3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên
1.1. Lý luận về công ty luật hợp danh
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm công ty hợp danh
Bất kỳ một hiện tượng kinh tế nào cũng đều có q trình hình thành và phát triển. Thời gian tồn tại có thể ngắn hoặc dài tùy thuộc điều kiện lịch sử kinh tế - xã hội. Công ty là một sản phẩm tất yếu của nền kinh tế, là một hiện tượng kinh tế đặc biệt ra đời từ rất lâu và đem lại rất nhiều lợi ích quan trọng cho lồi người.
Một trong những loại hình cơng ty có mặt sớm nhất trong lịch sử đó là cơng ty hợp danh. Các tài liệu lịch sử đã cho thấy khái niệm hợp danh xuất hiện từ thời Babylone, Hi Lạp và La Mã cổ đại. Những chỉ dẫn đầu tiên tới hình thức này là trong Bộ luật Hammurabi, khoảng 2300 năm trước công nguyên. Người Do Thái, vào khoảng những năm 2000 trước công nguyên đã cho ra đời thuật ngữ shutolin
(chỉ một dạng hợp danh phi thương mại)35. Sau này, những hợp danh mang tính
chất thương mại của người Do Thái hình thành từ những đồn hội bn.
Đế chế La Mã vào thế kỷ VI, đã có những quy định tương đồng với hợp danh hiện đại trong bộ luật Justinian, trong đó có nguyên tắc sự lựa chọn của cá nhân (delectus personas) xác định sự lựa chọn của các thương nhân khi cộng tác cùng nhau. Hoặc nguyên tắc thực hiện hành vi thông qua hành vi của người khác
(qui facit per alium facit per se)
Từ việc kinh doanh đơn lẻ, các thương nhân tìm cách liên kết kinh doanh để có thể kết hợp được kinh nghiệm của nhiều thương nhân và quan trọng nữa là có được một số vốn lớn. Việc liên kết vừa phục vụ nhu cầu phát triển kinh doanh, vừa đáp ứng nhu cầu phân chia rủi ro và tạo nên những mơ hình cơng ty kinh doanh.
Dựa theo giác độ khoa học pháp lý, cơng ty được chia thành hai nhóm cơ
35 John Micklethwait, Adrian Wooldridge (2003) , The Company - A Short History of a Revolutionary Idea, Modern Library New York, pg. 45
bản là các công ty đối nhân và các công ty đối vốn. Các công ty đối vốn không quan tâm đến tư cách cá nhân các thành viên của công ty mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp vào cơng ty. Đặc điểm quan trọng của loại hình cơng ty này là các cơng ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án không đề cập sâu tới loại hình cơng ty này, chỉ phân tích, so sánh và làm nổi bật các đặc điểm của loại hình cơng ty đối vốn và được áp dụng với công ty luật hợp danh.
Công ty đối nhân là những công ty mà sự liên kết dựa trên cơ sở độ tin cậy về nhân thân các cá nhân tham gia, sự hùn vốn là yếu tố thứ yếu. Cơng ty đối nhân có đặc điểm quan trọng là khơng có sự tách bạch tài sản cá nhân các thành viên và tài sản công ty. Các thành viên hoặc ít nhất một thành viên cơng ty phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của cơng ty. Cơng ty đối nhân có thể
được tổ chức dưới các dạng như công ty hợp danh, công ty hợp vốn đơn giản36
Tuy vậy, hạn chế của công ty đối nhân là khơng thể tạo ra mơ hình kinh doanh với quy mơ lớn, vì như vậy sẽ phá vỡ yếu tố nhân thân của thành viên. Trong công ty đối nhân, yếu tố nhân thân sẽ chi phối tổ chức và hoạt động của cơng ty cịn trong cơng ty đối vốn, yếu tố chi phối sẽ là tỷ lệ vốn của các thành viên trong vốn điều lệ. Vì thế, trong cơng ty hợp danh nói chung, các thành viên hợp danh đều có quyền quản lý ngang nhau, khơng lệ thuộc vào phần góp vốn của người đó.
