BẢNG 1.3 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN
BIỂU ĐỒ 1.3 TÌNH HÌNH NỢ PHẢI TRẢ QUA 3 NĂM 2010-
2010 2011 2012 - - 5,000,000,000 10,000,000,000 15,000,000,000 20,000,000,000 25,000,000,000 30,000,000,000 35,000,000,000 NỢ NGẮN HẠN NỢ DÀI HẠN Nợ ngắn hạn
Là nguồn tài trợ nhanh nhất cho cơng ty khi nguồn vốn khơng xoay vịng kịp, tuy nhiên việc sử dụng các khoản nợ ngắn hạn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mất an tồn cho hoạt động của cơng ty khi các khoản nợ này đến hạn mà công ty không đủ khả năng thanh toán được.
Qua bảng 1.2 và biểu đồ 1.3 ta thấy nợ ngắn hạn của cơng ty có sự biến động không ổn định qua 3 năm. Năm 2011, nợ ngắn hạn tăng lên 6.994.847.948 đồng, tương ứng với tăng 52,98% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011, công ty đã vay vốn từ ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động cho cơng ty, chiết khấu có truy địi chứng từ hàng xuất khẩu, bảo lãnh và phát hành thư tín dụng. Cơng ty đã làm hợp đồng thế chấp TS số 0139/NHNT ngày 21/4/2011
đảm bảo bằng máy móc thiết bị thuộc quyền sỡ hữu của cơng ty. Ngồi ra trong năm này, các khoản phải trả khác như phải trả người bán, phải trả người lao động, hay thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước đều tăng lên. Mặc dù có một số khoản phải trả như kinh phí cơng đồn, bảo hiểm xã hội, phải trả cổ tức có giảm xuống nhưng tốc độ giảm khơng mạnh bằng tốc độ tăng lên của các khoản vay ngắn hạn.
Đến năm 2012, nợ ngắn hạn của công ty lại giảm xuống 5.544.530.578 đồng, tương ứng với giảm 27,45 %. Mặc dù vay và nợ ngắn hạn vẫn tăng lên, tăng 1.293.071.884 đồng, tương ứng tăng 49,59 % nhưng tốc độ tăng này nhỏ hơn tốc độ giảm xuống của các khoản mục khác, ví dụ như khoản mục người mua trả tiền trước đã giảm đến 3.554.991.203 đồng, tương ứng với giảm 92,24%, các khoản thuế và phải nộp nhà nước cũng giảm đáng kể.
Nhìn chung thì cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty qua 3 năm biến động không được tốt, mặc dù có giảm trong năm 2012 nhưng các khoản nợ vay vẫn tăng lên, điều này chứng tỏ công ty đang sử dụng nguồn tài trợ tín dụng thương mại, đây là nguồn tài trợ mà khơng phải bỏ ra chi phí sử dụng vốn nhưng lại làm tăng tính phụ thc của công ty.
Nợ dài hạn
Nợ dài hạn của cơng ty chủ yếu là do dự phịng trợ cấp mất việc làm và các khoản vay dài hạn. Đây là nguồn tài trợ cho cơng ty khi thiếu hụt vốn, nó có tính an tồn cao hơn so với nợ ngắn hạn, cơng ty có thể sử dụng vốn này để tài trợ cho tài sản dài hạn. Trong 3 năm, nợ dài hạn của cơng ty có xu hướng giảm xuống, cụ thể năm 2011 giảm 5.918.669.560 đồng, tương ứng giảm 17,73% so với năm 2010, đến năm 2012 tiếp tục giảm xuống 1.726.182.881 đồng, tương ứng giảm 6,28%. Nguyên nhân của sự giảm xuống này là do trong 2 năm 2011 và 2012 công ty đã không vay các khoản vay dài hạn, các khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm và các khoản dự phịng phải trả dài hạn khơng phát sinh thêm.
Phân tích báo cáo tài chính cơng ty cổ phần may Phú Thịnh – Nhà Bè
1.2.2.2. Nguồn vốn chủ sỡ hữu
Đây là nguồn tài trợ quan trọng và an tồn nhất quyết định tính tự chủ của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là đối với ngành may mặc, sử dụng chủ yếu các TSDH, do đó việc có một nguồn tài trợ an tồn và vững chắc sẽ đảm bảo cho tính cạnh tranh của công ty, nhất là trong giai đoạn thị trường cạnh tranh gây gắt hiện nay.
Qua 3 năm, nguồn vốn chủ sỡ hữu của công ty đều tăng lên. Cụ thể, năm 2011 tăng 2.839.520.152 đồng tương ứng với tăng 8,17% so với 2010. Đến 2012, VCSH lại tiếp tục tăng lên 2.061.933.948, tương ứng với tăng 5,48% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do công ty tiến hành mở rộng sản xuất đẩy mạnh đầu tư thiết bị máy móc, mua sắm tài sản cố định mới để phát triển sản xuất, bổ sung vốn lưu động do đó đã tăng cường trích lập quỹ đầu tư phát triển, làm quỹ này tăng lên 234.000.000 trong năm 2011 và tăng 646.528.011 trong năm 2012. Ngồi ra để dự phịng những trường hợp gặp rủi ro thua lỗ trong kinh doanh, gập thiên tai, hỏa hoạn…hoặc bổ sung vốn kinh doanh từ quỹ dự phịng tài chính nếu sử dụng khơng hết, cơng ty đã trích lập thêm quỹ dự phịng tài chính, làm quỹ này tăng lên 233.968.000 tương ứng tăng 21,49% trong năm 2011 và tăng lên 1.600.000.000 tương ứng với tăng 120,97% trong năm 2012.
1.2.3. Phân tích kết quả kinh doanh thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là tổng hợp kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty trong vịng một năm. Thơng qua đó, các nhà quản trị có thể dánh giá được hiệu quả của việc sử dụng vốn như thế nào, có hợp lý hay khơng. Việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đóng vai trị quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty nhằm kịp thời phát hiện ra những hạn chế để điều chỉnh, góp phần giúp cơng ty hoạt động có hiệu quả hơn. Để biết được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay khơng, ta cần xem xét đến cả 3 yếu tố : doanh thu, lợi nhuận và chi phí