Các biện pháp về đào tạo bồi dưỡng và chuẩn hoá giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2020 (Trang 62 - 65)

2.5. Thực trạng về công tác phát triển đội ngũ GVTHCS của huyện Lạng

2.5.2.Các biện pháp về đào tạo bồi dưỡng và chuẩn hoá giáo viên

Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, ngành GD&ĐT đã thực hiện các loại hình đào tạo bồi dưỡng: đào tạo bồi dưỡng chuẩn hoá, bồi dưỡng theo chu kì, bồi dưỡng cơng nghệ thông tin, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng chính trị. Thực trạng về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên như sau:

2.5.2.1. Đào tạo bồi dưỡng chuẩn hoá:

Một số giáo viên đào tạo chưa đạt chuẩn đã tự nguyện và được Phòng GD-ĐT tham mưu với UBND huyện cho đi học để đạt chuẩn và nâng chuẩn đến năm 2010 100% giáo viên THCS đã đạt chuẩn và trên chuẩn.

2.5.2.2. Đào tạo bồi dưỡng nâng chuẩn:

Để đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục, thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, công tác giáo dục nâng chuẩn cho đội ngũ GV THCS được quan tâm từ đầu những năm 2005.

Bảng 2.18: Đào tạo nâng chuẩn từ CĐSP lên ĐHSP

Năm tổng số

Môn

Văn Sử Địa Tốn Lí Sinh NN Mơn khác Từ 2005-2010 115 28 7 8 33 5 14 12 8 Từ 2010-2013 135 39 6 9 32 6 18 11 14

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Lạng Giang tháng 9/2013

- Sở GD-ĐT đã phối hợp với trường ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Thái Nguyên, ĐH Quốc Gia Hà Nội mở các lớp chuyên tu, tại chức cho GV THCS học tập nâng cao trình độ chun mơn, đối tượng được ưu tiên đi học trước là CBQL, GV giỏi. Trên thực tế bộ phận đội ngũ GV này sau khi được đào tạo nâng chuẩn đã phát huy vai trò chủ lực trong tham gia bồi dưỡng giáo viên, thanh tra viên kiêm nhiệm.

2.5.2.3. Bồi dưỡng thương xuyên theo chu kì

Là chương trình bồi dưỡng giúp GV cập nhật bổ sung những kiến thức còn thiếu, những kiến thức mới và những đổi mới về chủ trương, đường lối về GD-ĐT, về chương trình và nội dung, phương pháp bộ môn. GV THCS đã qua các chu kì bồi dưỡng thường xun được cơng nhận và cấp chứng chỉ.

- Trong hình thức bồi dưỡng thường xuyên còn kết hợp bồi dưỡng theo chuyên đề bao gồm:

+ Loại thứ nhất: Bồi dưỡng để đưa vào các môn học những vấn đề mới phù hợp với xã hội như: Giáo dục sức khoẻ vị thành niên, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tích hợp giáo dục mơi trường trong các mơn học, giáo dục dân số-KHHGĐ, giáo dục an tồn giao thơng.

+ Loại thứ hai: Bồi dưỡng theo chuyên đề bộ mơn, hình thức này được tổ chức vào dịp hè, vào sinh hoạt chuyên môn hàng tuần tại các trường và sinh hoạt chuyên môn tháng do Phòng GD-ĐT tổ chức để nâng cao năng lực dạy học, năng lực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, bổ trợ kiến thức mới, bổ sung thêm những phương pháp dạy học hiện đại.

Đánh giá về biện pháp đào tạo bồi dưỡng:

Ưu điểm:

Công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên của huyện Lạng Giang có những ưu điểm là: Việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên có kế hoạch, có nề nếp và đạt hiệu nhất định. Đội ngũ giáo viên xác định rõ ý thức về tự học, tự bồi dưỡng, khắc phục mọi khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ. Nội dung bồi dưỡng thiết thực, đã gắn việc bồi dưỡng kiến thức với thực hành sư phạm. Tài liệu bồi dưỡng, các phương tiện đồ dùng dạy học như máy chiếu, phương tiện nghe nhìn được chuẩn bị tốt, công tác kiểm tra, đánh giá kết quả sau bồi dưỡng được tiến hành thường xuyên, coi trọng thực chất. Các kết quả trên góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ một cách toàn diện về nhận thức, trang bị bổ

sung các kiến thức cơ bản một cách có hệ thống, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.

Thông qua công tác bồi dưỡng giúp cho giáo viên được tiếp thu một cách có hệ thống các quan điểm của Bộ GD&ĐT về hệ thống nội dung - chương trình – Kiểm tra, đánh giá theo từng bộ môn, được bồi dưỡng về phương pháp dạy học hiện đại, sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học hiện đại.

Một số tồn tại:

Hình thức bồi dưỡng chưa đa dạng, việc tự học, tự bồi dưỡng còn hạn chế (tự học của cá nhân, tự bồi dưỡng của tổ chuyên môn tại các trường), phương pháp bồi dưỡng của một số giảng viên cốt cán còn hạn chế nặng về lý thuyết, chưa gắn với thực tế, việc tổ chức quản lí cơng tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của Ban giám hiệu các nhà trường chưa được chú trọng, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, điều kiện CSVC và tài liệu. Nội dung bồi dưỡng chưa được cụ thể hoá cho phù hợp với tình hình chất lượng đội ngũ của mỗi trường.

Một bộ phận giáo viên chưa xác định đầy đủ động cơ học tập, bồi dưỡng, đi học để hưởng chế độ lương, chưa dành nhiều thời gian công sức cho việc học tập, cịn đối phó, việc quản lí chất lượng đào tạo các lớp ĐHTX, ĐH tại chức đơi khi cịn lỏng lẻo.

Kinh phí dành cho bồi dưỡng giáo viên eo hẹp, giáo viên đi học nâng cao tình độ chuyện mơn phải tự túc kinh phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2020 (Trang 62 - 65)