CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN
2.1. Vài nét về Nhật Bản và khu vực kinh tế tư nhân Nhật Bản
Nói đến Nhật Bản là nói đến một quốc gia rất nghèo nàn về tài nguyên thiên
nhiên, dân số đông và phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu. Vậy nhưng trải qua những biến động trong suốt lịch sử, tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau,
nước Nhật đã trở thành một nền kinh tế thị trường hiện đại thuộc hàng bậc nhất trên
thế giới. Với sự tăng trưởng vượt bậc qua ba giai đoạn, Nhật Bản là một trong các quốc gia được nghiên cứu nhiều nhất về lịch sử kinh tế. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ sự thành lập thành phố Edo (1603) dẫn đến sự phát triển toàn diện kinh tế nội địa.
Giai đoạn thứ hai là từ cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân (1868) với việc ngành công
nghiệp bắt đầu phát triển để rồi đưa Nhật Bản trở thành cường quốc đầu tiên ở Châu
Á sánh được với các quốc gia Châu Âu. Trong giai đoạn cuối cùng, từ thất bại trong
Thế chiến II (1945), mặc dù kinh tế bị tàn phá nặng nề nhưng với các chính sách phù hợp, Nhật Bản đã nhanh chóng hồi phục (1945 – 1954) và phát triển cao độ (1955 – 1973) khiến cho thế giới hết sức kinh ngạc, gọi đó là thời kỳ “thần kỳ Nhật Bản”. Từ năm 1974 đến nay, tốc độ phát triển tuy có chậm lại song Nhật Bản tiếp tục là một nền kinh tế lớn, hiện đứng thứ ba ở trên thế giới (sau Mỹ và Trung
Quốc). Trước đây, nước Nhật ln giành được vị trí thứ hai sau Mỹ trong một thời
gian dài trước khi bị Trung Quốc đuổi kịp và vượt qua vào đầu năm 2011 (GDP tính đến cuối năm 2010 của Nhật Bản là 5.474,2 tỷ USD3).
Nhật Bản đã tiến hành triệt để công cuộc phát triển kinh tế tư nhân kể từ năm
1868 dưới cuộc cải cách Minh Trị. Đây là thời kỳ đã thực hiện những cải cách phi thường về mọi mặt chính trị, kinh tế và xã hội. Song song với việc thủ tiêu hệ thống đẳng cấp là việc bãi bỏ các quy tắc và luật lệ phong kiến hạn chế quyền tự do kinh
tế. Các biện pháp tích cực thúc đẩy hạ tầng cơ sở và hệ thống tài chính tiền tệ được thực hiện. Nhật Bản tập trung mạnh cho đầu tư giáo dục, ngoài việc dạy những lĩnh vực khoa học thông thường, người ta cịn dạy làm kinh tế tư nhân. Chính phủ đồng
3
thời khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hiện đại và thực hiện tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước. Quan hệ kinh tế đối
ngoại cũng được mở rộng để tiếp thu những tư tưởng và kỹ thuật mới nhằm hiện đại
hóa đất nước.
Có thể nói kinh tế tư nhân Nhật Bản phát triển như ngày nay cũng gắn liền với sự ra đời, phát triển của ngành công nghiệp kể từ thời đó. Ngày nay, nước Nhật
là nơi mà ngân hàng lớn nhất trên thế giới đặt trụ sở, đó là tập đồn tài chính Mitsubishi. Ngồi ra nước này cịn sở hữu các cơng ty về dịch vụ tài chính và các tập đồn đa quốc gia vơ cùng lớn mạnh. Ví dụ như Sony, Sumitomo, Toyota, Fuji.
Điểm chung của những cái tên kể trên là việc đây đều là các doanh nghiệp thuộc sở
hữu tư nhân. Tuy sở hữu những tập đoàn tư nhân hùng mạnh nhưng trên tổng thể nền kinh tế thì số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lại chiếm một số
lượng áp đảo. Đây cũng là nét phát triển độc đáo của Nhật Bản với sự đóng góp to
lớn của khu vực sản xuất truyền thống, kinh doanh nhỏ trong suốt quá trình hiện đại hóa đất nước. Khu vực kinh tế này vẫn tồn tại rất phổ biến và thể hiện được khả năng thích ứng cao của nó khi nước Nhật đã đạt trình độ phát triển cao trên thế giới.
Và tìm hiểu về kinh tế tư nhân Nhật Bản cũng chính là tìm hiểu về sự phát triển của các DNNVV.
