Phân tích khả năng thanh tốn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tài chính công ty TNHH bắc chương dương (Trang 41 - 43)

1.7. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

1.7.3. Phân tích khả năng thanh tốn

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao, năng lực tài chính càng lớn, an ninh tài chính càng vững chắc và ngược lại, khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng thấp, năng lực tài chính càng nhỏ và an ninh tài chính sẽ kém bền vững.

Khi phân tích khả năng thanh tốn của doanh nghiệp, ngồi việc tính tốn và so sánh một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán đã được đề cập ở các nội dung trước (Hệ số thanh toán tổng quát, Hệ số thanh toán hiện hành, Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, Hệ số

thanh tốn nhanh...), các nhà phân tích cịn sử dụng chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán" sau đây:

Hệ số khả năng thanh tốn =

Khả năng thanh tốn Nhu cầu thanh tốn

(Trích nguồn: Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính – ĐH Kinh Tế Quốc Dân- Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc)

Hệ số khả năng thanh tốn được tính cho cả thời kỳ hoặc cho từng giai đoạn (khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán dài hạn, khả năng thanh toán tháng tới, khả năng thanh tốn q tới...). Nếu trị số của chỉ tiêu > 1, chứng tỏ doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh tốn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Trị số của chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh tốn" càng lớn hơn 1 thì khả năng thanh tốn của doanh nghiệp càng dồi dào và an ninh tài chính càng vững chắc. Ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu này < 1, doanh nghiệp sẽ khơng bảo đảm khả năng thanh tốn. Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán. Khi "Hệ số khả năng thanh toán"  0 thì doanh nghiệp bị phá sản, khơng cịn khả năng thanh tốn.

Tiếp theo, dựa vào các tài liệu hạch toán liên quan, tiến hành thu thập số liệu liên quan đến các khoản có thể dùng để thanh tốn (khả năng thanh toán) với các khoản phải thanh toán (nhu cầu thanh tốn) của doanh nghiệp. Sau đó, sắp xếp các chỉ tiêu này vào một bảng phân tích theo một trình tự nhất định. Với nhu cầu thanh tốn, các chỉ tiêu được xếp theo mức độ khẩn trương của việc thanh toán (thanh toán ngay, chưa cần thanh toán ngay); cịn với khả năng thanh tốn, các chỉ tiêu lại được xếp theo khả năng huy động (huy động ngay, huy động trong thời gian tới...), trong đó có thể chi tiết theo tháng, quí, 6 tháng, năm...

Để thuận tiện cho việc phân tích, các nhà phân tích có thể lập Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh tốn. Trên cơ sở bảng phân tích này, nhà quản lý sẽ tiến hành so sánh giữa khả năng thanh toán với nhu cầu thanh toán trong từng giai đoạn (thanh toán ngay, thanh toán trong tháng tới, thanh toán trong quý tới, thanh toán trong 6 tháng tới...). Việc so sánh này sẽ cho các nhà quản lý biết được liệu doanh nghiệp có bảo đảm được khả năng thanh toán trong từng giai đoạn hay khơng để đề ra các chính sách phù hợp. Trường hợp doanh nghiệp khơng bảo đảm khả năng thanh tốn (khi các khoản có thể dùng để thanh tốn nhỏ hơn các khoản phải thanh toán hay trị số của chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh tốn" < 1), các nhà quản lý phải tìm kế sách để huy động nguồn tài chính kịp thời bảo đảm cho việc thanh tốn nếu khơng muốn rơi vào tình

trạng phá sản.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tài chính công ty TNHH bắc chương dương (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)