5. Kết cấu khóa luận
3.2 Các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay
3.2.2 Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng để phân tán được rủi ro
Đa dạng hóa hình thức cho vay và các các sản phẩm tín dụng là mợt trong những biện pháp mà CN nên thưc hiện. Bởi lẽ nếu như CN mãi giữ nguyên những hoạt động cũ, không hề phát triển thêm những sản phẩm mới sẽ gây sự nhàm chán đối với tập khách hàng, đồng thời lạc hậu so với các CN khác. Bất cứ ngành nghề nào cụ thể trong tín dụng, điều tất yếu là sự thay đổi phát triển để sản phẩm ngày càng phù hợp hơn với nhiều tập khách hàng. Đối với mỗi tập khách hàng riêng sẽ có những sản phẩm tín dụng khác nhau. Đối với từng thời điểm, dựa vào nền kinh tế chung của thị trường mà yêu cầu CN phải thay đổi để thích nghi với tình trạng môi trường kinh tế. Để phát triển nâng cao lợi ích tối đa thì CN phải biết nắm bắt thời thế và thay đổi sao cho phù hợp, đa dạng hóa các loại hình cho vay để kích cầu khách hàng.
Đa dạng hóa trong phát triển sản phẩm: Như tìm hiểu ở trên, Maritimebank –
CN Cầu Giấy chủ yếu tập trung vào cho vay mua bất động sản, điều này gây nguy hiểm rất lớn cho ngân hàng do thị trường BĐS hiện nay đang có nhiều biến đợng. Do đó, để hạn chế RRTD ngân hàng cần phải quan tâm phát triển các sản phẩm khác nhiều hơn (Vay tiêu dùng, vay mua ô tô, vay du học, vay kinh doanh…). Cụ thể như đa dạng hóa các sản phẩm, quy tắc riêng đối với từng KHCN. Ví dụ: trong cho vay tiêu dùng hiện nay là vấn đề thực tiễn nhất, mua sắm xe cộ, đồ dùng trong gia đình, những vật dụng cá nhân cần thiết mà bất cứ người tiêu dùng nào cũng cần. Lượng tiền cho vay tiêu dùng khá nhỏ so với các hoạt đợng khác, nhưng số người có nhu cầu này vơ cùng lớn. CN nên tập trung KHCN có thu nhập hàng tháng để đưa ra giải pháp hỗ trợ tín dụng với bợ phận tín chấp. Cá nhân có thu nhập, cá nhân đó cũng sẽ có khả năng thanh toán các khoản vay của CN. Cho vay dựa trên uy tín,
sự tín nhiệm của CN đối với KHCN có thu nhập. Và tùy từng đối tượng sẽ đa dạng các sản phẩm ưu đãi giành riêng cho KH hợp lý.
Đa dạng hóa thời hạn cho vay: Điều này sẽ giúp cân đối các khoản vay ngắn,
trung, dài hạn tránh được ảnh hưởng của rủi ro do sự biến động của lãi suất thị trường gây nên. Không phải KH nào cũng phù hợp với vay ngắn hạn, không phải KH nào cũng phù hợp vay trung và dài hạn, mà thực tế CN phải tìm hiểu về KHCN cùng các mối liên hệ xung quanh thật kĩ rồi mới quyết định thời hạn cho vay của KH. Đặc biệt CN phải dựa vào khả năng chi trả, mục đích sử dụng vốn của KH và cân nhắc khoản vay đó KH có khả năng thanh tốn trong bao lâu để quy định thời hạn. Việc đa dạng hóa này giúp cho Maritimebank – CN Cầu Giấy nói riêng và Maritimebank nói chung có những bước phát triển tín dụng an tồn hơn. Thực tế tại CN hầu hết mới dựa vào thời hạn hợp đồng lao động để quy đinh thời hạn cho vay trong nghiệp vụ tín chấp, dựa vào tài sản đảm bảo để quy định thời hạn trong nghiệp vụ thế chấp. Vì vậy CN cần đa dạng các cơ sở đánh giá KH khác như: trình đợ nghề nghiệp, cấp bậc làm việc, thời gian gắn bó với đơn vị cơng tác… để quy định thời hạn cho vay.
Bảo hiểm cho TSĐB: Việc mua bảo hiểm TSBĐ cũng là một biện pháp phân
tán rủi ro rất tốt. Điều này sẽ giúp ngân hàng an tồn hơn khi rủi ro xảy ra. Ví dụ: Khi khoản vay được bảo đảm bằng xe ô tô, ngân hàng phải bắt buộc KH mua bảo hiểm cho xe đó, điều này sẽ giúp được các rủi ro khi ô tô bị hỏng, bị tai nạn. Đặc biệt các tài sản đảm bảo như nhà cửa đất đai phải đầy đủ giấy tờ sổ đỏ chính chủ. Trong nghiệp vụ thế chấp thẩm định tài sản và kiểm tra đợ chính xác giá trị của tài sản, giấy tờ… là yếu tố vô cùng quan trọng. Vì vậy CN cần có những thẩm định viên có chun ngành giỏi thực hiện cơng việc này. Bởi lẽ hiện nay có rất nhiều KH nhân viên làm giả hồ sơ, cấu kết với nhau làm giả hồ sơ, đánh giá sai giá trị tài sản gây rủi ro cho CN.