Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của cơng ty

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tài chính công ty TNHH bắc chương dương (Trang 74 - 77)

Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính của cơng ty TNHH Bắc Chương Dương có thể thấy rằng mặc dù đã có những cố gắng nỗ lực khơng ngừng nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được của cơng ty cịn nhiều hạn chế trong chính sách quản lý tài chính của mình gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Từ đó tơi đưa ra một số ý kiến về tăng cường năng lực tài chính của cơng ty như sau.

3.3.1. Xác định chính sách tài trợ, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý.

Mục tiêu chính sách kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn là khác nhau song đều tập trung lại là mục tiêu làm tối đa hóa lợi ích của các chủ sở hữu, tức là tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong phạm vi mức độ rủi ro cho phép. Chính vì thế xây dựng, thiết lập được một cơ cấu tài chính tối ưu sẽ đảm bảo mức độ rủi ro tài chính của cơng ty là nỏ và công ty sẽ làm ăn hiệu quả hơn.

Vì cơng ty chủ yếu làm về xây dựng và bất động sản nên cần một số vốn lớn nên công ty phải đi huy động vốn từ các nguồn vay ngắn hạn, dài hạn để trang trải hoặc đi chiếm dụng vốn. Tuy tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là cao, nhưng so với vốn từ các khoản vay thì vẫn nhỏ hơn, cơ cấu này làm giảm tính chủ động về tài chính, mức độ an tồn tài chính thấp, mức dộ rủi ro cao, doanh nghiệp phải phụ thuộc nhiều vào bên ngồi. Do đó để có thể xây dựng được một chính sách tài trợ và cơ cấu

hợp lý cơng ty có thể áp dụng các chính sách tài trợ và cơ cấu hợp lý cơng ty có thể áp dụng các chính sách huy động vốn sau.

Chính sách huy động tập trung nguồn vốn: tức là công ty chỉ tập trung vào một hay một số ít nguồn vốn. Chính sách này có ưu điểm có thể giảm chi phí huy động vốn nhưng lại có nhược điểm là dễ làm cho cơng ty có thể phụ thuộc hơn vào một chủ nợ nào đó.

Để tránh được tình trạng phụ thuộc vào một chủ nợ thì trước khi áp dụng chính sách này cơng ty cần xác định khả năng huy động vốn chủ sở hữu bao gồm:

Sử dụng linh hoạt, tiết kiệm ngồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhưng chưa sử dụng đến.

Vốn NSNN và các nguồn vốn có nguồn gốc từ NSNN như các nguồn vốn nhà nước trực tiếp cấp hoặc các khoản phải nộp NSNN nhưng công ty được giữ lại để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lợi nhuận giữ lại của cơng ty: Đây là nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận của công ty sau mỗi kỳ kinh doanh có lãi. Và để tăng lợi nhuận giữ lại cơng ty cần tăng mọi nguồn thu có thể giảm mọi chi phí khơng cần thiết.

Các khoản phải thu khách hàng cũng là một khoản đáng kể đối với công ty, công ty cần phải đốc thúc những khoản đến hạn trả, nhưng cũng cần có những cách thức hợp lý khơng sẽ làm mất lòng khách hàng.

Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu không đủ so với số vốn mà doanh nghiệp cần để đảm bảo tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy cơng ty cần huy động vốn từ các nguồn khác như:

Nguồn lợi tích lũy: là các khoản phải trả khác nhưng chưa đến hạn thanh toán như nợ thuế, phải trả các đơn vị nội bộ… đây là hình thức tài trợ “miễn phí” vì doanh nghiệp được sử dụng các khoản này mà không phải trả lãi cho đến ngày thanh toán. Nhưng phạm vi áp dụng các khoản này là có giới hạn bởi lẽ cơng ty chỉ có thể trì hỗn nộp thuế và khoản phải trả nội bộ trong một thời gian nhất định. Các khoản nợ tích lũy là nguồn tài trợ tự động, phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của công ty ở từng thời điểm. Do vậy để tận dụng và sử dụng hiệu quả nguồn tài trợ này thì việc mở rộng sản xuất, đầu tư đúng hướng, tiết kiệm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường là giải pháp tốt nhất.

