Giai đoạn đầu của thời kỳ tăng trưởng cao độ (1955 – 1962)

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở nhật bản và kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN

2.2. Các giai đoạn phát triển của kinh tế tư nhân Nhật Bản

2.2.2. Giai đoạn đầu của thời kỳ tăng trưởng cao độ (1955 – 1962)

Đây là thời kỳ mà Nhật Bản có được tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao. Biểu

hiện là từ 1952 đến 1958, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) đã tăng với tốc độ 6,9%/

năm7. Tốc độ cao này được duy trì suốt những năm 60. Thời kỳ phát triển kinh tế nhanh hiếm có trong lịch sử thế giới này cũng là thời kỳ mà Nhật Bản đã có những biến đổi thần kỳ trong nước cũng như quan hệ với bên ngoài. Những biến đổi này có tính liên tục và tăng nhanh về lượng, bao gồm: cách mạng công nghệ, lao động rẻ nhưng lại có kỹ năng cao, lao động nơng nghiệp dư thừa được khai thác triệt để, tỷ lệ để dành cao, đầu tư tư nhân cao, đồng Yên được cố định vào USD với tỷ giá 360 Yên/USD có lợi cho xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng rất lớn, nguồn tài chính ổn

7

định nhờ các chính sách của Chính phủ giữ cho các ngân hàng khỏi bị phá sản,

chính sách tài chính và chính sách cơng nghệ được sử dụng tích cực. Có thể nói

trong giai đoạn này, Nhật Bản đã hoàn toàn phục hồi kinh tế, tạo điều kiện để các

DNNVV gia tăng sản lượng và lợi nhuận. Cùng với quá trình phát triển, thiết bị,

công nghệ sản xuất cũng được cải tiến và đổi mới, giúp chun mơn hóa sâu hơn hoạt động sản xuất để đáp ứng các nhu cầu về sản phẩm đa dạng và chất lượng cao từ thị trường.

Tuy nhiên, trong khi những doanh nghiệp lớn được mua sắm những công

nghệ sản xuất tiên tiến thì các DNNVV lại phải chấp nhận đổi mới bằng cơng nghệ

đã từng sử dụng. Chính vì thế, xu hướng ngày càng gia tăng khoảng cách về năng

suất, tiền lương, công nghệ và phát triển nguồn vốn giữa các doanh nghiệp lớn và các DNNVV đã xuất hiện và tạo ra “Cơ cấu hai tầng” ở nền kinh tế Nhật Bản. Năng suất lao động trong khu vực DNNVV luôn thấp hơn so với trong khu vực doanh nghiệp lớn. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Chương trình Hỗ trợ hiện đại hóa hệ thống tài chính để giúp DNNVV có thể đổi mới trang thiết bị và công

nghệ sản xuất. Đây là nhu cầu cấp thiết bởi vì chính những doanh nghiệp lớn cũng xuất hiện nhu cầu thuê ngoài đối với những dịch vụ được cug cấp bởi DNNVV, đặc biệt là ở ngành sản xuất máy móc thơng qua các hợp đồng thầu phụ.

Chính phủ cũng triển khai bổ sung một vài công cụ khác để đẩy mạnh phát triển các DNNVV bên cạnh các công cụ hỗ trợ ở giai đoạn trước. Chính phủ đã

chọn những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất như thiết bị điện tử, máy móc và sản phẩm dệt, đây vốn là các ngành sở hữu năng lực cạnh tranh một cách tương đối và hướng tới xuất khẩu. Trong năm 1956 và năm 1957, hàng loạt những luật liên quan được ra đời nhằm thể chế hóa các định hướng hỗ trợ sự phát triển này. Đó là Luật về các biện pháp tạm thời khuyến khích sự phát triển của ngành cơ khí, Luật về các biện pháp tạm thời để phát triển thiết bị cho ngành dệt hay là Luật về các biện pháp tạm thời để phát triển công nghiệp điện tử. Nhờ vào việc các thể chế này hoạt động hiệu quả mà năng lực cạnh tranh của các nhóm ngành được thụ hưởng chính sách đã nâng lên rõ rệt, tuy nhiên, nó vẫn chưa giải quyết được vấn đề khoảng

Luật về các biện pháp tạm thời để thúc đẩy các DNNVV theo ngành đã được ban hành vào năm 1959. Do môi trường cạnh tranh vốn thay đổi nhanh chóng nên tính chất tạm thời để đảm bảo rằng những luật này có thể được áp dụng tập trung trong một thời gian ngắn và đến với đúng ngành cần tác động. Việc xác định nhóm đối tượng dựa trên các tiêu thức, bao gồm: i) tồn tại khoảng cách lớn ở giữa hai

nhóm doanh nghiệp lớn và DNNVV cùng lĩnh vực đó; ii) ngành được lựa chọn có tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng, mở rộng xuất khẩu và củng cố cơ cấu trong ngành công nghiệp ở tương lai; iii) xác định được các nhu cầu cấp bách phải giải quyết

nhằm giúp đỡ các DNNVV phát triển.

