CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN
2.2. Các giai đoạn phát triển của kinh tế tư nhân Nhật Bản
2.2.5. Giai đoạn thay đổi cơ cấu nền kinh tế lần thứ nhất (1985 – 1999)
Điểm nhấn đầu tiên trong giai đoạn này là thời kỳ “bong bóng kinh tế” của
Nhật Bản kéo dài từ tháng 12/1986 đến tháng 2/1991. Nhật Bản trong thời kỳ này
có các đặc điểm kinh tế như đồng Yên cao giá so với USD, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế cao, tỷ lệ lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, giá bất động sản lẫn tài sản tài chính cao, tiêu dùng mạnh.
Ngun nhân hình thành “bong bóng kinh tế” đầu tiên là việc đồng Yên lên giá sau Thỏa ước Plaza 1985 10 gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản và đe dọa tới tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Ngân hàng Nhật Bản đã thực hiện hạ lãi suất nên tính thanh khoản cao quá mức hình thành, kèm theo đó là kinh tế tăng trưởng mạnh, đầu cơ tài sản xuất hiện đã làm tăng giá tài sản. Việc Hiệp ước Plaza được ký kết đã làm thay đổi môi trường kinh doanh của những doanh nghiệp Nhật
Bản. Sự nổi lên của những quốc gia Đông Á khác cũng mang đến những thách thức lớn đối với việc phát triển khu vực DNNVV. Các DNNVV đã không cạnh tranh
10
: là thỏa ước tài chính ký ngày 22/9/1985 tại khách sạn Plaza, New York, Mỹ bởi nhóm G5 khi đó gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. Nhóm G5 đi đến thỏa thuận giảm giá đồng USD so với đồng Yên và đồng Mác Đức
được với hàng hóa giá rẻ từ những nền kinh tế mới nổi tại Châu Á. Đây là tiền đề để
hệ thống chính sách Nhật Bản được chia ra làm hai. Nhóm đầu tiên, mới phát sinh,
thúc đẩy sự phát triển công nghệ cao, nhất là việc các DNNVV thực hiện nghiên
cứu và phát triển. Nhóm thứ hai vẫn tiếp tục hướng đến những vấn đề liên quan đến
điều chỉnh cơ cấu từ các giai đoạn trước.
Nguyên nhân thứ hai gây ra “bong bóng kinh tế” bắt nguồn từ việc thay đổi trong danh mục đầu tư của các nhà đầu tư khi họ nhận thấy tỷ giá Yên/USD đã thay
đổi, đặc biệt là sau Ngày thứ hai đen tối 11 . Các nhà đầu tư giảm đầu tư vào danh mục tài sản của Mỹ một cách đồng loạt và tăng đầu tư vào danh mục tài sản của Nhật Bản. Vì thế, giá cổ phiếu, trái phiếu của các cơng ty đã tăng nhanh, kích thích các xí nghiệp đầu tư.
Mơi trường kinh doanh thay đổi và tranh chấp thương mại với các quốc gia
mới nổi đã thúc đẩy những doanh nghiệp Nhật Bản chuyển dịch các địa điểm sản
xuất ra nước ngồi để tối thiểu hóa chi phí xuất nhập khẩu. Do liên kết chặt chẽ với những doanh nghiệp lớn nên các DNNVV cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó. Hệ thống liên kết dọc với sự trung thành của những doanh nghiệp con đối với doanh
nghiệp mẹ đã thực sự trở nên lạc hậu. Do chỉ nhận các hợp đồng chỉ định từ công ty mẹ, bỏ qua cơ hội hợp tác với những công ty lớn khác đã khiến các DNNVV gặp
phải khó khăn khi cơng ty mẹ giảm mạnh số đơn đặt hàng dưới tác động của những cú sốc bên ngồi. Và mối quan hệ chặt chẽ đó đã bị phá bỏ khi mà chỉ có ít cơng ty con đã theo chân những công ty mẹ ra nước ngồi đầu tư.
Các ngân hàng, tổ chức tín dụng ở Nhật Bản sau thời gian dài tiến hành đầu
tư vào những xí nghiệp chế tạo thì ở thời kỳ này đã chuyển sang đầu tư vào những
tài sản tài chính. Biểu hiện là họ đã cho vay rất tích cực đối với những dự án phát triển về bất động sản. Họ cũng sẵn sàng chấp nhận những tài sản tài chính hay bất
động sản sử dụng làm thế chấp khi xí nghiệp và các cá nhân vay đến vay vốn. Đây
là nguyên nhân khiến cho các tổ chức tín dụng này sau này mắc phải tình trạng nợ
khó địi khi “bong bóng kinh tế” vỡ vào năm 1991 và “bong bóng tài sản” vỡ vào
năm 1992.
