Phân tích tình hình xuất khẩu của cơng ty qua các thị trường chính.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty tnhh mỹ thuật dương sơn và giải pháp gia tăng xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công (Trang 41 - 44)

- Dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện địa lý, khí hậu của thị trường mục tiêu:Ví dụ

2.2.2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu của cơng ty qua các thị trường chính.

(Bảng 11: Tình hình xuất khẩu của cơng ty qua các thị trường chính) Đvt: usd Thị trường 2006 2007 2008 2009 Nhật Bản 72,204 105,792 142,860 221,178 Hoa Kỳ 342,420 378,513 481,817 692,839 Đài Loan 88,304 110,437 161,627 272,112 Các nước

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của phịng kinh doanh năm 2006- 2009).

Biểu đồ tình hình xuất khẩu của cơng ty qua các thị trường chính.

Bảng phân tích tình hình xuất khẩu của cơng ty qua các thị trường chính

Thị trường 2006/2007 2007/2008 2008/2009 So sánh tuyệt đối (USD) So sánh tương đối (%) So sánh tuyệt đối (USD) So sánh tương đối (%) So sánh tuyệt đối (USD) So sánh tương đối (%) Nhật Bản 33,588 146.52 37,068 135.04 78,318 154.82 Hoa Kỳ 36,093 110.54 103,304 127.29 211,022 143.80 Đài Loan 22,133 125.06 51,190 146.35 110,485 168.36 Các nước khác 14,614 112.52 39,850 130.34 38,115 122.26 Nhận xét:

Nhìn chung, thị trường xuất khẩu của cơng ty khá rộng nhưng tập trung chủ yếu vào ba thị trường là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan. Xét kim ngạch xuất khẩu của từng thị trường như sau:

+ Hoa Kỳ: kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này là lớn nhất trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty. Với kim ngạch xuất khẩu của năm 2006 là 342,420 USD, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Hoa Kỳ là 378,513 USD tăng 36,093 USD so với năm 2006 tương ứng tăng 10.54%. Năm 2008 là 481,817 USD tăng 103,304 USD so với năm 2007 tương ứng tăng 27.29%. Và năm 2009 kim ngạch xuất khẩu là 692,839 USD tăng 211,022 USD so với năm 2008 tương ứng tăng

43.80%. Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường khó tính, người tiêu dùng địi hỏi rất cao về chất lượng và mẫu mã của sản phẩm, vì vậy để có thể xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này địi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều vào công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm, thêm vào nữa là trong những năm 2008 và 2009 nền kinh tế Hoa Kỳ đang khủng hoảng rất nặng và đó cũng là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, số lao động Hoa Kỳ bị thất nghiệp rất cao,… dẫn đến tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp càng trở nên khó khăn hơn, người tiêu dùng Hoa Kỳ đã phải cắt giảm chi tiêu và những sản phẩm có giá thành cao khó được lựa chọn hơn trước. Nhưng xét kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này vẫn tăng qua các năm, nhất là năm 2009, mức độ tăng trưởng của công ty tại thị trường Hoa Kỳ rất cao, nguyên nhân thứ nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế chủ yếu là do sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng lớn của Hoa Kỳ, dẫn đến sự bất ổn trong hệ thống các ngân hàng các nước khác, trong đó có Việt Nam, và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu mức lãi suất cao,… nhưng nguồn vốn của công ty chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu nên ít bị ảnh hưởng bởi việc lãi suất ngân hàng tăng. Thứ hai, khách hàng của cơng ty là những khách hàng lâu năm và có uy tín, chính vì vậy, cơng ty đã có thể linh động thực hiện phương thức thanh toán TT trả sau, nhằm chia sẽ khó khăn đối với khách hàng, ngồi việc tăng uy tín của cơng ty cịn tạo mối quan hệ tốt hơn giữa công ty và khách hàng. Thứ ba, dựa vào lợi thế của mình cơng ty đã thực hiện chính sách sản phẩm giá rẻ để cạnh tranh với các đối thủ khác. Thứ tư là công ty vẫn ở quy mô sản xuất nhỏ nên mức độ ảnh hưởng là rất nhỏ.

