CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN
3.2. Một số đề xuất trong việc vận dụng kinh nghiệm của Nhật Bản nhằm phát
triển kinh tế tư nhân của Việt Nam
3.2.1. Về phía Nhà nước
Đảm bảo một mơi trường kinh doanh cạnh tranh trên tổng thể nền kinh tế:
Chính phủ cần tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, trong đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tham gia hay rút lui khỏi thị trường và các nguồn lực hữu hạn
được sử dụng hiệu quả hơn. Công tác triển khai và thực hiện các luật cơ bản như
Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hay Luật Cạnh tranh cần được đánh giá thường xuyên bởi nó sẽ giúp Chính phủ biết rõ những cản trở trong tiến trình tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Phát triển cần đi đôi với cơ cấu lại doanh nghiệp. Hỗ trợ chuyển đổi những hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp. Tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, hình thành cơ chế quản lý năng động và tăng cường sự giám sát của xã hội, đảm bảo hài hịa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Cho đến nay, việc tạo cơ hội gia nhập thị trường đã được chú
trọng, nhưng các điều kiện cho việc rút lui khỏi thị trường vẫn chưa được Chính
phủ chú ý đúng mức. Nó đã ngăn cản sự di chuyển một lượng vốn lớn từ những ngành có hiệu quả thấp sang những ngành có hiệu quả cao trong nền kinh tế.
Tác động của chính sách đối với các ngành cơng nghiệp hỗ trợ:
Chính phủ cần lựa chọn những ngành công nghiệp hỗ trợ, là ngành có tiềm
năng phát triển nhất để tác động và chính sách được triển khai trong một thời gian
ngắn. Ví dụ như ưu đãi thuế để giảm nhập khẩu, nhằm giúp các doanh nghiệp trong
nước phát triển các ngành này. Không thể kỳ vọng có một chính sách chung áp
dụng có hiệu quả cao cho mọi ngành ngay lập tức. Quan trọng là tính chất tạm thời của các luật ban hành để đảm bảo rằng các luật này sẽ được áp dụng một cách tập trung trong một thời gian ngắn, đến đúng ngành cần tác động bởi vì mơi trường
Thúc đẩy hình thành sự liên kết giữa các DNNVV và các doanh nghiệp lớn:
Chính phủ cần thúc đẩy hình thành mối quan hệ chiến lược giữa hai nhóm
DNNVV và doanh nghiệp lớn, thu hút những doanh nghiệp lớn vào chuỗi cung ứng sản phẩm. Mối quan hệ này sẽ giúp chi phí giao dịch được giảm bớt, là tiền đề để các doanh nghiệp lớn, những nơi có khả năng nghiên cứu và phát triển độc lập,
chuyển giao công nghệ, thiết bị sản xuất đến các doanh nghiệp nhỏ, những nơi có khả năng chun mơn hóa cao nhưng lại hạn chế về nguồn nhân lực và tài chính để tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu. Đối với những kỹ thuật và sản phẩm mà xí
nghiệp lớn khơng làm được thì họ sẽ sử dụng các sản phẩm từ xí nghiệp nhỏ và vừa. Sự hợp tác này mang lại năng lực công nghệ cao và tạo ra những ngành sản xuất mới với tiềm năng lợi nhuận cũng như tạo cơ hội để doanh nghiệp nâng cao năng
lực cạnh tranh. Sự kết hợp hài hịa giữa xí nghiệp lớn cùng với xí nghiệp nhỏ tại Nhật Bản được thể hiện ở phương châm “dựa vào nhau để cùng tồn tại và phát
triển”. Đây cũng chính là điều mà Việt Nam vẫn còn thiếu trong những giai đoạn phát triển vừa qua.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần phải lường trước và có phương án đối phó với những khả năng xấu nhất có thể xảy ra khi doanh nghiệp lớn chậm trễ trong thanh toán cho doanh nghiệp nhỏ, gây ra khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp này. Trong quá khứ, Nhật Bản đã từng gặp phải vấn đề này và họ đã ban hành Luật về ngăn chặn sự chậm trễ trong thanh toán các hợp đồng thầu phụ (1956) nhằm đưa ra những quy định chặt chẽ để có thể điều chỉnh các hành vi xấu nói trên một cách hiệu quả nhất.