Nếu như ở giai đoạn tăng trưởng cao, lượng doanh nghiệp mới gia nhập lớn
hơn lượng doanh nghiệp rút khỏi nền kinh tế thì tại thập kỷ này, xu hướng đó đã bị đảo ngược (Đồ thị 2.1).
Đồ thị 2.1: Tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản gia nhập và rút lui qua các thời kỳ
Đơn vị: %
Nguồn: Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản, 2009
Xu hướng trên đã ảnh hưởng lớn đến vai trò phát triển các việc làm của
doanh nghiệp, tạo ra áp lực lớn để giải quyết việc làm cho nền kinh tế và tiếp tục kéo dài cho đến hiện tại. Vào những năm 1990, nước Nhật đã ở trong một thời kỳ
đen tối mà về sau được biết đến như “một thập kỷ mất mát”. Tốc độ tăng trưởng
bình quân giai đoạn 1991 – 2000 chỉ là 0,5%/ năm. Đặc biệt, từ năm 1997, Nhật Bản bị khủng hoảng hệ thống tài chính tiền tệ, đồng n và chứng khốn giảm giá
5.90% 5.90% 4.30% 3.50% 2.70% 3.60% 3.80% 3.80% 4% 4% 3.20% 5.60% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 75 - 78 78 - 81 81 - 86 86 - 91 91 - 96 96 - 99 Mớigianhập Rútkhỏi thị trường
mạnh, nợ xấu khó địi tăng cao, sản xuất trì trệ và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Năm 1997, GDP thực chất là -0,7%, năm 1998 là -1,8%12.
Để đưa nền kinh tế thoát ra khỏi suy thối, một hệ thống chính sách đã được
tiến hành. Nhóm chính sách đầu tiên hướng tới thúc đẩy chuyển đổi ngành nghề và hội tụ doanh nghiệp thông qua việc ban hành “Các biện pháp tạm thời thúc đẩy việc triển khai sáng chế kinh doanh trong những ngành nghề cụ thể” (1997). Từ đó,
DNNVV với các cơng nghệ cơ bản được hội tụ lại đã tạo nên “xương sống” cho khu vực sản xuất tại Nhật Bản. Điểm nổi bật của chính sách mới là nó cho phép tích hợp những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ phần mềm, công nghệ thông tin như các “doanh nghiệp sản xuất” và trở thành các đối tượng của chính sách.
Nhóm chính sách thứ hai, xuất hiện từ trước đó, hướng tới thúc đẩy phát triển những doanh nghiệp công nghệ cao. Nhằm tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, năng lực trong nghiên cứu và phát triển để giúp các DNNVV mở rộng sang những các ngành nghề kinh doanh mới, rất nhiều các luật liên quan đã được ban hành vào các
năm 1988, 1990, tiêu biểu nhất là Luật Các biện pháp tạm thời khuyến khích các hoạt động kinh doanh sáng tạo đối với khu vực DNNVV. Luật này là cơ sở tạo nên các hiệp hội hợp tác bao gồm các DNNVV thuộc đa dạng những lĩnh vực kinh doanh. Thơng qua đó mà kiến thức, kinh nghiệm trong quản lý nhằm hướng tới sự phát triển sản phẩm mới được chia sẻ. Sau ba năm triển khai, hơn 300 hiệp hội đã
được thành lập, tạo ra nhiều kinh nghiệm phát triển chia sẻ cho bản thân các
DNNVV. Như vậy, các chính sách ở nhóm thứ hai đã nuôi dưỡng, hỗ trợ DNNVV
độc lập phát triển thành các doanh nghiệp năng động, có khả năng thích ứng với sự thay đổi môi trường kinh doanh cũng như những cú sốc bên ngoài khi mà nền kinh
tế đã bước vào hội nhập.
Có thể nói cuộc suy thoái kinh tế Nhật Bản lần này chủ yếu mang tính chất
cơ cấu liên quan đến mơ hình phát triển của Nhật Bản đang bị thách thức với môi trường kinh doanh đã thay đổi khác trước rất nhiều. Nó do tác động của sự đầu tư
khơng hiệu quả cũng như dư chấn của “bong bóng bất động sản” khiến các cơ sở có
hoạt động sản xuất kinh doanh phải mất một thời gian dài nhằm tái cơ cấu về vốn tư bản, nợ quá hạn và lực lượng lao động.