Dựa trên tiêu chí này, các ngành được lựa chọn hầu hết đều tập trung trong các lĩnh vực như sản phẩm kim loại, dệt may, hàng hóa tiêu dùng hằng ngày, đây

vốn là những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản ở thời kỳ đó. Các chính

sách được ban hành vẫn thường có xung đột lợi ích giữa các nhóm nhưng lại khơng được giải quyết một cách hiệu quả bằng luật. Cách giải quyết của Nhật Bản là thành

lập Hội đồng tư vấn chính sách DNNVV rồi thông qua cơ chế cùng thảo luận, tiếp thu những ý kiến đóng góp từ các bên nhằm đưa ra các giải pháp. Từ đó, các chỉ thị

đưa ra đã có tính hướng dẫn hành chính hơn là sự ràng buộc pháp lý đồng thời

Chính phủ tránh được xung đột với Luật Chống độc quyền. Chính phủ tiếp tục ban hành một loạt những luật liên quan nhằm cải cách đối với hệ thống tài chính và giúp

đỡ hiện đại hóa các trang thiết bị cho DNNVV. Ví dụ như Luật về Quỹ hỗ trợ phát

triển DNNVV (1956 và sửa đổi năm 1960). Thêm vào đó, tại những tỉnh, thành phố trên toàn quốc, bắt đầu xuất hiện những hiệp hội bảo hiểm tín dụng và trên cơ sở của Luật về Công ty Bảo hiểm tín dụng DNNVV năm 1958, cơng ty Bảo hiểm tín dụng DNNVV cũng được thành lập trong cùng năm này. Chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng cho những hiệp hội hợp tác doanh nghiệp – một hình thức cartel của các DNNVV rồi sau đó ba năm, mức thuế thu nhập doanh

nghiệp được áp dụng cho các DNNVV đã giảm đi tương ứng.

Luật về ổn định hóa DNNVV có mục đích nhằm hạn chế tính cạnh tranh q mức giữa những DNNVV với nhau bằng việc thành lập những liên kết HTX để nâng cao về năng lực đàm phán của các nhóm DNNVV thông qua điều chỉnh về sản

phẩm, khối lượng sản xuất, số lượng trang thiết bị, phương pháp phân phối cùng chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào. Mặc dù vậy, vấn đề lúc bấy giờ của DNNVV là “chi phí nguyên vật liệu cao và chi phí sản xuất thấp” đã khơng được giải quyết triệt

để trên thực tế. DNNVV trong các HTX được điều chỉnh này không thể tiến hành

bất cứ hoạt động mang tính liên kết kinh doanh nào và duy nhất được thành lập ở khu vực sản xuất. Điều này đã dẫn tới việc chuyển đổi Luật Bình ổn DNNVV sang Luật về tổ chức hiệp hội DNNVV (1957) trước khi luật này bị bãi bỏ năm 1958. Từ những điều chỉnh này mà một loạt hoạt động chung giữa những DNNVV ở lĩnh vực hợp tác mua, chế biến nguyên vật liệu, xử lý nước, trong quan hệ công chúng hay phân phối sản phẩm chính thức được thực hiện. Luật này lại được sửa đổi lại vào năm 1962. Nhằm giải quyết các yếu kém trong quản lý, bất lợi về điều kiện lao động, năng suất lao động thấp, thiết bị lạc hậu và không phân tách rõ ràng giữa

doanh nghiệp vi mô và hộ gia đình, Luật về các hiệp hội thương mại và công nghiệp

đã được ra đời năm 1960. Tuy nhiên, các tư vấn trên được phân bổ theo tỉnh, địa

phương, chưa tập trung cho nhu cầu từ phía doanh nghiệp. Phải tới năm 1963, hoạt động tư vấn về vấn đề hợp lý hóa quản lý, đổi mới về công nghệ sản xuất mới thực

sự được tiến hành một cách bài bản, có hệ thống với sự ban hành của Luật Tư vấn DNNVV. Cùng với tiến bộ khoa học công nghệ, nhu cầu đa dạng sản phẩm với vai trò đầu vào trong sản xuất, những công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp đã được nâng cấp và chuyên môn hóa cao hơn. Sự cạnh tranh về giá đã thúc đẩy những

doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản tiến hành hoạt động thuê ngoài, tạo nên một hệ thống thầu phụ có đa lớp. Ở đó, cơng ty mẹ là nhà thầu chính, nằm trên đỉnh và các cơng ty con là nhà thầu phụ phân phối ở các tầng khác nhau. Từ nhu cầu thuê ngoài mà một lượng lớn những doanh nghiệp nhỏ đã được tạo ra, đồng thời tạo nên một hệ thống thầu phụ có sự hoạt động hiệu quả, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là

không đáng kể trong hệ thống này. Mối quan hệ lâu dài giữa các nhà thầu phụ và

nhà thầu chính đóng vai trị quan trọng trong việc chuyển giao những công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng từ những nhà thầu chính sang những nhà thầu phụ (DNNVV), góp phần nâng cao trình độ về công nghệ sản xuất trong tổng thể nền

Tuy nhiên, vẫn tồn tại các vấn đề phải giải quyết nhằm đảm bảo cho sự phát triển cho các nhà thầu phụ. Thực tế là kể từ khi hình thành hệ thống này, các doanh nghiệp lớn đã ép buộc tỷ lệ chiết khấu rất cao, bất bình đẳng và trì hỗn việc thanh toán theo như cam kết cho các nhà thầu phụ (DNNVV) dựa trên các lợi thế khi ký kết hợp đồng. Do đó, sự ra đời của Luật về ngăn chặn sự chậm trễ trong việc thanh toán các hợp đồng thầu phụ (1956) đã củng cố cho Luật Chống độc quyền đồng thời

đưa ra các quy định chặt chẽ hơn để điểu chỉnh những hành vi xấu kể trên một cách

hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở nhật bản và kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)