Hoàn thiện thể chế để nâng cao hiệu quả của các chính sách:
Các nhóm thể chế cần được hình thành đồng bộ và có sự tách biệt về mặt
chức năng giữa chúng. Nhóm thể chế thứ nhất sẽ hỗ trợ theo chức năng, không phân biệt về ngành nghề và thường được vận hành bởi các cơ quan quản lý Nhà nước như ngân hàng chính sách. Nhóm thể chế thứ hai, là những thể chế có tính chun mơn
hóa sâu hơn theo ngành nghề, hỗ trợ theo lĩnh vực kinh doanh như các hiệp hội
chính quyền địa phương như phịng thương mại và công nghiệp, sẽ hướng tới hoạt
động hỗ trợ nhóm doanh nghiệp phân theo quy mơ, và đối tượng ưu tiên ở đây là các DNNVV.
Thay đổi quan niệm về vai trò của DNNVV:
Đã đến lúc khơng có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp tư nhân và những thành phần kinh tế khác, có những chính sách thích hợp để phát triển các
DNNVV nói riêng và kinh tế tư nhân nói chung. Cần nhìn nhận tích cực về các
doanh nhân, nêu cao tinh thần kinh doanh trong xã hội, khuyến khích lớp trẻ đi vào kinh doanh. Có hình thức khen thưởng, động viên các doanh nhân làm ăn kinh tế
giỏi và cũng sẵn sàng giúp đỡ những doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản…. Kinh
nghiệm ở Nhật Bản cho thấy, khu vực DNNVV sẽ không chỉ là nơi phát triển việc làm cho lực lượng lao động mà còn là: i) vườn ươm cho thị trường cạnh tranh; ii) chủ thể của đổi mới công nghệ; iii) chủ thể phát triển kinh tế tại mỗi địa phương.
Việt Nam cần triển khai các nhóm chính sách nhằm khai thác và phát huy tiềm năng về khoa học – công nghệ trong các DNNVV, tạo tiền đề củng cố sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ, nâng cao vị thế của các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất. Thành công trong lĩnh vực này sẽ trực tiếp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mở rộng phần giá trị gia tăng của doanh nghiệp và tạo ra nhiều việc làm có chất lượng cho người lao động.
Xây dựng các thể chế có tính chun mơn hóa cao trong việc hỗ trợ DNNVV: Chính phủ cần thiết kế các thể chế hỗ trợ DNNVV theo hướng chun mơn hóa, theo đó, mỗi thể chế sẽ chịu trách nhiệm về một mặt nhất định trong sự phát triển của DNNVV. Việc giảm thiểu sự chồng chéo trong các hoạt động hỗ trợ DNNVV sẽ nâng cao hiệu quả thực thi của các chính sách từ phía Nhà nước. Quan trọng hơn, Nhà nước sẽ không nhất thiết phải tham gia vào tất cả các khía cạnh trong sự phát triển của DNNVV. Chính phủ cần đưa ra những biện pháp thúc đẩy các thể chế tư nhân tham gia hỗ trợ khu vực DNNVV phát triển. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, sự hỗ trợ của các tổ chức tư nhân tỏ ra hữu hiệu hơn hẳn so với các tổ chức của Chính phủ ở nhiều khía cạnh trong một số trường hợp nhất định.
Hình thành các tập đồn tư nhân lớn mạnh:
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện chưa có cấu trúc phân tầng rõ rệt và chủ yếu vẫn ở quy mô vừa và nhỏ. Nếu để phát triển tự nhiên thì vẫn sẽ hình thành
những tập đồn tư nhân, vấn đề là phải đẩy nhanh quá trình này để cho ra đời những tập đoàn lớn mạnh và thực sự bền vững. Việc này không phải chỉ cần một văn bản
quy định là xong, mà cần tổng lực của nhiều yếu tố, ngồi tự thân doanh nghiệp thì
vẫn cần sự hậu thuận chính sách đặc biệt từ Nhà nước. Nói đến mơ hình, chúng ta cần học tập kinh nghiệm của Nhật Bản. Họ không đi theo con đường lâu dài để hình thành những tập đồn tư nhân mà cần phải có sự dẫn dắt của Nhà nước để đi theo
đúng quy luật thị trường. Vai trò của Nhà nước ở đây là xây dựng nên khung pháp
luật, những thể chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển các tập đoàn tư nhân, tạo ra sức bật lớn đối với tăng trưởng và phát triển của đất nước.
