Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản về chất lượng hoạt động truyền

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp quảng cáo trực tuyến cho dịch vụ giáo dục tại công ty cổ phần đào tạo STA trên thị trường các thành phố lớn (Trang 45 - 48)

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng hoạt động truyền thông

6. Phương pháp nghiên cứu 1 Phương pháp thu thập dữ liệu

1.1.1 Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản về chất lượng hoạt động truyền

thông

 Một số khái niệm về chất lượng

Chất lượng là một phạm trù phức tạp thường gặp trong các lĩnh vực hoạt động, nhất là trong lĩnh nực hoạt động kinh tế, nó là vấn đề tổng hợp về kinh tế, kỹ thuật, xã hội, tâm lý, thói quen,… của con người. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Tùy theo đối tượng sử dụng, quan điểm về “chất lượng” cũng khác nhau. Người sản xuất coi chất lượng là điều họ phải làm để đáp ứng các quy định và yêu cầu do khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận. Chất lượng được so sánh với chất lượng của đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo các chi phí, giá cả. Dưới quan điểm của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm phải thể hiện các khía cạnh khác nhau: (1) Chất lượng sản phẩm là tập hợp các chỉ tiêu, các đặc trưng thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó. (2) Chất lượng sản phẩm được thể hiện cùng với chi phí. Người tiêu dùng không chấp nhận mua một sản phẩm với bất kỳ giá nào. (3) Chất lượng sản phẩm phải được gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể của từng người, từng địa phương. Phong tục, tập quán của một cộng đồng có thể phủ định hồn tồn những thứ mà thơng thường người ta xem là có chất lượng.

- Theo European Organization for Quality Control thì “Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng”. [11]

- Quan điểm chất lượng hướng tới khách hàng: chất lượng không phải do bản thân sản phẩm hay người sản xuất quyết định mà chính là người tiêu dùng sản phẩm hay khách hàng mua sản phẩm mới xác định chính xác mức chất lượng của sản phẩm mà họ tiêu dùng. Do vậy, bất kì sản phẩm nào thỏa mãn các yêu cầu của người tiêu dùng thì sản phẩm đó là sản phẩm có chất lượng. Sự thỏa mãn của người tiêu dùng có thể hướng tới các yêu cầu về tính năng, cơng dụng của sản phẩm, giá cả, chi phí sử

dụng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và sự cảm nhận riêng của người tiêu dùng với từng loại sản phẩm.

- Theo Philips Crosby: “ Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu ” [1]

- Theo giáo sư Ishikawa: “ Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với

chi phí thấp nhất ” [9]

Một cách tổng quát, chất lượng có thể được hiểu như sau: “Chất lượng là tổng

hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định” [11]. Chúng ta có thể hiểu chất lượng là

sự phù hợp với yêu cầu. Sự phù hợp này phải được thể hiện trên cả 3 phương diện, đó là: hiệu năng, khả năng hồn thiện, giá thỏa mãn nhu cầu và đúng thời điểm.

1.1.2 Vai trị của hoạt động truyền thơng trong kinh doanh

Truyền thơng có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội. Truyền thông tác động đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác động đến hành động và ứng xử của công chúng. Khi mà một ứng xử của công chúng được lặp đi lặp lại sẽ thành nề nếp, tập quán cuối cùng trở thành những chuẩn mực của xã hội. Nhờ đến truyền thông mà những vấn đề này được xã hội chấp nhận và lan truyền nhanh chóng trong cơng chúng.

Trong kinh doanh, nhờ có truyền thơng mà doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giúp cho người mua nhận biết và sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Truyền thông cũng tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ. Hơn 90% ngân sách marketing của doanh nghiệp là sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ để thu hút người tiêu dùng nhận biết và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của họ. Truyền thông cũng là công cụ giúp cho người tiêu dùng phản ánh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các nhà sản xuất.

Là công cụ thực hiện chức năng truyền thông, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Phối hợp với các công cụ khác trong marketing – mix để đạt mục tiêu marketing Là công cụ cạnh tranh trong kinh doanh: gia tăng giá trị sản phẩm, thông tin, xây dựng nhận thức về sản phầm, nâng cao uy tín nhãn hiệu, duy trì niềm tin, thái độ tốt đẹp của công chúng về công ty 

1.1.3 Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện chất lượng hoạt động truyềnthông trong kinh doanh dịch vụ thông trong kinh doanh dịch vụ

Yếu tố cốt lõi làm nên thương hiệu xét cho cùng là chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nhưng một khi đã làm ra được sản phẩm/dịch vụ có chất lượng rồi thì phải giới thiệu, quảng bá đến người tiêu dùng. Đây là vai trò và nội dung quan trọng của truyền thông doanh nghiệp với bên ngồi. Doanh nghiệp thơng qua các phương tiện truyền thơng đại chúng – báo nói, báo in, báo hình, báo điện tử - để giới thiệu sản phẩm, xây dựng và quảng bá thương hiệu. Thế nên doanh nghiệp cần “bắt tay” với báo chí, cung cấp cho báo chí những thơng tin trung thực về doanh nghiệp và sản phẩm. Nội dung thông tin bao gồm những vấn đề cơ bản, như quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu; những sản phẩm chủ lực; việc ứng dụng kho học – công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật; tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực; cơng tác bảo vệ mơi trường; việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người lao động; trách nhiệm với xã hội, cộng đồng; định hướng phát triển… Những thông tin này được quảng bá rộng rãi sẽ góp phần tạo nên những hình ảnh đẹp về thương hiệu trong lịng công chúng.

1.2 Nội dung các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động truyền thông

1.2.1. Nội dung hoạt động truyền thông kinh doanh trong trong công ty kinh doanh doanh

Giáo dục được xem như là một hoạt động sự nghiệp đào tạo con người mang tính phi thương mại, phi lợi nhuận nhưng qua một thời gian dài chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là tác động của nền kinh tế thị trường đã khiến cho tính chất của hoạt động này khơng cịn thuần túy là một phúc lợi công mà dần thay đổi trở thành “dịch vụ giáo dục”. Một thị trường giáo dục dần hình thành và phát triển trong đó hoạt động trao đổi diễn ra khắp nơi, tăng mạnh cả về số lượng lẫn hình thức. Các cơ sở giáo dục thi nhau ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của “khách hàng” với nhiều loại hình đào tạo khác nhau. Từ đó, tạo ra sự cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục với mức

độ ngày càng khốc liệt, để thu hút người học địi hỏi các cơ sở giáo dục khơng chỉ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp quảng cáo trực tuyến cho dịch vụ giáo dục tại công ty cổ phần đào tạo STA trên thị trường các thành phố lớn (Trang 45 - 48)