CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN
2.2. Các giai đoạn phát triển của kinh tế tư nhân Nhật Bản
2.2.6. Giai đoạn thay đổi cơ cấu nền kinh tế lần thứ hai (2000 – đến nay)
2.2.6.1. Thời kỳ phục hồi và tăng trưởng vừa phải (2000 – quý III/200713)
Trong những năm đầu của giai đoạn này, rất nhiều công ty đã bị phá sản, làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Kể từ năm 1990, số người thất nghiệp đã tăng gấp
đôi và đạt con số kỷ lục trong 45 năm trở lại (5,5% vào tháng 12/2002). Tình trạng
này đã gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như số vụ tự tử, các vụ phạm pháp tăng lên rõ rệt và gia tăng tổng chi phí phúc lợi xã hội.
Vấn đề cấp bách đặt ra đối với Chính phủ lúc này là phục hồi kinh tế thơng
qua đẩy mạnh cải cách kinh tế. Luật cơ bản về DNNVV 1999 (sửa đổi) cũng được
triển khai. Nhật Bản khuyến khích các DNNVV phát triển độc lập, tăng trưởng
mạnh mẽ và đóng góp sức cạnh tranh to lớn cho thị trường, tạo ra những cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn, củng cố, phát triển kinh tế ở các khu vực và sáng tạo ra những ngành kinh doanh mới. Hệ thống chính sách đã thay đổi các mục tiêu để phù hợp hơn với những thay đổi về các định hướng phát triển cho DNNVV. Cụ thể, các chính sách chuyển từ nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển DNNVV, nâng cao hiệu quả
sản xuất đồng thời bù đắp các thiệt thịi trong quy mơ sản xuất ở mối tương quan với các doanh nghiệp lớn, sang chính sách thúc đẩy hoạt động sáng tạo tại doanh nghiệp, khuyến khích thành lập mới doanh nghiệp cũng như hình thành những doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm. Ngồi ra, hệ thống chính sách cịn tập trung vào
mục tiêu củng cố, đảm bảo đối với nguồn lực quản lý; đảm bảo hỗ trợ những sự hợp tác, liên kết khai thác những tập đoàn thương mại – cơng nghiệp; đảm bảo hợp lý hóa những giao dịch và cơ hội nhận được những đơn đặt hàng từ phía Chính phủ
Nhật Bản.
13
: Việc phân ra 3 giai đoạn nhỏ trong thời kỳ từ 2000 – đến nay dựa trên nguồn: Trần Quang Minh, 2011, trang 3 – 5.
Những cuộc cải cách đã đi dần vào quỹ đạo và đem lại những kết quả rất đáng khích lệ, mức tăng trưởng năm 2003 là 2,7%. Kinh tế Nhật đang ở trong giai đoạn hồi phục đầu tiên sau cuộc đại khủng hoảng tài chính và bất động sản, bởi tăng trưởng khơng cịn phải nhờ vào sự tài trợ của Nhà nước như những năm trước đó
nữa, mà xuất phát từ sự năng động mới giành lại được của khu vực kinh tế tư nhân – nền kinh tế đã rũ bỏ được những gánh nặng do cuộc đại khủng hoảng gây ra. Núi nợ của kinh tế tư nhân Nhật Bản lên tới đỉnh điểm vào năm 1996 với khoản nợ tương đương 125% GDP. Kể từ đó, các doanh nghiệp Nhật Bản đã trả nợ được
khoảng 360 nghìn tỷ Yên (khoảng 90% GDP)14. Việc giảm nợ cho thấy nguyên tắc của các doanh nghiệp và qua đó cũng cho thấy yếu tố mang tính quyết định đối với sự phục hồi nền kinh tế quốc dân. Các công ty của Nhật cũng có ý thức hơn đối với những sách lược của họ. Thay vì hướng theo những luồng sản phẩm như các đối thủ của họ như trước thì lúc này, việc quản lý và điều hành sản xuất của các doanh
nghiệp đã được lựa chọn và cân nhắc kỹ lưỡng hơn. Trong quá trình tái cơ cấu,
Nhật Bản có những luật lệ riêng, khác với các công ty Phương Tây. Những doanh nghiệp nổi tiếng của Nhật không sa thải hàng loạt cơng nhân. Thậm chí ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản vẫn còn thấp hơn so với tỷ lệ thất nghiệp ở Đức. Ngành công nghiệp ô tô và những “người khổng lồ điện tử” ở Nhật Bản cũng đã bắt đầu hồi phục. Bên cạnh đó, vào tháng 10/2007, chương trình
tư nhân hóa mười năm ngành bưu điện cũng đã hoàn tất, đây là một trong những
ngành trọng điểm được tái cấu trúc bởi Chính phủ.
