2.5.1. Hiệu quả sử dụng tài sản.
Hiệu quả sử dụng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản bình quân
( Số liệu trích từ bảng cân đối kế tốn để tính tỷ số, chi tiết xem ở bảng 10,11,12 phụ lục 2).
Tính hiệu suất sử dụng tài sản qua từng năm:
Năm 2008 = 44968/( 54963+31941):2 = 1,034 Năm 2009 = 59874/(59034+54963):2 = 1,05 Năm 2010 = 46209/(136255+59034):2 = 0,47
Chỉ tiêu này cho ta biết trong một kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao tức là hiệu quả sử dụng tài sản càng cao. Theo chỉ tiêu đã tính ở trên ta thấy năm 2008 hiệu suất sử dụng tài sản là 1,034 đến năm 2009 là 1,05 chỉ tiêu này đã tăng hiệu quả sử dụng tài sản năm 2009 đã tốt hơn năm 2008 nhưng cho
đến năm 2010 hiệu quả sử dụng tài sản chỉ còn 0,47 đã giảm hơn một nửa so với năm 2009 chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản năm 2009 đã đi xuống một cách rõ rệt.
2.5.2. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần / Tài sản cố định bình qn.
( Số liệu trích từ bảng cân đối kế tốn để tính tỷ số, chi tiết xem ở bảng 10,11,12 phụ lục 2).
Tính hiệu suất sử dụng tài sản cố định từng năm:
Năm 2008 = 44968/(8614+6786):2 = 5,84 Năm 2009 = 59874/(9067+8614):2 = 6,77 Năm 2010 = 46209/(11403+9067):2 = 4,51
Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao. Nhìn vào chỉ tiêu đã tính ở trên ta thấy hệ số năm 2008 là 5,84 năm 2009 đã tăng lên 6,77 đây cũng là năm có hệ số cao nhất trong ba năm, đến năm 2010 hiệu suất đã giảm đáng kể chỉ còn 4,51 và cũng là năm thấp nhất trong ba năm trở lại đây.
2.6. Các tỷ số quản trị nợ (đòn bẩy tài chính).
2.6.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản:
Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng nợ phải trả/ Tổng giá trị tài sản
( Số liệu trích từ bảng cân đối kế tốn để tính tỷ số, chi tiết xem ở bảng 10,11,12 phụ lục 2).
Tính tỷ số nợ trên tổng tài sản qua từng năm:
Năm 2008 = 34068/54963 = 0,62 Năm 2009 = 38294/59034 = 0,64 Năm 2010 = 53445/136255 =0,4
Tỷ số này cho biết năm 2008 một đồng tài sản của công ty mất 0,62 đồng để tài trợ cho khoản nợ, năm 2009 là một đồng tài sản mất 0,64 đổng để trả nợ và đến năm 2010 một đồng tài sản chỉ mất 0,4 đồng để tài trợ cho khoản nợ.
Đối với ngân hàng luôn muốn số này chỉ biến động trong khoảng từ khơng đến một, do đó tỷ số nợ trên tổng tài sản các năm vẫn luôn nằm ở mức giới hạn. Điều đó chứng tỏ mức độ sử dụng nợ như vậy không nhiều cho nên không ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của khách hàng.
Tỷ số nợ của năm 2010 là thấp nhất do năm này giá trị tổng tài sản của công ty đã tăng rất nhiều so với hai năm trước. Do tăng ở các khoản phải thu và tài sản dài hạn cảu công ty.
Trong các năm tới công ty cần phát huy những ưu thế để đạt được tỷ số nợ trên tổng tài sản ở mức cho phép.
2.6.2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (VCSH)
Tỷ số nợ trên VCSH = Tổng nợ phải trả / VCSH
( Số liệu trích từ bảng cân đối kế tốn để tính tỷ số, chi tiết xem ở bảng 10,11,12 phụ lục 2).
