Đánh giá chung về GD&ĐT huyện Lạng Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2020 (Trang 46 - 48)

2.2. Tình hình GD&ĐT huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang

2.2.5 Đánh giá chung về GD&ĐT huyện Lạng Giang

Ưu điểm:

- Quy mô giáo dục tăng nhanh, hệ thống giáo dục từ mầm non đến giáo dục phổ thơng hồn chỉnh, màng lưới trường lớp học được bố trí hợp lí, loại hình giáo dục đa dạng hố, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, công tác phổ cập giáo dục được quan tâm và đạt kết quả tốt.

- Chất lượng giáo dục có sự chuyển biến theo hướng tồn diện và vững chắc: Chất lượng đại trà có chuyển biến đáng kể, chất lượng học sinh giỏi

được duy trì và phát triển, kết quả học sinh đạt giải kì thi học sinh giỏi quốc gia và cấp tỉnh đạt cao luôn ở tốp đầu trong tỉnh.

- Đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên được quan tâm theo hướng chuẩn hoá, từng bước đảm bảo số lượng, cơ cấu, cơ bản có tay nghề khá vững vàng.

- Cơ sở vật chất được tăng cường, tỉ lệ phòng học kiên cố, trường học đạt chuẩn quốc gia đạt cao.

- Cơng tác quản lí giáo dục có nhiều đổi mới đảm bảo kỉ cương nền nếp và hiệu quả, cơng tác xã hội hố được quan tâm đẩy mạnh cả về bề rộng và chiều sâu. Phong trào giáo dục đào tạo của huyện đạt vị trí dẫn đầu của tỉnh được Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc, được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng ba.

Hạn chế:

- Quy mô giáo dục bậc trung học chưa hợp lí, tỉ lệ học sinh vào THPT chưa cao, không đồng đều giữa các vùng trong huyện, việc phân luồng học sinh học trung học kết hợp với học nghề chưa thực sự đựợc quan tâm, do vậy tiến độ thực hiện phổ cập bậc trung học còn chậm.

- Chất lượng giáo dục có chuyển biến song chưa thật sự đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục, cịn có sự chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các trường.

- Cơ sở vật chất tuy được tăng cường song cũng chưa thật sự đáp ứng yêu cầu mới, số phòng học bộ mơn, phịng học chức năng còn thiếu, ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ bản trường học và cho các hoạt động giáo dục còn hạn hẹp.

- Một bộ phận đội ngũ CBQL và giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn, Số lượng giáo viên, cơ cấu giáo viên chưa đồng đều giữa các trường trong huyện.

- Chất lượng giáo dục ở các trường phía Tây Bắc của huyện còn hạn chế, điểm đầu vào cấp 3 ở các trường này còn thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2020 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)