Hỗ trợ về vốn:
Các hình thức huy động vốn cần được mở rộng như liên doanh, liên kết, phát triển thị trường vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Khuyến khích đầu tư trong nước thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia. Thiết lập cơ chế bảo hành rủi ro tín
dụng, loại bỏ mức lãi suất trần bị áp đặt trong vay vốn ngân hàng, giúp cho doanh nghiệp tư nhân được vay với mức lãi suất thường dành cho các doanh nghiệp Nhà
nước. Nhà nước cần thành lập Quỹ phát triển DNNVV, hệ thống pháp luật cần được
hoàn thiện nhằm đẩy mạnh hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Có cơ chế cho doanh nghiệp tư nhân vay vốn viện trợ đối với những lĩnh vực mà Nhà nước
khuyến khích phát triển. Năm 2012, Việt Nam tiếp tục áp dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát. Để hỗ trợ các doanh nghiệp, các biện pháp giảm lãi suất cần thiết phải ra đời. Phát huy hiệu quả của Quỹ hỗ trợ tín dụng để doanh nghiệp có thể vay vốn thơng qua hình thức tín chấp.
Hỗ trợ về cơng nghệ:
Nhà nước cần hỗ trợ để các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận và sử dụng được các công nghệ tối tân nhất. Tuy nhiên, với điều kiện nước ta hiện nay, việc
cạnh đó, cần kết hợp việc cải tiến công nghệ để nâng cao năng suất và hiệu quả nhưng cũng tránh biến Việt Nam thành một “bãi thải công nghiệp”, tức là tránh nhập những loại công nghệ, kỹ thuật đã lỗi thời hoặc hiệu quả kinh tế thấp. Ngoài ra, Nhà nước cần chú trọng phát triển khoa học – công nghệ ngay trong nước để các doanh nghiệp có thể dễ dàng sở hữu với giá rẻ.
Hỗ trợ về mặt bằng sản xuất:
Giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất cần được cấp phát nhanh chóng cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, một nghị quyết tồn diện về đổi mới chính sách pháp luật về đất đai cần được Chính phủ ban hành. Nó sẽ khắc phục cơ bản sự thiếu
đồng bộ trong các đạo luật liên quan đến đất đai như hiện nay. Nhà nước cần thiết
phải nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất, khắc phục triệt để tình trạng “xin – cho” đang diễn ra, và đặc biệt cần có chế tài đủ mạnh để xử lý tình trạng đất sử dụng khơng đúng mục đích, gây lãng phí, thất thoát tài sản quốc gia.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đội ngũ doanh nhân:
Nhà nước cần mở các lớp đào tạo ngắn hạn và có chất lượng cho các doanh
nghiệp tư nhân tham gia. Chương trình quốc gia trong việc đào tạo doanh nhân cần
được triển khai và thực hiện, từng bước tiếp cận với chuẩn mực quốc tế về đào tạo
ngành quản trị kinh doanh. Chương trình giáo dục kinh doanh cần được lồng ghép
vào chương trình đào tạo nghề, giúp người lao động có những hiểu biết cơ bản nhất
về doanh nghiệp của mình, củng cố quan hệ lao động trong doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên liên quan.
Đảm bảo chất lượng nguồn thông tin cung cấp cho doanh nghiệp:
Nhà nước cần phát triển hơn nữa các trung tâm thông tin, xúc tiến thương
mại, phát triển đa dạng các hình thức cung cấp thơng tin cho doanh nghiệp tư nhân về sản phẩm, thị trường, thị hiếu tiêu dùng, chiến lược ngoại thương, hợp đồng, giá cả, pháp luật hiện hành… bằng các hình thức như: truyền hình, đài báo, sách…
Vấn đề thi hành luật, thủ tục hành chính và các chính sách:
Hệ thống luật thuế cần được sửa đổi theo hướng đơn giản hóa, phù hợp với quy mô của các DNNVV. Nguồn thu và sắc thu cần giảm bớt, tạo cho các doanh nghiệp có điều kiện tập trung vốn để sản xuất và mở rộng hoạt động. Từng bước tạo ra mặt bằng pháp luật và áp dụng hợp lý các chính sách thuế, các loại giá cả dịch vụ (thuế đất, điện, nước, bưu chính viễn thơng…). Sử dụng các chính sách thuế quan
ưu đãi giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tiếp cận, hợp tác với nước ngoài. Năng
lực trong xét xử của tòa án cũng như trọng tài kinh tế cần được nâng cao. Hợp thức hóa các hoạt động kinh tế khơng chính thức, giúp cho các doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, hoạt động minh bạch hơn, góp phần hạn chế nạn tham nhũng.
