Những yêu cầu mới đối với phát triển đội ngũ giáo viênTHCS

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2020 (Trang 37 - 40)

1.6.1. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Hội nghị lần thứ XI, ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về đề án “Đổi mới căn, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã chỉ ra phương hướng chủ yếu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo bao gồm: đổi mới tư duy; đổi mới mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo; nội dung, phương pháp dạy và học; cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm…, trong toàn hệ thống (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, đào tạo nghề)” [3, tr.2]. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phương hướng chủ yếu đổi mới căn bản toàn điện là quy hoạch phát triển nguồn nhân lực: “Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và quy hoạch phát triển nhân lực của các tỉnh, thành và bộ, ngành để thực hiện chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo tinh thần nghị quyết đại hội XI của Đảng, làm cho nhân lực trở thành lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, nhất là từ các nước có nền khoa học cơng nghệ và giáo dục hiện đại. Triển khai mạnh mẽ quy hoạch nhân lực ngành giáo dục của mỗi địa phương” [3, tr.2].

1.6.2. Đặc thù giáo viên THCS huyện Lạng Giang

Giáo viên THCS huyện Lạng Giang: Số lượng giáo viên đủ 1,9gv/lớp nhưng về cơ cấu bộ mơn cịn bất hợp lý thừa nhiều giáo viên Ngoại ngữ, Thể dục, Sinh học, Âm nhạc, Mỹ thuật nhưng lại thiếu giáo viên Công

nghệ, Công dân, Tin học. Đặc biệt số lượng giáo viên ở các trường khơng đồng đều các trường phía nam của huyện giáp thành phố Bắc Giang tỷ lệ gv/lớp chiếm tỷ lệ cao cịn các trường phí Bắc và Tây Bắc thì lại khơng đủ tỷ lệ gv/lớp. Cơ cấu bộ môn giữa các trường khơng đồng đều có trường thừa mơn này nhưng lại thiếu mơn kia vì vậy cần có những biện pháp quy hoạch xây dựng đội ngũ.

Trình độ đào tạo giáo viên THCS huyện Lạng Giang 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn tuy nhiên một bộ phận giáo viên còn hạn chế về năng lực dạy học, vận dụng các phương pháp dạy học đặc biệt là những kỹ thuật dạy học hiện đại còn hạn chế do vậy cần có kế hoạch bồi dưỡng về chun mơn, nghiệp vụ.

Giáo viên THCS huyện Lạng Giang dần được trẻ hóa thuận lợi cho việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, cơ bản có năng lực dạy học tốt, tuy nhiên số lượng giáo viên nữ chiếm tỉ lệ cao và đang trong độ tuổi sinh đẻ đã ảnh hường nhiều đến số lượng và cơ cấu bộ môn, để giải quyết việc thiếu số lượng và cơ cấu bộ mơn Phịng GD&ĐT Lạng Giang đã có giải pháp trưng tập ngắn hạn giáo viên giữa các trường trong huyện.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

1. Phân tích cụ thể một số khái niệm chủ yếu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu, trong đó nhấn mạnh khái niệm quản lý, quản lý nhà trường, giáo viên, đội ngũ giáo viên; khái niệm biện pháp, phát triển, phát triển đội ngũ giáo viên cấp THCS trong tổng thể phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người.

2. Khẳng định vị trí tầm quan trọng của cấp THCS và đội ngũ giáo viên THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu và nội dung của giáo dục THCS trong chiến lược phát triển giáo dục nói chung; vai trò của cấp học trong phát triển kinh tế – xã hội.

3. Qua chương này chúng tôi đã thể hiện lịch sử của vấn đề cần nghiên cứu cùng với cơ sở lý luận giúp cho việc nghiên cứu được đúng hướng, đúng chuẩn mực, phù hợp với yêu cầu chung của giáo dục và đào tạo và xu thế phát triển chung của xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Tuy nhiên muốn đề ra được những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS cần nhận biết được chính xác thực trạng đội ngũ giáo viên THCS và các giải pháp hiện hành về phát triển đội ngũ giáo viên THCS từ đó đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhất giúp cho các nhà quản lý và các cấp quản lý giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ này. Các nội dung nghiên cứu được chúng tơi trình bày ở chương sau.

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC

CƠ SỞ HUYỆN LẠNG GIANG TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2020 (Trang 37 - 40)