Thực tiễn thi hành pháp luật về tổ chức, quản lý công ty luật hợp

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 101 - 106)

3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên

2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về tổ chức

2.2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về tổ chức, quản lý công ty luật hợp

hợp danh và một số nhận xét

(i) Về tổ chức, quản lý

Trên thực tế hiện nay, công ty luật hợp danh ở Việt Nam thường sắp xếp cơ cấu như sau: Người đại diện theo pháp luật của công ty luật hợp danh; Luật sư điều hành, Luật sư hợp danh; Luật sư làm việc theo hợp đồng; Người tập sự hành nghề luật sư; Nhân viên văn phòng v.v…

- Người đại diện của công ty luật hợp danh trước cơ quan quản lý Nhà nước: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các luật sư thành viên hợp danh

đều có quyền đại diện theo pháp luật của công ty. Nhưng người đại diện theo pháp luật cho công ty luật hợp danh trước các cơ quan quản lý nhà nước, Tịa án... thơng thường là Giám đốc cơng ty. Giám đốc là luật sư được các luật sư thành viên khác của công ty thỏa thuận cử làm Giám đốc. Việc thỏa thuận cử Giám đốc công ty thường được lập thành văn bản và có chữ ký của tất cả các luật sư thành viên. Trong công ty luật hợp danh thường có những chức danh nghề nghiệp sau:

- Luật sư điều hành: là luật sư giữ chức danh Giám đốc/tổng giám đốc

công ty và là đại diện hợp pháp điều hành mọi hoạt động của công ty.

- Luật sư hợp danh: là thành viên của công ty luật hợp danh. Luật sư hợp

danh có thể là luật sư điều hành của công ty.

- Luật sư làm việc theo hợp đồng: là luật sư cộng tác với cơng ty bằng

hình thức hợp đồng với cơng ty (tương tự như luật sư làm việc theo hợp đồng với văn phịng luật sư/cơng ty luật TNHH).

- Người tập sự hành nghề luật sư: Là người có Giấy chứng nhận tốt

nghiệp đào tạo nghề luật sư đăng ký tập sự hành nghề luật sư tại công ty (tương tự như Người tập sự hành nghề luật sư tại VPLS/công ty luật TNHH).

- Nhân viên văn phòng: là người phụ trách việc hành chính (tương tự như

nhân viên hành chính tại văn phịng luật sư /cơng ty luật TNHH).

Ngoài ra cịn có thể có: Văn thư, Kế tốn, Thủ quỹ của công ty. Đối với một số công ty luật có quy mơ lớn và có nhiều chi nhánh (tương tự như VPLS/công ty luật TNHH), trong cơng ty có thể cịn bao gồm: Người phụ trách

tư liệu, người phiên dịch, trợ lý giám đốc/Tổng giám đốc, v.v…

(ii) Về thực hiện về cơ cấu tổ chức, phân chia quyền lực và kiểm sốt trong cơng ty luật hợp danh

Về tổng thể, các công ty luật hợp danh được thành lập hợp pháp ở Việt Nam đều tuân thủ những quy định bắt buộc theo pháp luật ở khía cạnh quản trị nhân sự, dịch vụ trong công ty luật. Việc lựa chọn luật sư, quản trị nguồn nhân lực này đang ngày càng được chú trọng trong các công ty luật hợp danh.

Các cơng ty luật hợp danh nói riêng đã thực hiện quản trị tài chính theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về luật sư. Về chế độ tài chính, thuế, cơng ty luật hợp danh phải thực hiện theo quy định của pháp luật về luật sư, pháp luật về tài chính, pháp luật về thuế như việc thu thù lao của luật sư, chế độ kế toán, thống kê, kê khai thuế và nộp thuế. Các công ty luật hợp danh đã thực hiện khá tốt trách nhiệm cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước để xây dựng cân đối tiền tệ, xây dựng cán cân thanh toán của Việt Nam, đánh giá, dự báo xu hướng phát triển của thị trường tiền tệ. Ngoài ra, cơng ty luật hợp danh cịn phải thực hiện các chế độ khác trong quản trị tài chính như vấn đề góp vốn, trình tự, thủ tục góp vốn, quản lý vốn, tài sản, phân chia lợi nhuận và rủi ro theo quy định của Điều lệ công ty luật.

Thực tế cho thấy, điều lệ các công ty luật hợp danh thường quy định nguyên tắc phân chia lợi nhuận, chế độ sổ sách, tài chính như sau:

- Trước khi quyết định phân chia lợi nhuận sau thuế, HĐTV có quyền giữ lại một phần lợi nhuận để bổ sung vào các quỹ nội bộ để hỗ trợ cho hoạt động hành nghề của công ty;

- Tỷ lệ lợi nhuận phân bổ vào các quỹ, mục đích và nguyên tắc sử dụng các quỹ này sẽ do HĐTV quyết định dựa trên việc xem xét kết quả hoạt động của công ty và tùy thuộc vào yêu cầu của pháp luật;

- Trong bất kỳ năm tài chính nào trong đó cơng ty có được khoản lãi sau thuế, cơng ty sẽ phân chia lợi nhuận đó cho các thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp, trừ đi bất kỳ khoản tiền nào mà HĐTV quyết định giữ lại trong công ty.