Tính tỷ số nợ trên VCSH qua từng năm:
Năm 2008 = 34068/20895 = 1,63 Năm 2009 = 38294/20740 = 1,84 Năm 2010 = 53445/82809 = 0,64
Tỷ số này cho biết năm 2008 một đồng VCSH của công ty phải bỏ ra 1.63 đồng để tài trợ cho các khoản nợ vay. Năm 2009 là một đồng VCSH bỏ ra 1.84 đồng để tài trợ cho khoản nợ và 2010 là một đồng VCSH phải bỏ ra 0,64 đồng.
Mặc dù tỷ số nợ trên VCSH của công ty năm 2008, 2009 là rất cao nhưng nó đã giảm đáng kể trong năm 2010. Năm 2008 và 2009 cho thấy khả năng tự chủ về tài chính cuả cơng ty chấp nhận được nhưng quá cao nhưng đến năm 2010 thì khả năng tự chủ về tài chính rất khơng tốt vì đối với ngân hàng chấp nhận chỉ số này lớn hơn không và nhỏ hơn một.
+ Năm 2010 hệ số này thấp: Khơng có ý nghĩa mang lại cho khách hàng mức sinh lợi cao, nhưng đổi lại mức an toàn sẽ cao hơn và sự an toàn này là cái mà ngân hàng mong đợi nhưng với chỉ số thấp như trong năm 2010 thì việc mang lại lợi nhuận thì sẽ rất ít.
+ Hệ số này cao đặc biệt là trong năm 2009: Nếu khách hàng đang trong môi trường kinh doanh thuận lợi, ít cạnh tranh thì cơ cấu tài chính này sẽ mang lại tỷ suất
lợi nhuận cao cho khách hàng. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này càng cao thì có một khả năng lớn là công ty đang không thể trả được các khoản nợ theo điều kiện tài chính thắt chặt hoặc có sự kém cỏi trong quản lý, hoặc dịng tiền của cơng ty sẽ kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản lãi vay.
Với hệ số nợ hiện nay của cơng ty thì cơng ty cần có biện pháp làm tăng chỉ số này như: Tăng cường vốn chủ sở hữu, đầu tư có hiệu quả để giảm đi các khoản nợ.
2.6.3. Tỷ số nợ dài hạn:
Tỷ số nợ dài hạn = Các khoản đầu tư dài hạn / ( VCSH + Nợ dài hạn)
( Số liệu trích từ bảng cân đối kế tốn để tính tỷ số, chi tiết xem ở bảng 10,11,12 phụ lục 2).
Tính tỷ số nợ dài hạn qua từng năm:
Năm 2008 = 4130/20895 = 0.2 Năm 2009 = 21107/20740 = 1.01 Năm 2010 = 80808/82809 = 0.97
Hệ số này cho biết phạm vi khách hàng có thể trang trải TSCĐ bằng nguồn vốn ổn định dài hạn. Hệ số không vượt quá 100%. Lý tưởng nhất là các khoản đầu tư vào tài sản cố định để có thể được trang trải trong phạm vi huy động vốn chủ sở hữu, nếu khơng thì ít nhất là chúng được trang trải bởi các nguồn vốn ổn định khác như cá trái phiếu công ty nhưng phải được hoản trả dài hạn.
Ta thấy hệ số này vượt quá mức 100% vào năm 2009 nhưng đến năm 2010 đã giảm đi chứng tỏ công ty đã hoạt động tốt hơn, kiềm chế được tỷ số nợ dài hạn.
- Qua tình hình phân tích các tỷ số quản trị nợ ta thấy được tình hình quản trị nợ của cơng ty vẫn cịn nằm trong khu vực cho phép của Ngân hàng mặc dù có năm nó khơng nằm trong phạm vi cho phép nhưng đến nay công ty đã khắc phục được những tỷ số đó và đưa nó vào khn khổ mà Ngân hàng cho phép cơng ty đã sử dụng được tốt các địn bẩy tài chính, tuy nhiên cơng ty cần có những chủ trương để các tỷ số này được tốt hơn.
