CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN
3.1. Kinh tế tư nhân Việt Nam và yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới
3.1.1. Quan điểm của Nhà nước về khu vực kinh tế tư nhân
Giai đoạn trước 1986, kinh tế tư nhân vẫn tồn tại và có đóng góp nhất định
trong việc đáp ứng nhu cầu các loại hàng hóa, dịch vụ mà xã hội rất cần nhưng cung
ứng của khu vực Nhà nước là không đủ. Tuy nhiên, do các yếu tố khách quan và
chủ quan dẫn đến quan điểm của Việt Nam về khu vực này cịn khá nhiều hạn chế, khơng thấy được vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế. Nhìn chung các doanh nghiệp tư nhân không được thực sự thừa nhận, khơng có tư cách pháp nhân và chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể. Họ không được Nhà nước cung
ứng các yếu tố sản xuất như: máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu, vốn… mà phải
tự hình thành cho mình một thị trường mà lúc đó được gọi là “thị trường ngầm” với
phương châm “thuận mua, vừa bán”. Mặc dù nền kinh tế quốc dân gồm hai thành
phần cơ bản là quốc doanh và tập thể song hai thành phần này cũng đã xuất hiện
những hạn chế và không thể khắc phục được. Việt Nam lúc này rơi vào khủng
hoảng và sa sút nghiêm trọng, lạm phát gia tăng, sản xuất bị đình trệ, đời sống nhân dân vơ cùng khó khăn.
Trước tình hình cấp bách đó, Đại hội Đảng lần VI (tháng 12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới nền kinh tế, xác định cải tạo sẽ là nhiệm vụ thường xuyên, liên
tục với những hình thức, bước đi phù hợp với tình hình mới. Đây cũng là giai đoạn
đánh dấu những thay đổi căn bản trong nhận thức về kinh tế tư nhân. Những điểm đổi mới từ Đại hội là: i) Xác định cơ chế thị trường có thể và cần phải cùng tồn tại
trong Xã hội Chủ Nghĩa; ii) Thừa nhận vai trò chủ thể độc lập của doanh nghiệp và các hộ gia đình; iii) Xác định kinh tế tư nhân là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, là chủ thể kinh tế khác trong quan hệ cạnh tranh.
Về chính sách chung đối với các thành phần kinh tế, các nhiệm kỳ từ Đại hội
VI đã không ngừng đổi mới, đặc biệt là Đại hội IX đã khẳng định rõ: “Thực hiện
nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị
trường định hướng Xã hội Chủ Nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh
lành mạnh” (Nghị quyết 14 – NQ/TW Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành trung
ương Đảng khóa IX ngày 18/3/2002).
Quan điểm về phát triển kinh tế tư nhân tiếp tục được xác định rất rõ ràng
trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 tại Đại hội XI (2011) của
Đảng: “Hoàn thiện thể chế để tháo gỡ mọi cản trở, tạo điều kiện thuận lợi để giải
phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học
công nghệ; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển. Phát triển nhanh, hài hòa các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Hồn thiện cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế tư nhân, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế”.
Ngoài ra cũng cần kể đến các luật, nghị định, văn bản hỗ trợ sự phát triển của kinh tế tư nhân: Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty năm 1990 được coi là
khung pháp lý đầu tiên cho kinh tế tư nhân; Luật Thương mại 1997 là văn bản hướng dẫn thi hành chi tiết về xuất khẩu và hoạt động gia cơng, mua bán hàng hóa
của những thương nhân có giấy phép; Đặc biệt, kể từ khi Luật Doanh nghiệp 1999
ra đời đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng
giữa các loại hình doanh nghiệp, thúc đẩy và phát triển kinh tế tư nhân.
Trong nhiều năm qua, các bộ luật mới đã ra đời như Luật Doanh nghiệp
2005, Luật Thương mại 2005,… nhằm thay thế, sửa đổi cho các bộ luật cũ để phù hợp với bối cảnh mới của đất nước, đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho khu vực này để đóng góp vào mức tăng trưởng chung của cả nước. Chính phủ đang tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhận được các trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, rút ngắn thời gian cũng như chi phí cho doanh nghiệp,… sao cho phù hợp nhất với tình hình hiện nay.