CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN
2.2. Các giai đoạn phát triển của kinh tế tư nhân Nhật Bản
2.2.4. Giai đoạn tăng trưởng ổn định (1973 – 1984)
Nhật Bản đã triển khai những chính sách để đa dạng hóa, thúc đẩy hình thành các DNNVV phân theo ngành và khu vực địa lý. Đặc biệt, trong giai đoạn này,
những cuộc khủng hoảng kinh tế 1973 – 1975, 1981 – 1982 đã xảy ra, nguyên nhân là do các cú sốc dầu lửa. Là quốc gia gần như phụ thuộc hoàn toàn vào dầu lửa và nhu cầu nước ngoài trong khi giá dầu tăng vọt và thị trường các nước cũng đang
khủng hoảng, nên khủng hoảng 1973 – 1975 đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng đình đốn và lạm phát tăng cao, chính thức đặt dấu chấm hết cho thời
9
kỳ tăng trưởng cao độ trước đó. Các ngành như hóa dầu, luyện thép, đóng tàu, dệt và gia cơng kim loại – là những ngành công nghiệp vốn sử dụng nhiều năng lượng
đã bị khủng hoảng nặng nề nhất.
Điều này đã dẫn tới việc Nhật Bản thực hiện một loạt các thay đổi về định hướng phát triển cho nền kinh tế như triển khai các chương trình hướng đến tiết
kiệm năng lượng và tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ. Chính sách ngành cũng
chuyển đổi triết lý phát triển dựa theo hiệu quả của quy mô sang triết lý phát triển
hướng vào những lĩnh vực thiên về sử dụng tri thức. Trong đó, ở khu vực chế tạo,
những ngành vốn dùng nhiều năng lượng cần giảm tỷ trọng và thay vào đó là những ngành sở hữu hàm lượng về tri thức cao, ví dụ như sản xuất máy tính, máy bay, người máy công nghiệp, mạch tổ hợp,….
Những nghiên cứu về khoa học cơ bản được chú trọng để Nhật Bản có thể
chuyển sang những ngành kinh tế mới. Viện Công nghệ và Quản lý các DNNVV
được thành lập để cung cấp dịch vụ về đào tạo ngành quản trị kinh doanh và những
vấn đề có liên quan khác. Thêm vào đó, Trung tâm Cơng nghệ thông tin DNNVV cũng đã được thành lập. Nhờ việc thiết lập những trung tâm cấp tỉnh, thành phố đã cung cấp các thơng tin hữu ích liên quan đến các hoạt động quản lý doanh nghiệp. Những cú sốc từ môi trường kinh doanh như khủng hoảng dầu mỏ đã buộc nhiều DNNVV thay đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh để tồn tại, từ đó, cần thiết phải
có các thay đổi về mặt thể chế nhằm tạo điều kiện cho việc chuyển đổi có thể diễn ra thuận lợi. Điều này là nguyên nhân cho sự ra đời của Luật tạm thời về việc
chuyển đổi DNNVV. Và trên nền tảng của đạo luật này, gần 300 dự án về chuyển
đổi ngành nghề đã được thực hiện. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Luật tạm
thời thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề truyền thống (1974) để phát triển các ngành công nghiệp truyền thống vốn đang gặp phải những khó khăn trong cơ cấu để phát triển. Trong quá trình phát triển, xuất hiện một số ngành cơng nghiệp hồn tồn có khả năng rơi vào suy thối mặc dù nó vẫn cịn vai trò quan trọng đối với vấn đề phát triển các việc làm. Luật về các biện pháp tạm thời đối với các DNNVV đã
được thực hiện để tạo điều kiện cho những doanh nghiệp khi bị rơi vào vòng suy thối, bất kể nó hoạt động ở lĩnh vực nào.
Trải qua quá trình phát triển và việc triển khai các hệ thống chính sách, bản thân các DNNVV – do mức độ thụ hưởng các chính sách ưu đãi có sự khác biệt –
đã bắt đầu phân hóa. DNNVV trong những ngành mũi nhọn đã vượt hẳn DNNVV
trong những lĩnh vực yếu thế hơn. Và đây là lý do chính để Nhật Bản ban hành các
chính sách điều chỉnh để giúp các DNNVV có thể giảm thiểu tác động từ sự gia tăng chi phí năng lượng trong sản xuất. Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật
Bản ra nước ngoài cũng tăng vọt trong giai đoạn này với động lực chủ yếu là tận
dụng nguồn năng lượng, nguyên liệu ở các nước đang phát triển đồng thời xuyên
thủng được hàng rào về bảo hộ mậu dịch tại các nền kinh tế phát triển.
Nhờ những cải cách liên tục và tích cực, Nhật Bản đã hồi phục kinh tế sau cuộc khủng hoảng 1973 – 1975, sau đó chỉ chịu ảnh hưởng nhẹ từ khủng hoảng
1979 – 1981. Vì thế, tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản thực tế vẫn cao hơn khi so với những nước cơng nghiệp phát triển cịn lại trong thời kỳ này.