Mỗi thành viên đều phải có trách nhiệm thanh tốn bất kỳ khoản thuế được yêu cầu trên lợi nhuận được phân chia cho cơ quan thuế Việt Nam;

- Nếu cơng ty bị lỗ, HĐTV có thể quyết định chuyển lỗ sang năm tài chính kế tiếp;

- Việc tính khấu hao tài sản cố định của cơng ty sẽ sử dụng phương pháp do HĐTV quyết định. Thời gian khấu hao tài sản cố định (máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các thiết bị điện tử) sẽ được áp dụng theo quy định của pháp luật;

- Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi có lãi, hồn thành các nghĩa vụ thuế và tài chính khác; đồng thời bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận;

- Công ty sẽ lưu trữ hồ sơ kế tốn theo loại hình của các hoạt động hành nghề mà công ty tham gia. Những hồ sơ này phải chính xác, cập nhật, có hệ thống và phải đủ để chứng minh và giải trình các giao dịch của cơng ty.

(iii) Về yêu cầu được cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của công ty luật hợp danh

Thành viên hợp danh trong cơng ty có quyền u cầu cơng ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thơng tin về tình hình kinh doanh của cơng ty; kiểm tra tài sản, sổ kế tốn và các tài liệu khác của cơng ty khi xét thấy cần thiết. Việc minh bạch hóa thơng tin trong quản trị cơng ty là một việc làm cần thiết trong việc bảo vệ lợi ích của cơng ty và thành viên công ty. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh đến trường hợp có thể lạm dụng việc yêu cầu cung cấp thông tin để trục lợi và/hoặc làm tổn hại đến bí mật kinh doanh của cơng ty, gây phương hại tới công ty và thành viên. Vì vậy, việc xác định yêu cầu được cung cấp các thông tin là quyền của thành viên hợp danh nhưng cũng cần chỉ rõ trường hợp nào là trường hợp được coi là “cần thiết”. Đồng thời quyền yêu cầu của thành viên nhưng xuất phát từ bản chất pháp lý của cơng ty luật hợp danh thì việc u cầu đó cần phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên còn lại. Thiết nghĩ điều đó vừa bảo đảm

quyền của thành viên, vừa thực hiện được cơ chế tổ chức, quản lý của công ty74.

2.2.2.2. Một số nhận xét thực tiễn thi hành pháp luật về tổ chức quản lý công ty luật hợp danh

(i) Thứ nhất, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của luật sư trong quá trình điều hành hoạt động của cơng ty.

Trong q trình thực hiện quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng, điều tra trong vụ án hình sự thì các luật sư hợp danh cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Mặc dù các quy định của pháp luật tố tụng đã tạo điều kiện tốt cho các luật sư, nhưng việc thực hiện các quy định này trên thực tế bởi một số cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng cũng như người tiến hành tố tụng còn chưa nghiêm túc, hạn chế quyền của luật sư.

Các luật sư gặp khó khăn ngay từ hoạt động điều tra do sự chậm trễ cũng như khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận bào chữa của cơ quan điều tra. Một số cơ quan hành chính cũng chưa thật sự tôn trọng luật sư khi có luật sư tham gia bảo vệ, quyền lợi ích cho khách hàng, thậm chí có cơ quan khơng cho luật sư tham dự các buổi làm việc mặc dù luật sư đã xuất trình đầy đủ các giấy tờ theo luật quy định.

(ii) Thứ hai, quy mô của các tổ chức hành nghề luật sư, cơng ty luật hợp danh cịn khiêm tốn.

Trung bình mỗi cơng ty luật hợp danh chỉ có khoảng 2 đến 3 luật sư, hoạt động nhỏ lẻ, ít có tính liên kết trong hành nghề, doanh thu cịn rất hạn chế, thậm chí có rất nhiều công ty luật hợp danh báo cáo khơng có doanh thu trong suốt thời gian dài.

Một số công ty luật chưa nghiêm túc chấp hành các quy định về hoạt động hành nghề như hoạt động không đúng trụ sở đã đăng ký, không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư; thực hiện không nghiêm túc các quy định về việc kê khai, đăng ký, nộp thuế; không thực hiện nghĩa vụ thông báo, đăng báo khi đăng ký thành lập, thay đổi; vi phạm quy định về treo bảng hiệu; không thực

74 Nguyễn Quý Trọng, Nguyễn Minh Đức (2018), Quản trị nội bộ cơng ty luật hợp danh – Góc nhìn từ thực

hiện việc niêm yết biểu phí, danh sách luật sư, đăng ký lao động; không thực

hiện chế độ báo cáo về tổ chức và hoạt động cho cơ quan quản lý nhà nước,…”75

Một phần của tài liệu Pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)