3.3.2. Giải pháp về cách Marketing đấu thầu.

Đấu thầu cũng giống việc mua bán. Ở đây người bán là các nhà thầu còn người mua là các chủ đầu tư, họ thực hiện giao dịch “mua – bán”. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là khơng tránh khỏi, nó diễn ra ở bất kỳ đâu, trong bất kỳ hình thức kinh doanh nào kể cả trong đấu thầu lắp đăt, xây dựng… Với đặc thù là có một người mua và có nhiều người bán tham gia cung cấp nên cạnh tranh là trực tiếp và rất quyết liệt nhắm giành giật khách hàng ( theo saga.vn) . Vì vậy Marketing giúp họ có được

cái nhìn hợp với tình hình thị trường mới xác đinh được nhà thầu giúp họ hài lịng. Vì vậy cách Marketing đối với nhà thầu là rất quan trọng để có được nhũng dự án thầu mang lại lợi nhuận.

- Mức giá dự thầu đưa ra phải hợp lý không quá cao cũng không q thấp, hợp với sức tài chính của cơng ty.

- Chất lượng sản phẩm phải tốt để có được sự tin tưởng nhằm có được những dự án thầu tiếp theo.

- Dịch vụ khách hàng, quan tâm đến khách hàng trước và sau khi bán. Dịch vụ khách hàng phải cao để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

- Tăng cường mở rộng công tác tiếp thị ở tất cả các cấp, có cơ chế hợp lý để động viên và đảm bảo cơng tác tiếp thị vào hoạt động có hiệu quả, khơng vi phạm pháp luật.

- Giữ mối quan hệ đã có ở các tỉnh để khai thác thêm những hạn mục tiếp theo và mở rộng thị trường về giao thông, thủy lợi…

- Tăng cường mở rộng quan hệ với các cơ quan ban ngành lớn của Trung Ương và đại phương nơi cơng ty đã có chỗ đứng.

Cơng ty phải dành thêm tiền để đầu tư và các hình thức marketing như vậy mới thu hút được các bên mời thầu, như vậy mới có nhiều dự án, cơng ty mới phát triển đi lên được. Cơng ty phải trích thêm 15% tiền từ doanh thu để đầu tư cho những việc quảng cáo trên báo, đài hay về phía dịch vụ khách hàng để có được mối làm ăn lâu dài.

3.3.3. Giải pháp về đầu tư năng lực sản xuất.

Tích cực tạo nguồn vốn để tăng năng lực đầu tư công nghệ, thiết bị, con người để có thể triển khai thi cơng có hiệu quả những cơng trình, dự án lớn, giữ vững được uy tín cho Cơng ty.

Đầu tư trang bị thêm những phương tiện, máy móc mới thay thế cho những phương tiện máy móc đã cũ hay hư hỏng.

3.3.4. Quản lý thanh tốn:

Qua phân tích tình hình tài chính của cơng ty ta thấy cơng ty bị chiếm dụng vốn, vì ngành nghề kinh doanh của công ty là xây dựng và bất động sản nên số vốn bị chiếm dụng tương đối lớn, công ty phải vay nợ để bù đắp cho những khoản này, làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty. Do đó cơng ty cần phải có chính sách thanh tốn hợp lý.

- Trước hết phải quản lý tốt các khoản phải thu, nhanh chóng thu hồi cơng nợ. - Thực hiện chính sách thu tiền linh hoạt, mềm dẻo nhằm mục đích vừa khơng làm mất thị trường, vừa thu hồi được các khoản nợ dây dưa khó địi.

- Mặt khác, đối với các khoản nợ bị khách hàng chiếm dụng cũ, công ty cần phải dứt điểm theo dõi chặt chẽ và tuân thủ theo nguyên tắc: Các khoản nợ cũ phải dứt điểm so với các khoản nợ mới phát sinh.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tài chính công ty TNHH bắc chương dương (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)