+ Thị trường Nhật Bản: cũng là một nước Đông Á như Việt Nam, nên mẫu mã của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam dễ được người tiêu dùng chấp nhận hơn so với các thị trường khác. Tuy nhiên, có một điều mà có nhiều doanh nghiệp Việt Nam khơng chú ý đến đó là ở Nhật có thời tiết tương đối khắc nghiệt, có độ ẩm cao, chính điều đó làm cho nhiều sản phẩm làm từ mây tre đan dễ bị ảnh hưởng, có nhiều sản phẩm bị bong tróc trong q trình trưng bày hoặc dự trữ trong kho. Và đặc tính dễ bong tróc ở nơi có ẩm độ cao của hàng mây tre đan khơng chỉ xảy ra ở Nhật Bản mà nó xảy ra ở tất cả các nước xuất khẩu mà nơi đó có độ ẩm của khơng khí cao. Chính vì vậy các cơng ty Việt Nam nên chú ý xử lý sản phẩm thật kỹ càng trước khi xuất khẩu nhằm đảm bảo uy tín của cơng ty. Xét về kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường này ta thấy: Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này là 72,204 USD, năm 2007 là 105,792 USD tăng 33,588USD so với năm 2006 tương ứng tăng 46.52%. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan vào thị trường Nhật Bản là 142,860 USD tăng 37,068USD so với năm 2007 tương ứng tăng 35.04%. Và năm 2009 kim ngạch xuất khẩu là 221,178USD tăng 78,318USD so với năm 2008 tương ứng tăng 54.82%. Là một trong ba thị trường xuất khẩu chính của cơng ty, thị trường Nhật Bản cũng được công ty chú trọng phát triển rất nhiều, khác với các thị trường khác, người tiêu dùng Nhật Bản rất khắc khe đối với chất lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm, họ xem xét từng chi tiết nhỏ của sản phẩm. Vì vậy để có thể tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, cơng ty đã tìm hiểu rất kỹ về nhu cầu, thị hiếu,… của người tiêu dùng Nhật, cũng như tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất sang thị trường Nhật. Về mẫu mã, ngoài ảnh hưởng của văn hóa phương Đơng, người tiêu dùng Nhật cũng có những sở thích mang phong cách riêng của người Nhật Bản. Có thể nói cơng ty đã thành cơng qua việc tìm hiểu kỹ về thị trường Nhật, những sản phẩm của

công ty sản xuất được các đối tác Nhật Bản đáng giá rất cao, điều đó được chứng minh qua kim ngạch xuất khẩu của công ty luôn tăng mạnh qua các năm.

+ Thị trường Đài Loan: Là một thị trường không quá khắc khe như thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản. Người tiêu dùng Đài Loan tương đối dễ tính hơn nhưng điều khó khăn ở đây đó là giá cả, rất khó bán mặt hàng có giá trị cao ở thị trường này. Chính vì vậy mà chính sách giá rẽ đã có hiệu quả ở thị trường này với kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh qua các năm, cụ thể là: Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đài Loan là 88,304USD, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu là 110,437USD tăng 22,133 USD so với năm 2006 tương ứng tăng 25.06%. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đài Loan là 161,627USD tăng 51,190 USD so với năm 2007 tương ứng tăng 46.35%. Năm 2009 kim ngạh xuất khẩu mặt hàng mây tre đan vào thị trường này là 272,112 USD tăng 110,485USD so với năm 2008 tương ứng tăng 68.36%. Ta thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường này đều tăng qua các năm và mức độ tăng trưởng cũng tăng qua các năm. Nhờ tìm hiểu và đánh giá đúng thị trường, cũng như có những chính sách phù hợp áp dụng cho từng thị trường mà công ty đã có những thành cơng nhất định, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế đang khó khăn, điều này hứa hẹn sự thành công hơn nữa của công ty khi mà nền kinh tế tồn cầu đã thốt ra khỏi khủng hoảng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty tnhh mỹ thuật dương sơn và giải pháp gia tăng xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)