2.2.6.2. Thời kỳ suy thoái nghiêm trọng do khủng hoảng tài chính tồn cầu (quý IV/2007 – quý I/2009)
Những điều chỉnh trong các chính sách kinh tế đã đem lại các dấu hiệu phục hồi nền kinh tế từ sau năm 2000, nhưng khi mà các tín hiệu đó cịn yếu ớt thì khủng hoảng kinh tế tồn cầu lại xảy ra vào năm 2008 và tác động rất lớn đến sự phục hồi này. Khác với tình hình ở các nước Phương Tây, Nhật Bản không phải chịu ảnh hưởng mạnh ở khu vực tài chính từ cuộc đại khủng hoảng về cho vay thế chấp tuy
nhiên, do vào cuối năm 2008, đầu tư và nhu cầu đối với những mặt hàng xuất khẩu
chính sụt giảm mạnh đã đẩy Nhật Bản vào vịng suy thối nhanh hơn. Nhật Bản đang phải đối mặt với một vấn đề rất chơng gai về dài hạn, đó là tình trạng nợ cơng đã q lớn (170% GDP). Hoạt động của các DNNVV thời kỳ này thực sự bất ổn và
gặp nhiều khó khăn. Sự sụt giảm nhu cầu trong nước và tình trạng nợ nần ngày càng trầm trọng đã buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm mạnh sản lượng. Các doanh
nghiệp chế tạo vốn dĩ đứng đầu trong các ngành thì nay lại ở trong tình trạng yếu kém nhất. Lợi nhuận ngành này trong năm 2008: tháng 3, doanh thu giảm 22%, tháng 6 giảm 30%, tháng 9 giảm 43%. Phần lớn các DNNVV phải gắng cầm cự trong tình trạng thua lỗ, thậm chí cịn lâm vào phá sản do sản xuất trì trệ, khơng có lợi nhuận và rất khó để vay tiền của ngân hàng để trả nợ. Việc phá sản của các
doanh nghiệp gia tăng chưa từng thấy trong vòng tám năm trở lại với tỷ lệ phá sản năm 2008 tăng 11% so với năm 2007 và lên tới con số kỷ lục là trên 15.000 doanh
nghiệp phải đóng cửa. Đáng chú ý là phần lớn các doanh nghiệp bị phá sản thuộc các ngành dịch vụ, vận tải, xây dựng và kinh doanh bất động sản. Tổng số nợ của các DNNVV bị phá sản tại Nhật trong năm 2008 lên tới gần 1000 tỷ Yên15.
Sự yếu kém của những doanh nghiệp Nhật Bản – vốn được đánh giá rất cao ở
năng lực cạnh tranh, đã bị bộc lộ rõ ràng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, các định hướng nhằm phát triển doanh nghiệp gắn với những thị trường truyền thống ở Châu Âu, Mỹ theo cơ cấu “đơn cực” trong đó chọn cơng nghiệp làm trục
phát triển chính đã bắt đầu lộ rõ các hạn chế nhất định.
2.2.6.3. Thời kỳ phục hồi và bắt đầu tăng trưởng nhưng không ổn định (quý II/2009 – đến nay)
Sau khủng hoảng 2008, một số chỉ tiêu kinh tế Nhật Bản rất đáng báo động
như: tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 4,4% (năm 2005) lên 5,1% (năm 2009); tốc độ tăng
GDP giảm từ 1,93% (năm 2005) xuống -5,24% (năm 2009)16. Tình trạng thiểu phát
đã buộc các công ty phải cắt giảm chi phí để bảo vệ các mức lợi nhuận, gây tác động tiêu cực đối với thu nhập của người lao động và các nhà cung cấp. Ngân hàng Trung ương đã rót thêm tiền vào hệ thống ngân hàng nhưng nó lại chỉ có tác dụng
15
: Theo trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản, năm 2009
16
như một “cái đệm” ngăn chặn sự suy giảm của khu vực kinh tế tư nhân. Nhật Bản đã bị lao đao vì tình trạng thiểu phát kéo dài trong gần một thập kỷ qua do giá tài
sản suy giảm. Trước thực trạng này, Chính phủ đã dựa vào sự kích thích từ Ngân hàng Trung ương và cơ cấu tài chính để làm tăng nhu cầu và cho vay với những tỷ
lệ lãi suất thấp dành cho các thực thể tư nhân. Tất cả các giải pháp nhằm cứu vãn nền kinh tế đã bước đầu có được những tác dụng nhất định. Tổng trị giá đơn hàng sản phẩm máy móc từ khu vực kinh tế tư nhân – chỉ số quan trọng nhất để đánh giá khả năng sử dụng vốn của các công ty – trong tháng 3/2010 đã đạt 7,92 tỷ USD.
