Quá trình phát triển (hoạt động) của MTVM:

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP KIẾN THỨC LỊCH SỬ LTDH (Trang 27 - 29)

- H/c lịch sử:

c.Quá trình phát triển (hoạt động) của MTVM:

Do đáp ứng đựoc nguyện vọng của toàn dân nên ngay sau khi thành lập, MTVM đã phát triển nhanh chóng. Đảng đã thơng qua MTVM để XD lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn

cứ địa CM nhằm tiến tới cuộc tổng khởi nghĩa. Các lực lượng được chuẩn bị một cách chu đáo và cụ thể.

Đối với lực lượng chính trị, Đảng thường xuyên chăm lo xây dựng lực lượng quần chúng, đó

là sự kế thừa truyền thống “lấy dân làm gốc” của cha ông ta trong q trình dựng nước và giữ nước. Trong cơng tác xây dựng lực lượng này, đảng chủ trương đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân vào một tổ chức mặt trận thống nhất. Đặc biệt trong thời kỳ vận động gpdt, Đảng chủ trương xây dựng MTDT thống nhất phản đế Đông Dương theo tinh thần của Hội nghị TƯ6; đến HN TW8 đảng đẩy mạnh cơng tác XD LL chính trị với sáng kiến của lãnh tụ NAQ đã thành lập MTVM- là lực lượng nịng cốt của LL chính trị.

Cơ sở của MT Việt minh xuất hiện từ Cao Bằng rồi lan nhanh tới khu VB và ra toàn quốc. Các đoàn thể cứu quốc như TN cứu quốc, PN cứu quốc, nông dân cứu quốc…đã phát triển khắp nơi. Mạnh nhất là ở vùng nông thôn và căn cứ địa.

25/10/41, MTVM cơng bố chương trình tun ngơn và điều lệ. Các chính sách đó bao gồm 10 chính sách lớn vừa ích nước vừa lợi dân được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. Cao Bằng là nơi thí điểm việc thành lập các Hội cứu quốc trong MTVM. Đến 1942 cả 9 châu ở Cao Bằng đều có MTVM trong đó có 3 châu hồn tồn, nghĩa là xã nào cũng có UBVM, nhà nào cũng có người tham gia MTVM. UBVM Cao Bằng và UBVM lâm thời Cao –Bắc – Lạng được thành lập.

1943 UBVM Cao –Bắc – Lạng thành lập 19 ban xung phong “Nam Tiến” để liên lạc với căn

cứ địa Bắc Sơn.

Ta đề ra chủ trương, biện pháp nhằm phát triển VM ở thành thị, tập hợp học sinh, sinh viên, trí thức, tư sản dân tộc, binh lính trong quân đội Pháp. Thực hiện chủ trương đó, năm 1943 Đảng đưa ra “Đề cương Văn hoá Việt Nam”. Đồng thời cịn giúp đỡ trí thức thành lập Đảng DC (6/1944). Và để mở rộng hơn nữa lực lượng CM, cuối năm 1944 Đảng đã thành lập Hội VH cứu quốc để tập hợp các văn nghệ sỹ, đẩy mạnh việc vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp và người Việt sống ở nước ngoài tham gia Vminh.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Đảng và MTVM đã phát động cao trào chống Nhật cứu nước trong tồn quốc. Cơng tác XDLL chính trị được đẩy mạnh hơn.; ở nơng thơn ta tổ chức phong

trào phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói. Qua đó lực lượng chính trị của quần chúng

được rèn luyện, được tập hợp thành một đội quan chính trị hùng hậu, rộng lớn trong tồn quốc.

Đối với lực lượng vũ trang, TW Đảng quyết định lấy dội du kích Bắc Sơn làm cái vốn ban

đầu cho CM và đến năm 1941 phát triển thành Trung đội cứu quốc quân Việt Nam.

“Cứu quốc quân” gồm hơn 30 chiến sỹ, kiên trì bám đất bám dân để chiến đấu vợt qua các cuộc càn quét khủng bố của TD Pháp ở vùng Bắc Sơn – Vũ Nhai. Đến 7/41, một bộ phận “ Cứu quốc quân” đã vựot vòng vây của quân thù để lên Biên giới VB. Bộ phận còn lại hoạt động trong dân tuyên truyền vũ trang và gây cơ sở. Đến 15/9/41, Trung đội “ Cứu quốc quân” thứ hai được thành lập với 47 chiến sỹ đã mở rộng địa bàn hoạt động ở khắp Thái Nguyên và Tuyên Quang. Tại Cao Bằng cuối năm 1941 đội “Tự vệ vũ trang “ được thành lập.