Cơng ty hợp danh là loại hình đặc trưng của cơng ty đối nhân. Có lẽ vì xuất hiện từ lâu đời, lại có cách thức tổ chức hoạt động đơn giản nên công ty hợp danh khi mới ra đời đã được chào đón và trở thành một loại hình cơng ty được ưa chuộng ở nhiều nước. Ngày nay, công ty hợp danh vẫn thể hiện vai trị khơng thể thiếu của nó trong nền kinh tế hiện đại.
Việt Nam có xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm nghề gốc, thủ công nghiệp và thương mại chỉ xuất hiện như nghề nghiệp bổ sung. Thương mại Việt Nam thời xưa diễn ra chủ yếu trên các chợ, người buôn
36 Nguyễn Như Phát, Phạm Duy Nghĩa (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. tr. 135
vốn liếng nhỏ, tổ chức kinh doanh đơn giản, nếu có hùn vốn cũng thường mang tính nhất thời. Trong bối cảnh đó, các mơ hình cơng ty du nhập vào Việt Nam và lịch sử hình thành các loại hình cơng ty ở Việt Nam muộn hơn nhiều nước khác trên thế giới37.
Từ cuối thế kỉ XIX, khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, người Pháp đã đem áp dụng vào Việt Nam hệ thống pháp luật của Pháp, đặc biệt là dân luật qua ba bộ luật là Dân luật Bắc kì, Dân luật Trung kì và Dân luật Nam kì. Cũng bắt đầu từ đây, cùng với khái niệm về doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp tư thông thường (société en commandite simple), công ty trách nhiệm hữu hạn…, khái niệm về công ty hợp danh bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam dưới hình thức Hội bn.38
Luật lệ về công ty được quy định lần đầu tiên tại Việt Nam trong “Dân luật được thi hành tại các tịa án Bắc kì” năm 1913, trong đó có nói về hội bn. Đạo luật này chia các công ty (Hội buôn) thành hai loại: Hội người và Hội vốn. Trong Hội người chia thành Hội hợp danh (Công ty hợp danh), Hội hợp tư (Công ty hợp vốn đơn giản) và Hội đồng lợi. Trong Hội vốn chia thành Vô danh (Công ty cổ phần) và Hội hợp cổ (Công ty hợp vốn cổ phần đơn giản). Trong luật này khơng có cơng ty trách nhiệm hữu hạn.
Ngày 20/12/1972, với Sắc luật số 29 của chính quyền miền Nam Việt Nam, Bộ luật Thương mại mới được ban hành, là sự tổng hợp hai bộ luật là Bộ luật Thương mại Trung phần và Bộ luật Thương mại Pháp đang được thi hành ở Miền Nam. Tại Bộ luật này, công ty hợp danh (hội hợp danh) đã được quy định về định nghĩa (Điều 171), góp vốn, phân chia lợi nhuận, tư cách và trách nhiệm của hội viên, quản lý điều hành và giải tán hội một cách cụ thể và đầy đủ39.
Như vậy, mặc dù chưa có tên chính thức là Cơng ty hợp danh nhưng loại hình này đã sớm xuất hiện ở nước ta. Luật Cơng ty 1990 khơng quy định loại hình cơng ty này, phải đến năm 1999, cơng ty hợp danh mới được chính thức ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp.
37 Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 183 - 184
38 Trần Thùy Anh (2001), Một số khía cạnh pháp lí về cơng ty hợp danh, Luận văn thạc sĩ, tr.7.
1.1.1.1. Khái niệm công ty hợp danh
Không giống các loại hình cơng ty khác, công ty hợp danh cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chung, thống nhất ở các hệ thống pháp luật. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như điều kiện kinh tế, xã hội, trình độ lập pháp, xu hướng phát triển của cơ chế pháp luật trong thời kỳ hội nhập toàn cầu khiến cho việc xây dựng một định nghĩa đầy đủ và cụ thể là không thể thực hiện.
Tại Đức, công ty hợp danh là “cơng ty trong đó các thành viên cùng nhau
tiến hành một hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu
trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty”40
Công ty hợp danh (Société en nom collectif) theo pháp luật của Cộng hòa Pháp là “cơng ty mà trong đó các thành viên đều có tư cách thương gia chịu
trách nhiệm vô hạn và liên đới về các khoản nợ của công ty”41.
Như vậy, theo hệ thống pháp luật civil law, công ty hợp danh mang bản
chất đối nhân tuyệt đối; các thành viên trong cơng ty hợp danh phải có tư cách thương gia, và cùng nhau chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty.
