Biện pháp về đánh giá, xếp loại, bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2020 (Trang 65 - 67)

2.5. Thực trạng về công tác phát triển đội ngũ GVTHCS của huyện Lạng

2.5.3.Biện pháp về đánh giá, xếp loại, bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên

Trong những năm qua việc đánh giá, xếp loại giáo viên của huyện Lạng Giang được tiến hành thường xuyên, góp phần cho các nhà trường và các cấp quản lý giáo dục nắm được thực trạng chất lượng đội ngũ, từ đó giúp cho việc

bố trí, sử dụng có hiệu quả đội ngũ, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Việc đánh giáo, xếp loại được thực hiện theo Quyết định Số: 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công và hướng dẫn số: 523/SGDĐT-TCCB của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang về Hướng dẫn đánh giáo xếp loại theo chuẩn và đánh giá xếp loại giáo viên năm học 2012- 2013 ngày 06 tháng 5 năm 2013.

- Đánh giá, xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT. Bảng 2.19: Kết quả đánh giá phân loại giáo viên THCS huyện Lạng Giang Năm học Tổng

số giáo viên

Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu SL % SL % SL % SL %

2010-2011 738 205 27,8 435 58,9 98 13,3 0

2011-2012 764 183 24 371 48,6 210 27,4 0

2012-2013 765 220 28,6 401 52,4 144 19 0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Lạng Giang tháng 9/2013) Ưu điểm:

- Việc đánh giá, xếp loại được tiến hành có nề nếp hàng năm, góp phần tạo ra động lực thi đua dạy tốt, học tốt.

- Căn cứ vào kết quả đánh giá để bố trí sử dụng giáo viên, luân chuyển, đề bạt bổ sung cán bộ quản lý.

- Nội dung đánh giá còn một số điểm chưa hợp lý, cách tính điểm để xếp loại cịn phức tạp, hình thức, khó vận dụng.

- Một số nhà trường chưa quán triệt đầy đủ nội dung, yêu cầu, mức độ, thái độ đánh giá, còn bộc lộ tư tưởng hữu khuynh, tỷ lệ giỏi, khá còn cao chưa sát thực chất, nặng về số lượng chứ không chú trọng chất lượng .

- Kiểm tra, đánh giá chưa tạo được động lực để giáo viên cố gắng phát triển năng lực dạy học và năng lực giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2020 (Trang 65 - 67)