7.5.44, Tổng bộ VM ra chỉ thị sửa soạn k/n. Tháng 8/44, ban Thường vụ TW ra lời kêu gọi sắm vũ khí đuổi thù chung. Từ đó các Hội cứu quốc phát triển nhanh.

Ngày 22/12/1944, Lãnh tụ NAQ ra chỉ thị v/v thành lập đội VNTTGPQ gồm 32 chiến sỹ do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, và ngay sau khi ra đời Đội đã liên tiếp hạ được hai đồn Phay Khắt (25/12/44) và Nà Ngần (26/12/44). Đồng thời Cứu quốc quân cũng hạ được đồn Chợ Chum và phát triển chiến tranh du kích ở Thái Nguyên tiến về Chiêm Hoá, Tam Đảo, Vĩnh Yên, Phú Thọ để tiếp tục hoạt động. Ngồi LLVT ở TW, đảng cịn xây dựng LLVT ở địa phương với các đội tự vệ để diệt ác ôn tuyên truyền vũ trang và bảo vệ quần chúng.

Ngày 9/3/45, Nhật đảo chính Pháp. Ngày 12/3 Ban thường vụ TW ra chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phát động cao trào kháng Nhật cứu nước. Ngày 15.3.Tổng Bộ VM ra lời kêu gọi đẩy mạnh cao trào kháng Nhật cứu nước. Lời kêu gọi viết:

“ Giờ kháng Nhật cứu nước đã đánh. Kíp nhằm theo lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh của VM: Tiến lên !

Xông tới !

Cứu nước, cứu nhà !”

Đồng thời trong cao trào chống Nhật cứu nước đã xuất hiện thêm nhiều đội VT mới, tiêu biểu là Đội du kích Ba Tơ, đội du kích Bắc Giang và đội du kích Hưng Yên

LLVT đã tiến hành chiến tranh du kích cục bộ, tấn cơng vào các đồn địch, tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy từng phần. Ở khu VB lực lượng chính trị cứu quốc của quần chúng trong

MTVM được sự hỗ trợ của LLVT đã tiến hành k/n từng phần gp nhiều xã, châu. Trong phong trào đó các Hội cứu quốc được củng cố và phát triển, 10 chính sách của MTVM được thi hành.

Ở các tỉnh đồng bằng Bác Bộ và Trung Bộ, đảng phát động phong trào phá kho thóc để giải quyết nạn đói. Hành triệu quần chúng được huy động vào trận tuyến đáu tranh, các Hội cứu quốc được củng cố phát triển.

Ở thành thị, các đội tuyên truyền xung phong của VM đã tổ chức diễn thuyết, bám sát bọn Việt gian.

Trước sự phát triển của lực lượng CM hội nghị quân sự Bắc Kỳ đã quyết định đặt nhiệm vụ quân sự lên trên hết. Và chủ trương mở rộng chiến tranh du kích. Vì vậy Hội nghị đã sát nhập VNTTGPQ và Cứu quốc quân thành VNGP quân.

Như vậy, đến 8/45 Đảng ta đã xây dựng được 1 LLVT bao gồm LLVT chính quy và LLVT địa phương.

Song song với việc chuẩn bị LLCTrị và LLVT, Đảng và MTVM cũng hết sức quan tâm tới việc XD căn cứ địa CM để nhằm đảm bảo sự an toàn cho các tổ chức CM và các cơ quan lãnh đạo của đảng. Những địa bàn như vậy cho các cơ quan TW được gọi là “ An toàn khu”, được chọn và xây dựng bí mật ở nhiều chỗ xung quanh HN.

Nhưng đến thời gian chuẩn bị cho cuộc CM, do yêu cầu lớn của CM và sự thay đổi lớn của tình hình, bên cạnh việc giữ vững những an tồn khu ta cịn XD những khu du kích, những căn cứ địa CM mới và Bắc Sơn, Vũ Nhai là những nơi được TW chọn làm căn cứ địa CM. Năm 1942, Cao Bằng được chọn làm nơi thí điểm thực hiện các chính sách của MT và đây cũng là căn cứ địa CM đầu tiên của Đảng. Tại Hội nghị quân sự Bắc Kỳ đã quyết định Tổng bộ VM ra đời và lấy căn cứ địa VB là căn cứ địa của cả nước.

(Gồm 6 tỉnh: Cao –Bắc- Lạng; Hà - Tuyên- Thái.).

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP KIẾN THỨC LỊCH SỬ LTDH (Trang 27 - 29)