5. Kết cấu khóa luận
3.2 Các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay
3.2.5 Chủ động, linh hoạt hơn trong công tác xử lý RRTD
- Xử lý các nguyên nhân chủ quan về phía NHTM là điều trước mắt, phải xử lý bản thân bên trong nội bộ trước mới đủ khả năng để chống chọi yếu tố khách quan.
+ Tổ chức hợp lý và khoa học quy trình tín dụng theo hướng chặt chẽ và có hiệu quả, tập trung vào ba giai đoạn: nghiên cứu khách hàng, giám sát khách hàng vay và thu nợ. Phải tìm hiểu thật kĩ thông tin KH trước khi đưa ra quyết định cho vay, bởi vì CBTD phải đánh giá cẩn thận được hành vi thái đợ của KH có tốt hay khơng, có thiện chí hay khơng mới đảm bảo chắc chắn được công việc thu nợ sau này. Đây là giai đoạn làm tiền đề cho tất cả các bước tiếp theo. Chỉ cần công tác cẩn thận, kĩ lưỡng trong giai đoạn này thì sau này không phải áp lực đòi nợ nữa. Nếu công tác thu thập thông tin KH trước khi cho vay sơ sài thiếu thận trọng sẽ gây khó khăn rất lớn cho các giai đoạn sau. Khi giám sát khách hàng vay, phải theo dõi mục đích sử dụng vốn vay của KH đúng mục đích chưa, tránh tình trạng KH sử dụng tiền vào những việc trái pháp luật (lô đề, cờ bạc, buôn bán trái phép, cho vay nặng lãi…). Rủi ro do mục đích cho vay gây ra vô cùng lớn. Sau cho vay công việc của CBTD quan trọng nhất chính là thu nợ, xem xét KH trả nợ đúng hạn không, trả đủ chưa. Theo dõi và nhắc nhở KH thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng cho vay.
+ Thực hiện đa dạng hoá khách hàng và phương thức cho vay nhằm phân tán rủi ro. Không nên để trứng vào một rổ trứng duy nhất, đúng như vậy nếu tập trung vào một tập KH duy nhất khi xảy ra rủi ro thì đồng loạt KH đều xảy ra rủi ro, lúc này chống chọi cùng lúc với rủi ro lớn như vậy là điều không thể. Gây tổn thất lớn cho tồn CN nói riêng và cả NH nói chung. Đa dạng hóa KH để chọn lọc những KH ưu việt nhất, lựa chọn kĩ càng trong nhiều tập KH sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro tín dụng.
+ Nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ, nhất là năng lực thẩm định dự án, thẩm định khách hàng. Giúp cho cơng tác xử lý rủi ro tín dụng càng được cải thiện chặt chẽ, chuyên nghiệp hơn trong tương lai.
+ Xây dựng chiến lược khách hàng lành mạnh, trong sạch, tránh trường hợp vi phạm pháp lý, pháp luật. Thường xuyên khảo sát thị trường, tham gia tuyên truyền
quảng cáo, tờ rơi thu hút KH tham gia. Tạo sự tin cậy. gây dựng hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí khách hàng.
- Xử lý nợ quá hạn: Khi một khoản cho vay có vấn đề thì khơng phải NHTM sẽ mất trắng. NHTM cần phải tìm cách thu hồi tồn bợ hoặc mợt phần khoản vay. Có hai sự lựa chọn đối với xử lý nợ quá hạn: khai thác hoặc thanh lý. Tuy vậy cần nhấn mạnh ở đây ba nguyên tắc xử lý nợ quá hạn là: chống xoá nợ, hạn chế gia nợ, chống đảo nợ.
+ Khai thác là một quá trình làm việc với người vay cho đến khi khoản nợ được trả mợt phần hay tồn bợ mà khơng dựa vào các công cụ pháp lý để ép buộc thu nợ. Tại Maritimebank – CN Cầu Giấy vẫn đang thực hiện biện pháp này và có những tiến bợ đáng kể. CBTD vừa là người cho vay vừa là người thu nợ, theo dõi một KH từ lúc cho vay đến lúc thu nợ. Vì vậy mà có thể nói CBTD nâng cao trách nhiệm bản thân cao hơn. Nắm bắt thông tin KH chi tiết, hiệu quả, khi cần có thể tác đợng hoặc hỗ trợ để thu nợ từ KH.
+ Thanh lý đối với các khoản nợ có vấn đề,nợ khó đòi được thực hiện khi việc tổ chức khai thác tỏ ra không hiệu quả. Các công cụ để thực hiện thanh lý bao gồm: phát mại tài sản thế chấp, kết hợp với cơ quan phap lý để ép buộc thu hồi nợ, sử dụng nghiệp vụ mua bán nợ trên thị trường. Đây là giải pháp cuối cùng khi không thể khai thác thu nợ từ KH được nữa.
