3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên
2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về tổ chức
2.2.1. Thực trạng pháp luật về tổ chức, quản lý công ty luật hợp danh và một
một số nhận xét
2.2.1.1. Thực trạng pháp luật về tổ chức, quản lý công ty luật hợp danh
Là loại hình cơng ty đối nhân nên việc tổ chức quản lý nội bộ của công ty luật hợp danh mang nhiều nét khác biệt và đặc trưng so với các loại hình cơng ty khác. Luật Luật sư năm 2012 chỉ quy định nguyên tắc về thể chế quản lý trong công ty luật hợp danh, những vấn đề khác của công ty luật hợp danh không được Luật Luật sư quy định thì áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh nói chung bao gồm HĐTV, Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc hoặc TGĐ công ty nếu Điều lệ cơng ty khơng có quy định khác (Điều 182 LDN 2020).
Thực tế cho thấy, hầu hết các công ty luật hợp danh được thành lập đều vận dụng quy định của Luật Doanh nghiệp để thiết lập cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành công ty luật như các quy định về HĐTV, Chủ tịch HĐTV, Giám đốc hoặc TGĐ, vốn góp, phân chia lợi nhuận, chế độ tài chính, thuế... Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm sốt cơng ty.
Hội đồng thành viên là cơ quan quản lý cao nhất trong công ty luật hợp danh. Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên trong cơng ty có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm chủ tịch hội đồng thành viên, đồng thời kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc cơng ty nếu điều lệ cơng ty khơng có quy định khác. Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty. Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp. Khi biểu quyết, mỗi
73 Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Quý Trọng (2018), Quản trị nội bộ cơng ty luật hợp danh – Góc nhìn từ thực
thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết trừ trường hợp điều lệ công ty quy định khác. Các quyết định quản lý, điều hành trong công ty luật hợp danh cần phải được sự thống nhất của đa số các thành viên hợp danh, các tỷ lệ cụ thể được quy định tại Điều 182 LDN 2020. Quy định tại Điều 182 LDN 2020 cũng tương đồng với việc phân chia quyền lực quản lý trong công ty hợp danh tại các quốc gia trên thế giới, có nhóm quyết định chỉ cần 1 thành viên hợp danh thơng qua; có nhóm quyết định phải được 2/3 hoặc 3/4 số lượng thành viên hợp danh thông qua; và có những quyết định phải được toàn bộ số lượng thành viên hợp danh thơng qua.
Như vậy, có thể thấy vai trị của người đứng đầu cơng ty luật hợp danh cũng có sự khác biệt so với vị trí, vai trị của người đứng đầu công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong cơng ty trách nhiệm hữu hạn, vai trị của chủ tịch, giám đốc/ tổng giám đốc hết sức quan trọng trong quá trình quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, trong công ty hợp danh lại không như vậy, điều này đã thể hiện thông qua quyền hạn và nghĩa vụ của các thành viên hợp danh, cũng như hội đồng thành viên trong công ty hợp danh.
Cụ thể, Giám đốc hoặc tổng giám đốc do hội đồng thành viên cử ra trong số các thành viên hợp danh (kiêm chủ tịch hội đồng thành viên nếu điều lệ cơng ty khơng có quy định khác), có trách nhiệm điều hành hoạt động của cơng ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc có các nhiệm vụ sau: (i) Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh; (ii) Triệu tập và tổ chức họp hội đồng thành viên; ký các quyết định hoặc nghị quyết của hội đồng thành viên; (iii) Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh; ký các quyết định về quy chế, nội dung và các công việc tổ chức nội bộ khác của công ty; (iv) Tổ chức sắp xếp, lưu trữ đầy đủ và trung thực sổ kế tốn, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật; (v) Là người đại diện theo pháp luật của công ty, đại diện công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp; (vi) Các nhiệm vụ
khác do điều lệ công ty quy định (Điều 137, Luật Doanh nghiệp).
Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm sốt cơng ty. Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết định được thơng qua theo ngun tắc đa số. Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên cịn lại chấp thuận. Cơng ty có thể mở một hoặc một số tài khoản tại ngân hàng. Hội đồng thành viên chỉ định thành viên được ủy quyền gửi và rút tiền từ các tài khoản đó. Như vậy, trong cơng ty luật hợp danh, Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền hành cao nhất, các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.
Tuy nhiên, sự phân chia quyền lực trong tổ chức, điều hành công ty luật hợp danh xuất phát từ bản chất mang tính đối nhân của cơng ty. Quyền lực trong hệ thống công ty được xác lập trên cơ sở tư cách pháp lý của thành viên, tỷ lệ vốn góp hay tuân thủ sự thỏa thuận, thống nhất giữa các luật sư thành viên hợp danh. Trong công ty luật hợp danh, các luật sư thành viên hợp danh không chỉ tham gia với tư cách là thành viên hợp danh - chủ sở hữu công ty mà bản thân họ còn mang tư cách là các luật sư sẽ bình đẳng với nhau trong quá trình hành nghề luật sư. Các luật sư trong cơng ty luật có thể thống nhất phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm sốt cơng ty trong điều hành hoạt động kinh doanh của cơng ty. Điều đó thể hiện tính liên kết và chia sẻ rủi ro trong công ty được xác lập và đảm bảo khơng phải duy nhất vào tỷ lệ vốn góp mà gắn kết trên cơ sở niềm tin, danh dự và phẩm giá của luật sư. Vì vậy, đây là yếu tố gắn kết mang tính bền vững trong cơng ty luật.