Việc tăng vốn đầu tư vào sản xuất trong khu vực kinh tế tư nhân Nhật Bản trong quý III/2010 tăng lên đáng kể sau ba năm gần như đóng băng. Bộ Tài chính Nhật
cũng cho biết mức tiêu dùng vốn của các doanh nghiệp đã tăng 4,8% đi kèm theo đó là doanh thu bán hàng của các công ty Nhật Bản cũng tăng 6,5% trong quý III/201017.
Tuy nhiên, đang trên đà hồi phục sau khủng hoảng tồn cầu thì nước Nhật lại phải hứng chịu một thảm họa lớn chưa từng có trong lịch sử. Sau trận động đất 9 độ richter kèm theo trận sóng thần hủy diệt ngày 11/3/2011, nền kinh tế thực sự rơi vào bế tắc. Tình trạng nhu cầu giảm trên toàn cầu, cộng với việc đồng Yên tăng giá đang đe dọa đến sự hồi phục của nền kinh tế vốn phụ thuộc vào xuất khẩu này.
Nhân dân Nhật Bản đã bắt tay ngay vào công cuộc tái thiết đất nước và nỗ lực cải thiện tình hình trên bằng rất nhiều các biện pháp kích cầu kinh tế. Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI), trong tháng 4/2011, sản lượng công nghiệp đã tăng 1% so với tháng 3 năm 2011. Sản lượng của những nhà máy thuộc lĩnh vực sản xuất và khai khoáng đã đạt 83,5% mức chuẩn của năm 2005. Ở lĩnh
vực chế tạo máy, sản lượng tăng 12,8% do mức cầu về thiết bị bán dẫn ở Nhật Bản và thị trường quốc tế tương đối ổn định. Mặc dù vậy, sản lượng trong các lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử, truyền thông và thông tin… bị sụt giảm mạnh do khơng có
đủ các linh kiện cần thiết. Dây chuyền sản xuất ở lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là ở
17
: www.baomoi.com, ngày truy cập 06/02/2012, Nhật Bản: Hoạt động của khu vực tư nhân chuyển biến tích
lĩnh vực sản xuất những thiết bị công nghệ cao đã bị ảnh hưởng nặng nề trong thảm họa này.
Các doanh nghiệp Nhật Bản – từ các đại tập đoàn cho đến các DNNVV – đã tỏ ý quan ngại trước nguy cơ tiền lời của họ bị giảm sút vì đồng Yên tăng giá. Chính phủ cũng khá bất lực trong việc hạ giá đồng tiền quốc gia nên họ không ngần ngại nghĩ đến khả năng di dời cơ sở sản xuất ra nước ngoài, nhất là khi đồng Yên cao giá cho phép họ ít tốn kém hơn trong việc mua lại cơ sở nước ngoài. Theo tổ chức
chuyên trách ngoại thương của Nhật Bản JETRO, từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2011, yêu cầu thông tin về đầu tư ra nước ngồi của các DNNVV đã tăng 32%. Theo Văn phịng tham vấn kinh tế Recof, từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2011, số lượng các thương vụ sáp nhập và mua lại doanh nghiệp có các cơng ty Nhật tham gia đã tăng
30%. Do khơng bị nợ nhiều và lại có thanh khoản dồi dào, từ tháng 4 đến tháng 9
năm 2011, các công ty Nhật đã chi 29 tỷ euro để mua lại các cơng ty nước ngồi.
Rõ ràng là cơng cuộc tái thiết đất nước sau thảm họa kép vẫn cịn rất nhiều
các khó khăn trước mắt mà Nhật Bản cần phải giải quyết. Trong nỗ lực chung phát
triển nền kinh tế thì có thể nói khu vực tư nhân vẫn sẽ là khu vực trọng điểm cũng
như là cứu cánh nhằm vực dậy nền kinh tế hiện lớn thứ ba trên thế giới này.