1.3.1Các yếu tố từ môi trường vĩ mô
1.3.2 Các yếu tố từ môi trường vi mô
Các yếu tố ngành
Khách hàng của doanh nghiệp : Khách hàng là một trong những nhân tố hình thành nên thị trường, số lượng càng nhiều thì quy mơ thị trường càng lớn. Trong hoạt động kinh doanh mỗi doanh nghiệp, khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Bản thân khách hàng là những nhu cầu mà doanh nghiệp tìm kiếm và nhu cầu đó ln biến đổi địi hỏi địi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng kịp
thời. Tất cả các quyết định phát triển thị trường của doanh nghiệp đều nhằm mục tiêu vào khách hàng và làm thỏa mãn khách hàng.
Đói thủ cạnh tranh : Trên thị trường, Công ty luôn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh khác nhau và đói thủ cạnh tranh nào cũng ln tạo cho doanh nghiệp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế, trước khi đưa snar phẩm vào thị trường cơng ty ln phải tìm hiểu kỹ đối thủ của mình để đưa ra chiến lược phù hợp. Tuy đối thủ cạnh tranh gây ra khó khăn cho doanh nghiệp, lấy đi khách hàng hay thị trường của doanh nghiệp nhưng đối thủ cạnh tranh mặt khác lại thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, cải tiến kỹ thuật, sản phẩm, dịch vụ bán hàng tốt hơn.
• Các nhà cung ứng: Nhà cung ứng bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân đảm bảo việc cung ứng các yếu tố đầu vào cần thiết để táo sản xuất được tiến hành liên tục . Vì vậy, Nhà cung ứng có vai trị vơ cùng quan trọng để không gián đoạn kinh doanh của doanh nghiệp và đảm bảo chất lượng hàng cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nắm giữ và phát triển thị trường.
Các yếu tố thuộc nội bộ doanh nghiệp:
• Giá cả hàng hóa: Có thể kích thích hay hạn chế cung và cầu trên thị trường và do đó ảnh hưởng đến tiêu thụ. Do đó doanh nghiệp hồn tồn có thể sử dụng giá cả như một cơng cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Xác định được mức giá hợp lý, phù hợp với nhu cầu chung của xã hội sẽ thu hút được một số lượng lớn các khách hàng đảm bảo khả năng tiêu thụ thu được lợi nhuận cao, hạn chế thua lỗ. Mở rộng được thị trường và duy trì được thị phần ổn định khi đặt ra được mức giá cho hàng sản phẩm một cách hợp lý nhất.
• Chất lượng sản phẩm: Khi nói đến chất lượng sản phẩm hàng hóa là nói đến tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thơng số có thể được hoặc so sánh được phù hợp với điều kiện hiện tại và thỏa mãn những nhu cầu hiện tại nhất định của xã hội.
Trong điều kiện hiện tại chất lượng là yếu tố quan trọng bậc nhất mà các doanh nghiệp lớn thường sử dụng trong cạnh tranh vì nó đem lại khả năng chiến thắng vững chắc, đây là con đường mà doanh nghiệp thu hút khách hàng và tạo dựng, giữ gìn chữ tín tốt. Mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là mục tiêu lợi nhuận thì doanh nghiệp phải tiêu thụ được hàng hóa và thu tiền về tức là sản phẩm được khách hàng chấp nhận. Đồng thời
chất lượng sẽ thu hút khách hàng lâu dài, bền vững và làm cho khách hàng trung thành với sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp.
• Nguồn nhân lực: Quản trị nhân sự và nguồn nhân lực có vai trị quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều do con người thực hiện, con người cung cấp số liệu đầu vào, thị trường, để hoạch định chiến lược, mục tiêu. Rõ ràng nhân lực là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của các kế hoạch do doanh nghiệp đặt ra. Việc quản trị nhân sự và nguồn
nhân lực hữu hiệu cần được đặt đúng vị trí.
• Tổ chức bán hàng: Đây là một nhân tố hết sức quan trọng giúp doanh nghiệp thúc đẩy được khả năng tiêu thụ sản phẩm và có thể mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm hay khơng.
• Hình thức bán hàng: Một doanh nghiệp nếu kết hợp tổng hợp các hình thức, bán bn, bán lẻ tại kho, tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm, thông qua các đại lý tất nhiên sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn một doanh nghiệp chỉ áp dụng đơn thuần một hình thức bán hàng nào đó. Để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường các doanh nghiệp còn tổ chức mạng lưới các đại lý phân phối sản phẩm. Nếu các đại lý này được mở rộng và hoạt động có hiệu quả sẽ nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp, còn nếu thu hẹp hoặc thiếu vắng các đại lý, hoặc các đại lý hoạt động kém hiệu quả sẽ làm giảm sút doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
• Tổ chức thanh toán: khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi áp dụng nhiều phương thức thành toán khác nhau như: thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán
chậm, thanh toán ngay,…Để thu hút thêm nhiều khách hàng doanh nghiệp nên áp dụng nhiều hình thức thanh tốn..
• Quảng cáo giới thiệu sản phẩm: Hiện nay khi các doanh nghiệp cạnh tranh nhau hết sức gay gắt thì việc giới thiệu các sản phẩm của doanh nghiệp mình đến người tiêu dùng đóng vai trị hết sức quan trọng. Những doanh nghiệp đầu tư vào quảng cáo sản phẩm đem lại những thành công không nhỏ khi sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng biết đến một cách rộng rãi nhờ đó mà nhiều khách hang tìm đến được với sản phẩm. Quảng cáo là nguồn thơng tin để khách hàng và doanh nghiệp tìm đến nhau, vì lý do đó có thể sản phẩm của doanh nghiệp chưa có mặt ở thị trường nơi đó. Muốn phát huy hết tác dụng của quảng cáo thì doanh nghiệp cần trung thực trong quảng cáo, gắn với chữ “ tín”.