1.5. Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn
1.5.4. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Các phân tích nếu chỉ dừng ở việc phân tích cơ cấu, sự biến động tài sản và nguồn vốn sẽ khơng bao giờ thể hiện được chính sách huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chính sách huy động và sử dụng vốn của một doanh nghiệp không chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh mà cịn có quan hệ trực tiếp đến an
ninh tài chính, đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và do vậy, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, các nhà phân tích thường tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:
- Hệ số nợ trên tài sản:
“Hệ số nợ trên tài sản” là chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Trị số của “Hệ số nợ trên tài sản” càng cao càng chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, mức độ độc lập về mặt tài chính càng thấp. Do vậy, doanh nghiệp càng có ít cơ hội và khả năng để tiếp nhận các khoản vay do các nhà đầu tư tín dụng khơng mấy mặn mà với các doanh nghiệp có hệ số nợ trên tài sản cao.
Hệ số nợ trên tài sản =
Nợ phải trả Tài sản
(Trích nguồn: Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính – ĐH Kinh Tế Quốc Dân - Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc)
Hệ số nợ trên tài sản cịn có thể được biến đổi bằng cách thay tử số (nợ phải trả = Nguồn vốn - Vốn chủ sở hữu = Tài sản - Vốn chủ sở hữu) vào công thức như sau:
Hệ số nợ trên tài sản = Tài sản - Vốn chủ sở hữu = 1 - Vốn chủ sở hữu Tài sản Nguồn vốn = 1 - Hệ số tài trợ
(Trích nguồn: Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính – ĐH Kinh Tế Quốc Dân - Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc)
Cách tính này cho thấy, để giảm “Hệ số nợ trên tài sản”, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để tăng “Hệ số tài trợ”.
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (xem mục 2.1.2 ở trên). - Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu:
“Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu” là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này nếu càng lớn hơn 1, chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm dần vì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chỉ một phần bằng vốn chủ sở hữu và ngược lại, trị số của chỉ tiêu “Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu” càng gần 1, mức độ độc lập về mặt tài
chính của doanh nghiệp càng tăng vì hầu hết tài sản của doanh nghiệp được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu =
Tài sản Vốn chủ sở hữu
(Trích nguồn: Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính – ĐH Kinh Tế Quốc Dân - Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc)
Có thể viết lại chỉ tiêu này theo cách khác như sau:
Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu
= Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả = 1 + Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu
(Trích nguồn: Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính – ĐH Kinh Tế Quốc Dân - Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc)
Như vậy, để giảm “Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu”, các nhà quản lý phải tìm mọi biện pháp để giảm tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. Có như vậy mới tăng cường được tính tự chủ về tài chính.