về những thiệt hại nảy sinh từ việc tư vấn pháp luật không đúng của luật sư, về việc luật sư làm mất tài liệu, chứng từ có giá trị… Vì thế, nhu cầu về việc các cơng ty luật có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không chỉ xuất phát từ sự đảm bảo việc bồi thường cho khách hàng khi tư vấn sai, có sai phạm trách nhiệm nghề nghiệp do bất cẩn hoặc khinh suất, mà cịn nâng cao uy tín xã hội của chính luật sư và công ty luật, tạo được sự tin cậy cho khách hàng.

Hiện nay, các công ty luật hợp danh sẽ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các luật sư hoạt động tại công ty. Tuy nhiên, có một số tổ chức hành nghề luật sư và luật sư khi hành nghề cịn né tránh, khơng mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc chỉ thực hiện việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mang tính tượng trưng, đối phó trong cơng tác kiểm tra vi phạm hành chính của cơ quan quản lý Nhà nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân không làm rõ được trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư và công ty luật, do luật pháp chưa quy định chi tiết, không dẫn chiếu cụ thể và chưa thể chế hóa các quy định đối với lĩnh vực bảo hiểm “bắt buộc” cho luật sư v.v…

76 Phan Trung Hoài, Từng bước hoàn thiện các quy định pháp lý liên quan chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề

nghiệp luật sư. Nguồn: http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?CatPK=2&NewsPK=60 truy cập 30/10/2021

77 Trần Thị Phụng, Nghề Luật sư – trách nhiệm nghề nghiệp và tính độc lập.

2.3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công ty luật hợp danh, các dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng và một số nhận xét

2.3.2.1. Thực tiễn thi hành pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công ty luật hợp danh và các dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng

Trên thực tế, một công ty luật hợp danh nói riêng hay các tổ chức hành nghề luật sư nói chung đều cung ứng một cách chuyên nghiệp tất cả các lĩnh vực của dịch vụ pháp lý. Các công ty luật hợp danh thường chọn một vài lĩnh vực mà mình có thế mạnh để hoạt động, chẳng hạn InvestConsult Group chọn lĩnh vực hoạt động chủ yếu là kinh tế, thương mại, đầu tư78… Đa số công ty luật hoạt động trên tất cả các lĩnh vực như: Tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác và đại diện ngoài tố tụng.

(i) Thứ nhất, cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Luật

sư của công ty luật hợp danh tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. Tham gia tố tụng hình sự vẫn ln là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các công ty luật hợp danh và có tầm quan trọng đặc biệt đối với các luật sư. Tỉ lệ số việc bào chữa do công dân mời ngày càng tăng so với việc bào chữa do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu. Việc bào chữa cho bị can, bị cáo theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng được các luật sư tích cực tham gia, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa.

(ii) Thứ hai, cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng dân sự, tố

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 106 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)