Ở Vương quốc Anh, Đạo luật Hợp danh năm 1890 (The Partnership Act 1890) định nghĩa một hợp danh là “mối quan hệ tồn tại giữa những người tiến
hành trên một doanh nghiệp chung nhằm thu lợi nhuận.”42.
Năm 1776, khi Hoa Kỳ áp dụng hệ thống luật thơng lệ của Anh thì pháp luật về cơng ty hợp danh cũng bắt đầu được áp dụng. Khái niệm về công ty hợp danh (Partnership) được ghi nhận tại Luật Hợp danh thống nhất năm 1914. Hiện nay, theo mục 6, Điều 101 Luật Hợp danh thống nhất sửa đổi 1997 của Hoa Kỳ (6, Section 101, UPA), hợp danh là “một tổ chức kinh doanh được thành lập bởi
ít nhất hai thành viên hợp danh, có thể là các cá nhân hoặc công ty. Mỗi thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm cá nhân, liên đới và vô hạn đối với tất cả
40 Friedrich Fubler, Jurgen Simon (1992), Mấy vấn đề pháp luật kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức, Nhà xuất bản Pháp lý, tr. 31
41 Nguyễn Thị Thùy Giang (2012), Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 7
42 Keith Abbott, Norman Pendlebury, Kevin Wardman (2007), Business Law 8th edition, South-Western, pp. 343 - 349.
các khoản nợ và nghĩa vụ của cơng ty”43. Có thể hiểu ngắn gọn về sự hợp danh
theo pháp luật Hoa Kỳ, đó là sự hợp tác của từ hai chủ thể trở lên (có thể là người, các công ty…) trên phương diện nhân thân, vốn, công sức lao động nhằm kinh doanh thu lợi nhuận.
Tại Miền Nam Việt Nam trước đây, Điều 171 của Bộ luật Thương mại 1972 ghi nhận: “hội hợp danh là một hội lập giữa hai hay nhiều người trong đó
tồn thể hội viên, mà số ít nhất phải là hai người được coi là thương gia và chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định về mọi trái khoản của hội, trên tất cả tài sản của họ”.
Qua nghiên cứu khái niệm về công ty hợp danh của một số quốc gia trên thế giới, có thể thấy cơng ty hợp danh là cơng ty thuộc loại hình của cơng ty đối nhân và cơng ty hợp danh chỉ có duy nhất một loại thành viên là thành viên hợp danh. Các thành viên hợp danh liên kết dựa trên cơ sở thân thiết, hay sự tin tưởng, tin cậy lẫn nhau. Đồng thời, thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn đối với mọi khoản nợ của công ty hợp danh.
Do đó, có thể hiểu cơng ty hợp danh là một loại hình cơng ty đối nhân, trong đó các thành viên (hợp danh) phải cùng chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới đối với mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
Đối với nội dung này, cần phải phân tích về tính hợp lý của quy định về công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam từ năm 1999 đến nay. Theo những quy định này, cơng ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn. Với quy định tại Điều 95 Luật Doanh nghiệp 1999 như trên, có thể thấy
các nhà làm luật Việt Nam đã mở rộng khái niệm hợp danh truyền thống, gộp chung hai loại hình hợp danh thơng thường và hợp danh hữu hạn. Hai loại hình cơng ty này đều mang bản chất của cơng ty đối nhân, những có những đặc điểm riêng biệt.
Chính quy định với nội hàm rộng như vậy đã gây khó khăn, thiếu thống nhất giữa các quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật luật sư trong
43 Gero Pfeiffer, Wirtschaftsjurist, Sven Timmerbeil (2008), “US-American Company Law – An Overview”, zeitschift fur das Juristische Studium.
thực tiễn về mơ hình cơng ty luật hợp danh. Những nội dung này được tác giả phân tích trong Chương 3 của luận án.