Trong chiến tranh thế giới thứ II, vì mục tiêu tập trung vào các ngành sản xuất phục vụ chiến tranh, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành thanh toán các cơ sở kinh doanh nhỏ không liên quan đến sản xuất vũ khí. Sau chiến tranh, các DNNVV
đã phát triển mạnh mẽ trong điều kiện nền kinh tế tự do cạnh tranh. Kinh doanh nhỏ ở Nhật Bản phát triển mạnh trong lĩnh vực thương mại (cứ 73 người dân thì có 1
cửa hàng bán lẻ, 91% số cửa hiệu này có dưới 4 nhân viên). DNNVV cịn có vai trị quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp lắp ráp với trình độ cơng nghệ cao – đặc điểm nổi bật của hệ thống doanh nghiệp Nhật Bản. Đáng chú ý là ngay
trong các ngành công nghiệp do độc quyền khống chế như sản xuất kim loại đen, kim loại màu, chế tạo máy, loại xí nghiệp rất nhỏ vẫn tồn tại và phát triển. Nó chiếm tới trên 70% tổng số xí nghiệp cơng nghiệp chế biến và 16% tổng số công nhân
vừa (từ 1 – 100 cơng nhân) thì bộ phận này đến cuối những năm 1960 vẫn cung cấp trên 50% tổng sản phẩm công nghiệp chế biến, gần 50% giá trị xuất khẩu và một
lượng lớn ngoại tệ dùng để tài trợ cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và cơng
nghệ cũng như nguyên nhiên liệu cho các xí nghiệp lớn. Trong ngành nông nghiệp, sản xuất nhỏ cũng rất phổ biến. Đến năm 1967, số nơng hộ có dưới 2 hecta chiếm tới 94,5% tổng số nông hộ.
Trải qua một thời gian dài cho đến năm 2001, DNNVV đã chiếm tới 99,7% tổng số doanh nghiệp Nhật Bản. Tuy nhiên con số thống kê các doanh nghiệp đang hoạt động trong nước đã giảm từ gần 6,5 triệu doanh nghiệp ở cuối những năm
1990 xuống còn xấp xỉ 4,7 triệu doanh nghiệp vào năm 2006 (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Phân bố doanh nghiệp theo quy mô các ngành phi nông nghiệp
Đơn vị: doanh nghiệp
Năm 1986 2001 2006
DNNVV 6.448.123 6.443.557 4.689.609
Doanh nghiệp quy mô lớn 61.448 63.367 13.430
Tổng cộng 6.494.391 6.502.391 4.703.039
Nguồn: Sách Trắng về DNNVV Nhật Bản, năm 2009
Mặc dù sở hữu quy mô vừa và nhỏ, thế nhưng khu vực DNNVV đã cung cấp tới trên 29 triệu việc làm (tức hơn 70% tổng số lượng việc làm4) ở Nhật Bản. Nó thực sự trở thành “xương sống” cho nền kinh tế sản xuất, là cơ sở để năng lực cạnh tranh của quốc gia được nâng cao. Bên cạnh đó, quá trình phát triển đã mang đến
cho khu vực DNNVV các vai trò mới: i) là “vườn ươm” của thị trường cạnh tranh; ii) là chủ thể đổi mới công nghệ; iii) phát triển các việc làm có chất lượng; và iv)
thúc đẩy phát triển kinh tế ở mỗi địa phương. Để có vai trị quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân như hiện nay, khu vực DNNVV đã nhận được nhiều hỗ trợ từ phía Chính phủ ở thời gian đầu trong quá trình phát triển để xây dựng năng lực cạnh
tranh cho mình. Các chính sách hỗ trợ đã vừa giải quyết các khó khăn liên quan tới
4
những hoạt động trong sản xuất kinh doanh của mỗi DNNVV, vừa hoạch định các
định hướng và tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các doanh
nghiệp này.
Tuy nhiên, trong cơ chế cạnh tranh thị trường, thì chỉ riêng sự hỗ trợ từ
Chính phủ là không đủ, các doanh nghiệp cũng phải tự thân vận động, tìm mọi cách
để đứng vững và chiếm được vị trí xứng đáng trên thương trường. Trải qua quá
trình phát triển lâu dài, những khó khăn về vốn, kinh nghiệm quản lý, năng lực trong nghiên cứu và phát triển dần dần được cải thiện. Có thể thấy rõ ràng là chính mối liên kết chặt chẽ của các doanh nghiệp Nhật Bản là cơ sở quan trọng để xây
dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Sự hợp tác đó đã đem lại cho các doanh
nghiệp các năng lực công nghệ cao, những ngành sản xuất mới có tiềm năng về lợi nhuận cũng như có cơ hội cải thiện năng lực cạnh tranh cho mình.