2.7. So sánh tổng hợp các chỉ tiêu tài chính.
BẢNG 7: BẢNG SO SÁNH TỔNG HỢP
STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010
I Các tỷ số khả năng sinh lời
1 ROS 0,024 0,015 0,043
2 ROE 0,05 0,04 0,038
3 ROA 0,025 0,016 0,02
II Khả năng thanh toán
1 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 1,24 0,7 0,8
2 Hệ số thanh toán nhanh 0,52 0,52 0,37
3 Hệ số thanh toán tức thời 0,143 0,032 0,008
4 Hệ số thanh toán lãi vay 0,62 0,4 2,007
III Khả năng sử dụng tài sản
1 Hiệu quả sử dụng tài sản 1,034 1,05 0,47
2 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 5,84 6,7 4,51
IV Các tỷ số quản trị nợ
1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 0.62 0.64 0.4
2 Tỷ số nợ trên VCSH 1.63 1.84 0.64
3 Tỷ số nợ dài hạn 0.2 1.01 0.97
Qua số liệu phân tích ở trên ta có được bảng tổng hợp các chỉ số tài chính, chúng ta thấy có một số chỉ tiêu của cơng ty có xu hướng giảm so với năm 2008, nhưng hoạt động kinh doanh của công ty vẫn sinh lợi trong khi nền kinh tế thế giới chưa phục hồi được sau khi khủng hoảng, nên ngân hàng vẫn quyết định cho Công ty TNHH Bắc Chương Dương vay vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơng ty đã thốt ra được những khủng hoảng khó khăn trong năm 2009 để từng bước phát triển và đạt lợi nhuận cao trong năm 2010.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY TNHH BẮC CHƯƠNG DƯƠNG
3.1. Ưu điểm nhược điểm về hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Bắc Chương Dương. Chương Dương.
- Ưu điểm:
Cơng ty có cơ sở hạ tầng khá đầy đủ, khang trang tạo lòng tin cho những khách hàng đến với cơng ty, cơng ty có một độ ngũ trẻ năng động và cũng có nhiều nhân viên có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Vốn của công ty không ngừng được tăng lên, cùng với sự phát triển về vốn và quy mơ thì cơng ty càng ngày càng có được uy tín trên thị trường, có nhiều bạn hàng hơn.
Trong giai đoạn từ năm 2008 – 2010 chất lượng sản phẩm của công ty luôn được chú trọng cải thiện và nâng cao nên lượng sản phẩm, dịch vụ được đưa ra thị trường tăng cao, doang thu của doanh nghiệp cũng khá ổn định.
Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu từ năm 2008 đến 2010 tăng rất nhanh. Cơng ty làm ăn có lãi tuy có nhiều vấn đề khơng được tốt nhưng cơng ty vẫn cố gắng đầu tư và khắc phục.
- Nhược điểm:
Tài sản của công ty được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu nhưng vốn vay vẫn nhiều nên làm cho khả năng tự chủ và mức độ an tồn về tài chính khơng cao.
Hiệu suất sử dụng tài sản chưa cao và có chiều hướng đi xuống. Điều này làm giảm hiệu suất hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty khơng đáp ứng đủ lượng tiền mặt để có thể thanh tốn được các khoản nợ ngắn hạn.
Ngoài ra việc quản lý chi phí trong cơng ty cũng chưa thực sự hiệu quả, đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy công ty cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp để quả lý chi phí chặt chẽ hơn.
3.2. Định hướng phát triển cơng ty trong thời gian tới.
Với những khó khăn và thuận lợi như trên, công ty nên đưa ra phương hướng phát triển trong thời gian tới như sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh sản xuất, nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm.
- Nghiên cứu kế hoạch kinh doanh và tìm kiếm nguồn cung cấp hàng hóa tốt hơn để chủ động trong khâu dữ trữ NVL sản xuất cũng như cạnh tranh với đối thủ khác.
- Nâng cao tính tự chủ về mặt tài chính bằng cách huy động thêm nguồn vốn chủ sở hữu, giảm nguồn vốn đi vay. Đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động cũng như nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định.
- Kiểm sốt tốt hơn các khoản chi phí, tăng được lợi nhuận cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Như vậy, mục tiêu chính của cơng ty trong giai đoạn tới là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để tăng doanh thu và lợi nhuận.
3.3. Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của cơng ty.
Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính của cơng ty TNHH Bắc Chương Dương có thể thấy rằng mặc dù đã có những cố gắng nỗ lực khơng ngừng nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được của cơng ty cịn nhiều hạn chế trong chính sách quản lý tài chính của mình gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó tơi đưa ra một số ý kiến về tăng cường năng lực tài chính của cơng ty như sau.
3.3.1. Xác định chính sách tài trợ, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý.
Mục tiêu chính sách kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn là khác nhau song đều tập trung lại là mục tiêu làm tối đa hóa lợi ích của các chủ sở hữu, tức là tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong phạm vi mức độ rủi ro cho phép. Chính vì thế xây dựng, thiết lập được một cơ cấu tài chính tối ưu sẽ đảm bảo mức độ rủi ro tài chính của cơng ty là nỏ và công ty sẽ làm ăn hiệu quả hơn.
Vì cơng ty chủ yếu làm về xây dựng và bất động sản nên cần một số vốn lớn nên công ty phải đi huy động vốn từ các nguồn vay ngắn hạn, dài hạn để trang trải hoặc đi chiếm dụng vốn. Tuy tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là cao, nhưng so với vốn từ các khoản vay thì vẫn nhỏ hơn, cơ cấu này làm giảm tính chủ động về tài chính, mức độ an tồn tài chính thấp, mức dộ rủi ro cao, doanh nghiệp phải phụ thuộc nhiều vào bên ngồi. Do đó để có thể xây dựng được một chính sách tài trợ và cơ cấu
hợp lý cơng ty có thể áp dụng các chính sách tài trợ và cơ cấu hợp lý cơng ty có thể áp dụng các chính sách huy động vốn sau.
Chính sách huy động tập trung nguồn vốn: tức là công ty chỉ tập trung vào một hay một số ít nguồn vốn. Chính sách này có ưu điểm có thể giảm chi phí huy động vốn nhưng lại có nhược điểm là dễ làm cho cơng ty có thể phụ thuộc hơn vào một chủ nợ nào đó.
Để tránh được tình trạng phụ thuộc vào một chủ nợ thì trước khi áp dụng chính sách này cơng ty cần xác định khả năng huy động vốn chủ sở hữu bao gồm:
Sử dụng linh hoạt, tiết kiệm ngồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhưng chưa sử dụng đến.
Vốn NSNN và các nguồn vốn có nguồn gốc từ NSNN như các nguồn vốn nhà nước trực tiếp cấp hoặc các khoản phải nộp NSNN nhưng công ty được giữ lại để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận giữ lại của cơng ty: Đây là nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận của công ty sau mỗi kỳ kinh doanh có lãi. Và để tăng lợi nhuận giữ lại cơng ty cần tăng mọi nguồn thu có thể giảm mọi chi phí khơng cần thiết.
Các khoản phải thu khách hàng cũng là một khoản đáng kể đối với công ty, công ty cần phải đốc thúc những khoản đến hạn trả, nhưng cũng cần có những cách thức hợp lý khơng sẽ làm mất lòng khách hàng.
Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu không đủ so với số vốn mà doanh nghiệp cần để đảm bảo tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy cơng ty cần huy động vốn từ các nguồn khác như:
Nguồn lợi tích lũy: là các khoản phải trả khác nhưng chưa đến hạn thanh toán như nợ thuế, phải trả các đơn vị nội bộ… đây là hình thức tài trợ “miễn phí” vì doanh nghiệp được sử dụng các khoản này mà không phải trả lãi cho đến ngày thanh toán. Nhưng phạm vi áp dụng các khoản này là có giới hạn bởi lẽ cơng ty chỉ có thể trì hỗn nộp thuế và khoản phải trả nội bộ trong một thời gian nhất định. Các khoản nợ tích lũy là nguồn tài trợ tự động, phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của công ty ở từng thời điểm. Do vậy để tận dụng và sử dụng hiệu quả nguồn tài trợ này thì việc mở rộng sản xuất, đầu tư đúng hướng, tiết kiệm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường là giải pháp tốt nhất.
3.3.2. Giải pháp về cách Marketing đấu thầu.
Đấu thầu cũng giống việc mua bán. Ở đây người bán là các nhà thầu còn người