1.1.1.2. Đặc điểm công ty hợp danh
Pháp luật mỗi nước có những quy định riêng cho loại hình này, và do đó, cơng ty hợp danh ở những nước khác nhau cũng sẽ có những điểm khác biệt nhất định. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về cơng ty hợp danh có thể rút ra một số đặc điểm chung nổi bật của loại hình này, đó là:
Thứ nhất, yếu tố nhân thân của các thành viên hợp danh ln giữ vai trị
quan trọng và quyết định trong việc hình thành, tổ chức và quản lý công ty. Bất kỳ một cơng ty nào khi thành lập đều địi hỏi ở các thành viên sự tham gia đóng góp phần vốn nhất định. Nhưng trong công ty hợp danh yếu tố nhân thân chi phối đến quản lý và hoạt động của công ty hợp danh. Yếu tố này được thể hiện không chỉ dưới dạng vật chất như đa số ở các các loại hình cơng ty khác, mà còn thể hiện dưới nhiều dạng khác như tay nghề, kinh nghiệm, uy tín cá nhân, bằng sáng chế…phù hợp với việc kinh doanh trong các dịch vụ như pháp lý, kiểm tốn hay kế tốn. Trong mơ hình cơng ty hợp danh, quyền quyết định các vấn đề về quản trị, điều hành không phục thuộc số vốn góp mà phụ thuộc vào uy tín nghề nghiệp nói trên. Bằng bản Điều lệ trong cơng ty, các thành viên ghi nhận, dành số quyền biểu quyết cao hơn cho thành viên được đánh giá là có uy tín và năng lực cao hơn phần cịn lại để họ có thể định hướng cơng ty hoạt động đúng hướng, hiệu quả và lợi nhuận.
Năng lực cá nhân của từng thành viên hợp danh luôn luôn không giống nhau, bởi vậy việc lựa chọn thành viên tham gia vào công ty hợp danh không hề đơn giản. Điều này kéo theo hệ quả là việc rút khỏi công ty của mỗi thành viên đều ảnh hưởng đến sự tồn tại của công ty. Đối với công ty đối vốn, hoạt động dựa vào liên kết góp vốn, thì khi một thành viên rút khỏi cơng ty, chỉ ảnh hưởng đến phần vốn góp của thành viên đó mà khơng ảnh hưởng đến sự tồn tại của công ty. Nhưng ở công ty hợp danh – công ty đối nhân, con người/nhân thân là quan trọng, các thành viên phải hiểu nhau, tin tưởng nhau mới cùng nhau hùn
hạp kinh doanh dưới một tên gọi chung, việc một thành viên rút khỏi công ty sẽ khiến cho những yếu tố này khơng cịn, và cơng ty có nguy cơ chấm dứt hoạt động. Do đó, pháp luật về tổ chức và hoạt động cơng ty hợp danh trên thế giới đều có những quy định liên quan tới việc hạn chế rời khỏi cơng ty của thành viên hợp danh.
Đó cũng là yếu tố khiến cho sự liên kết giữa các thành viên chặt chẽ hơn, và cũng là lý do dẫn đến chế độ trách nhiệm của các thành viên.
Thứ hai, về chế độ trách nhiệm của các thành viên trong công ty. Nếu
trong cơng ty hợp danh có bản chất đối nhân tuyệt đối, thì trách nhiệm của tất cả các thành viên là vô hạn và liên đới trước mọi nghĩa vụ của công ty. Đây là một đặc điểm pháp lý đặc biệt và chỉ có ở cơng ty hợp danh. Đặc điểm đặc thù này tạo nên sự hấp dẫn cho các đối tác kinh doanh của công ty.
Như đã phân tích ở trên, chính đặc điểm nhân thân của mỗi cá nhân thành viên tạo ra chế độ trách nhiệm liên đới lẫn nhau, do đó khi các thành viên này hoạt động kinh doanh với danh nghĩa công ty sẽ tạo trách nhiệm liên đới tới các thành viên còn lại.
Thứ ba, tư cách pháp lý của thành viên hợp danh không thể chuyển
nhượng hay để lại thừa kế (trừ khi được các thành viên đồng ý). Điều này xuất phát từ bản chất đối nhân của cơng ty. Vì thế, khi một thành viên ra khỏi cơng ty, hoặc chết thì cơng ty đó có thể sẽ phải giải thể.
Thứ tư, tư cách thương nhân, công ty hợp danh có tư cách thương nhân
độc lập, ngồi ra mỗi thành viên cũng có tư cách thương nhân, các thành viên có thể cùng nhau điều hành và đại diện cho công ty hoặc thỏa thuận phân công