Chi nhánh nên chủ động, linh hoạt hơn trong công tác xử lý RRTD. Khi xử lý món vay có vấn đề có hai sự lựa chọn tổng quát: khai thác hoặc thanh lý. Khai thác là một quá trình làm việc với người vay cho đến khi khoản cho vay được trả mợt phần hay tồn bợ và không dựa vào các công cụ pháp lý để ép buộc. Thanh lý là ép người vay tuân theo các điều khoản của hợp đồng cho vay, áp dụng và thực hiện tất cả các biện pháp để đạt được mục tiêu. Những biện pháp này không những không đem lại hiệu quả mà còn phản tác dụng khiến uy tín và sức thu hút khách hàng giảm đi đáng kể, KH mất niềm tin sợ hãi nhìn NH với hình ảnh xấu đi. Ngân hàng nên sử dụng biện pháp khai thác linh hoạt, tạo điều kiện cho KH, cứu khách hàng từ chỗ sắp ''khuynh gia bại sản'' đến chỗ "gượng" lại được, tiếp tục tồn tại phát triển và ngày càng gắn bó với Ngân hàng. Các giải pháp khai thác bao gồm:
+ Thương lượng gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, giãn nợ. Dường như đây là phương pháp tốt nhất, không gây áp lực bức ép đến đường cùng, tại điều kiện cho KH trả nợ mà ngân hàng có hi vọng thu hồi vốn. Tuy nhiên khi sử dụng giải pháp này CN yêu cầu kiểm soát KH chặt chẽ hơn, theo dõi quá trình sử dụng vốn của KH đã hợp lý chưa, CN yêu cầu được quản lý, kiểm soát để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của KH, nhằm nhanh chóng thu hồi nợ. Cụ thể khi gặp KH có nợ quá hạn lập tức CBTD - người trực tiếp chịu trách nhiệm thu hồi nợ từ khách hàng phải gọi điện nhắc nhở KH trả nợ, nếu như KH vẫn khơng có khả năng trả nợ CBTD phải đến trực tiếp nơi ở và đơn vị công tác của KH để tìm hiểu nguyên nhân KH chậm trả nợ. Nếu KH thực sự gặp khó khăn thì thương lượng gia hạn nợ, đồng thời thông báo lãi suất nợ quá hạn cao 150% nợ trong hạn cho KH biết mà xử lý. Nếu KH cố tình không hợp tác CBTD phải tìm cách tiếp cận gia đình người thân của KH khuyên nhủ, đặt ra những vấn đề có thể gặp phải khi chậm nợ (nằm trong black list của NH đến khi có nhu cầu thật sự thì khó được chấp nhận vay, pháp luật can thiệp ảnh hưởng đến cá nhân gia đình và công việc…) Khi thật sự CBTD không thể khiến KH thanh tốn nợ thì thơng báo với cấp trên đề xuất phương án khác, hoặc đến mức đường cùng sẽ nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.
+ Tiếp thêm vốn giúp khách hàng. Khi tiếp vốn CN phải kiểm tra trước, trong và sau khi tiếp vốn tình hình hoạt động sử dụng nguồn vốn của KH, tránh trường hợp KH sử dụng vốn làm những việc có đợ rủi ro cao. Lúc này CN cần kiểm sốt đợ an tồn của nguồn vốn được sử dụng tránh RRTD ở mức tối đa. Khi nhận thấy KH sắp rơi vào tình trạng nợ xấu, đang trong tình trạng nợ cần chú ý nhưng lại khơng có khả năng thanh tốn, phía CBTD cần đến nơi cơng tác xác thực tình hình. Trường hợp tiếp thêm vốn thường xảy ra đối với khách hàng vay vốn để kinh doanh đang trong tình trạng thiếu vốn hoặc thua lỗ không thể trả nợ. Nếu trong trường hợp CN còn có thể hỗ trợ để cứu vãn tình thế của KH, thì tiếp thêm vốn để KH tiếp tục kinh doanh thu hồi được vốn trả cho CN. Để được CN tiếp thêm vốn thì KH phải nhận được sự tin tưởng của CN và cam kết sử dụng vốn hợp lý dưới sự giám sát của ban giám đốc CN.
+ CN có thể cho KH đảo nợ, tránh tình trạng nợ xấu cho CN và giúp KH trong cơng tác quản lý vốn hợp lý để nhanh chóng thu hồi nợ. Đối với biện pháp
này chỉ nên áp dụng cho KH quen thuộc đáng tin tưởng. Những KH đã từng gắn bó lâu năm với CN vay vốn kinh doanh có vòng quay vốn nhanh thường xuyên phải vay vốn. Khi KH thân thiết gặp khó khăn trong vấn đề sử dụng vốn CN giúp khách hàng tránh trường hợp rơi vào nợ xấu để những lần sau KH có cơ hợi vay vốn tiếp. Đây là một trong những cách xử lý khơn khéo để gắn bó với KH ṛt trong thời gian dài. Nhằm giảm thiểu RRTD trong cho vay KHCN của chi nhánh, đồng thời CN lại không đánh mất đi KH tiềm năng trong tương lai.