Chính phủ nên sớm thành lập một cơ quan quản lý Nhà nước chuyên về hỗ trợ chính sách cho khu vực tư nhân. Nó sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp và Chính phủ, giúp Chính phủ quản lý chặt chẽ, nắm bắt thơng tin kịp thời và giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn. Có một thực trạng
đáng lo ngại hiện nay là sau khi phân cấp, thấy rõ là doanh nghiệp nước ngoài đang
lấn áp doanh nghiệp nội địa. Ví dụ như lĩnh vực siêu thị, ở Hà Nội và TP.HCM, có rất nhiều các “khu đất vàng” được giao cho các nhà đầu tư nước ngoài mở siêu thị trong khi doanh nghiệp trong nước lại bị chèn ép. Nếu sang Nhật Bản, sẽ rất khó để tìm thấy các siêu thị nước ngồi. Đơn giản vì Nhật Bản có luật quy định rằng: muốn mở siêu thị, bắt buộc phải nằm trong bán kính 50 km khơng vướng các siêu thị
khác. Điều này cho thấy Nhà nước cần có thêm nhiều quy định, luật lệ nhằm bảo vệ, phát triển các doanh nghiệp nội địa hơn nữa.
Có thể nói, mơ hình kết hợp giữa chủ trương “để mặc” tư nhân với điều tiết có chọn lọc của Chính phủ tại Việt Nam là một ví dụ điển hình đối với các nước
đang phát triển hiện nay. Cần thiết phải có những chính sách, cơ chế mới để khuyến
khích các nhà đầu tư tư nhân cùng tham gia, nhất là trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng
cơ sở, nhằm giảm bớt gánh nặng cho Chính phủ. Trong vấn đề này, Việt Nam cũng
cần học hỏi kinh nghiệm từ mơ hình PPP rất thành cơng của Nhật Bản để tìm ra
Nền kinh tế cần được phát triển theo chiều sâu. Trước tiên, phải sản xuất
kinh doanh trong những ngành có hàm lượng chất xám cao, mang lại giá trị gia tăng lớn, tạo dựng lợi thế cạnh tranh, khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thứ hai, tiến sâu vào các lĩnh vực dịch vụ cao cấp như tài chính, ngân hàng, hàng khơng, bảo hiểm,….
3.2.2. Về phía doanh nghiệp
Để kinh tế tư nhân thực sự lớn mạnh thì ngồi những nỗ lực từ Nhà nước, địi
hỏi tự thân các doanh nghiệp phải tăng cường nội lực thực sự trên thương trường. Kinh nghiệm từ Nhật Bản cho thấy rằng, các doanh nghiệp cần thiết phải tăng
cường mối quan hệ chủ - thợ và hướng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như quy trình làm việc mà phương châm “Tinh, Vi, Chuyên, Sâu” có thể là một gợi
ý tốt cho Việt Nam.
Áp dụng vào tình hình thực tế tại Việt Nam, các biện pháp cụ thể mà doanh nghiệp có thể thực hiện là:
Xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, thường xuyên có những điều chỉnh hợp lý, chuẩn bị cho mình những chính sách đối phó cần thiết với sự cạnh tranh gay gắt từ mơi trường bên ngồi. Doanh nghiệp cần phải hành động cụ thể, quyết đoán, chú trọng đến tốc độ, hiệu quả trong tình hình như hiện nay. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp cần làm phân tích SWOT (Điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức),
hồn thành từng bước các chương trình đã đặt ra. Mục tiêu đạt được lợi nhuận trong dài hạn cần đặt lên hàng đầu.
Kỹ thuật, công nghệ không ngừng được cải tiến. Nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm. Đa dạng hóa mẫu mã, bao bì cho sản phẩm. Gắn chặt chiến lược
tiếp thị với tâm lý và nhu cầu khách hàng. Tiến tới mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, củng cố sức cạnh tranh trên thị trường và tạo được vị thế, vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Các doanh nghiệp tư nhân cần có sự hồn thiện về bộ máy quản lý để nâng