Đây là điểm khác biệt với việc phân chia quyền lực trong Văn phịng luật sư hay cơng ty luật trách nhiệm hữu hạn. Đối với văn phịng luật sư thì Trưởng Văn phòng là người đại diện và là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của
Văn phịng luật sư. Trong cơng ty luật trách nhiệm hữu hạn cơ chế phân chia quyền lực có thể được xác lập theo một số tiêu chí: (i) Loại hình doanh nghiệp một chủ sở hữu hay nhiều chủ sở hữu; (ii) Tỷ lệ vốn góp của thành viên vào công ty.
2.2.1.2. Một số nhận xét thực trạng pháp luật về tổ chức quản lý công ty luật hợp danh
(i) Thứ nhất, về luật điều chỉnh liên quan tới tổ chức, quản lý công ty luật hợp danh
Quy định về tổ chức, quản lý công ty luật hợp danh đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư (Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành), văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành). Đây là nền tảng, cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức quản lý công ty luật hợp danh. Luật Luật sư 2012 là luật chuyên ngành quy định về tổ chức quản lý công ty luật hợp danh, tập trung quy định về tiêu chuẩn, điều kiện trở thành luật sư thành viên của công ty luật hợp danh; các vấn đề về cơ cấu tổ chức của công ty luật hợp danh, cơ chế phân chia quyền lực và kiểm sốt cơng ty luật hợp danh.
Luật Luật sư quy định mang tính nguyên tắc, Luật Doanh nghiệp 2020 với tư cách là luật chung quy định về tổ chức quản lý cơng ty hợp danh nói chung áp dụng chung cho tất cả các lĩnh vực, trong đó có cơng ty luật; quy định về cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh; cách thức phân chia quyền lực và kiểm sốt trong cơng ty hợp danh .... Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sư đều chưa có quy định có tính chất đặc thù cho cơng ty luật hợp danh về cơ cấu tổ chức, cách thức phân chia quyền lực và kiểm sốt cơng ty luật.
Từ những quy định chung như vậy, Luật Luật sư và Luật Doanh nghiệp tạo điều kiện cho các luật sư thành viên hợp danh cùng nhau xây dựng Điều lệ của công ty luật hợp danh, làm căn cứ để phân chia quyền lực, lợi nhuận, cũng như gánh chịu rủi ro giữa các luật sư thành viên hợp danh. Ngoài ra, điều lệ cũng là cơ chế để kiểm soát quyền lực đối với các luật sư thành viên hợp danh. Bởi lẽ, nếu
khơng kiểm sốt được các luật sư hợp danh này, khơng cịn đầy đủ niềm tin vào việc hợp danh, các luật sư thành viên hồn tồn có thể “gây hại” cho cơng ty, cho thành viên hợp danh khác bởi bản chất đối nhân của công ty luật hợp danh.
(ii) Thứ hai, về cơ chế “bình quyền” giữa các luật sư thành viên trong công ty luật hợp danh
Với bản chất của công ty hợp danh, nhu cầu hợp tác của các luật sư, cơ chế “bình quyền” cho phép bảo đảm mọi luật sư là thành viên đều có quyền tham gia việc tổ chức, quản lý và kiểm sốt cơng ty. Mặt tích cực là phát huy được những lợi thế hay thế mạnh của tất cả các luật sư thành viên công ty, đặc biệt là các luật sư có trình độ chuyên sâu và kinh nghiệm trong các lĩnh vực đặc thù. Tuy nhiên, khi mà các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện cho cơng ty thì việc “phân quyền” trong tổ chức, quản lý công ty sẽ gặp khó khăn khi mà “chiếc bánh lợi ích” được chia khơng rõ ràng. Vì vậy, nếu khơng có sự minh bạch trong quy định thẩm quyền giữa những người đại diện thì có thể dẫn đến những hành động lạm quyền gây tổn hại cho cơng ty, thành viên và khách hàng. Thậm chí có minh bạch nhưng nếu có hành vi vi phạm thì chế tài cũng chủ yếu là do các thành viên xem xét quyết định. Do đó, giữa “lý và tình” trong góc độ này cũng bị ảnh hưởng hoặc lạm dụng. Thực tế cho thấy, có những luật sư khơng trực tiếp tham gia điều hành công ty nhưng khi thực hiện, khi ký kết các hợp đồng thì họ nhân danh cơng ty. Chính vì vậy, cần phải có cơ chế để dự phịng những tổn thất gây ra cho người thứ ba trong trường hợp giao kết hợp đồng với luật sư thành viên mà trong thời gian đó họ khơng nắm giữ chức năng quản lý và kiểm soát. Đặc biệt là đối với việc lạm quyền khi giao dịch ký kết các hợp đồng với khách hàng có thể mang lại bất lợi cho thành viên khác, cho công ty nhưng lại có lợi cho luật sư trực tiếp ký kết hợp đồng. Trong trường hợp đó, cần xem xét trách nhiệm của các luật sư này như thế nào? Mức độ áp dụng đến đâu?...