1.3. Mục đích, chức năng, nhiệm vụ và ý nghĩa của hoạt động thanh
1.3.2. Chức năng của thanh tra chuyên môn
Thanh tra giáo dục nói chung và thanh tra chun mơn Trung học cơ sở của Phịng GD&ĐT nói riêng có những chức năng cơ bản sau:
- Chức năng kiểm tra: Là chức năng đầu tiên của hoạt động thanh tra,
kiểm tra là xem xét tình hình thực tế của các hoạt động để đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường và công tác quản lý của Hiệu Trưởng, đối chiếu thực trạng đó với các quy định của pháp luật về giáo dục, các văn bản có liên quan nhằm xác định thực chất hiệu quả trong hoạt động chuyên môn của giáo dục Trung học cơ sở.
- Chức năng phát hiện: Thanh tra để phát hiện ra những ưu điểm, mặt
tốt để động viên, khuyến khích, nhân rộng điển hình đồng thời tìm ra những tồn tại, sai sót, lệch lạc, yếu kém, những gì cịn chưa đạt so với mục tiêu đặt ra, những khó khăn trở ngại, những thất bại, những vấn đề mới nảy sinh cần giải quyết, những nguyên nhân tồn tại…trong hoạt động chuyên môn của giáo dục Trung học cơ sở để giúp đỡ đối tượng và điều chỉnh quá trình quản lý của các cấp quản lý giáo dục. Phát hiện bao gồm:
+ Phát hiện kịp thời những lệch lạc, sai sót, những gì chưa đạt được so với chuẩn;
+ Đo lường mức độ của những sai lệch đó một cách chính xác và cụ thể; + Tìm nguyên nhân của những thành công và tồn tại.
- Chức năng đánh giá: Thanh tra để phân tích, đánh giá giá trị thực
trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng và hiệu quả của các hoạt động chun mơn, trình độ, sự phát triển, những kinh nghiệm được hình thành ở thời điểm thanh tra so với mục tiêu, kế hoạch đã được đặt ra. Đánh giá còn nhằm thẩm định những yếu tố chủ quan, khách quan, những lệch lạc, sai sót…để giúp đối tượng thanh tra uốn nắn, sửa chữa, điều chỉnh các quyết định, làm cho các hoạt động quản lý đạt hiệu quả hơn. Đánh giá bao gồm:
+ Xác định những chuẩn mực;
+ Thiết kế hệ thông tin liên hệ ngược;
+ Đo lường thành tích đã đạt được bằng cách so sánh thành tích đạt được với những chuẩn mực đã xây dựng.
- Chức năng điều chỉnh: Điều chỉnh là sửa đổi, sắp xếp lại (có thể loại
bỏ ít nhiều) chương trình, kế hoạch, những giải pháp quản lí cho phù hợp hơn để đưa hệ quản lí đến mục tiêu đã định. Hành động điều chỉnh bao gồm:
+ Hành động phát huy; + Hành động uốn nắn; + Hành động xử lí.
- Chức năng phịng ngừa: Bằng hoạt động của mình, thanh tra giáo dục
có chức năng phịng trước khơng để (hoặc hạn chế) cái xấu, cái khơng hay trong giáo dục có thể xảy ra.
- Chức năng giúp đỡ: Thực hiện các chức năng trên, TTGD đã giúp đỡ
các đơn vị, tập thể, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. - Chức năng tư vấn: Đưa ra lời khuyên phù hợp về những kinh nghiệm và biện pháp quản lý đê đạt được mục tiêu giáo dục của các đơn vị, cá nhân trong những bối cảnh cụ thể.
- Chức năng thúc đẩy: Nhằm khẳng định các kinh nghiệm của các đơn
vị, các cá nhân trong những bối cảnh cụ thể.
- Chức năng thu thập thông tin: Thu thập thông tin là chức năng trung
tin đáng tin cậy, chính xác, từ đó giúp cho người quản lý khen chê đúng đắn và động viên kịp thời. Việc xử lý đúng đắn các thông tin sẽ giúp cho người quản lý cấp trên có thể điều chỉnh mục tiêu và ra quyết định đúng đắn kịp thời cho cấp dưới.
b’
a b
Sơ đồ 1.1: Mối liên hệ của thơng tin quản lí
a. Mối liên hệ thông tin thuận
b. Mối liên hệ thơng tin ngược ngồi b'. Mối liên hệ thông tin ngược trong
Theo sơ đồ trên: b b' là nền tảng của sự điều chỉnh (do kiểm tra,
thanh tra đem lại) gồm hai quá trình: Điều chỉnh của nhà quản lí và tự điều chỉnh của người dưới quyền .
Hệ thống phản hồi - Thanh tra giáo dục, được trình bày theo quan niệm toàn diện và hiện thực theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Vòng liên hệ ngược của thanh tra, kiểm tra trong quản lí
Xác định các sai lệch So sánh kết quả thực tế với các tiêu chuẩn Đo lường kết quả thực tế Kết quả thực tế Phân tích các nguyên nhân sai lệch Xây dựng chương trình điều chỉnh Thực hiện các điều chỉnh Kết quả mong muốn HỆ QUẢN LÝ HỆ BỊ QUẢN LÝ
Đây là hệ thống phản hồi đo lường đầu ra của quá trình rồi đưa vào hệ thống hoặc đầu vào của hệ thống những tác động điều chỉnh để thu được kết quả mong muốn. Song để thu được các kết quả có chất lượng, hoạt động thanh tra cần dựa vào các cơ sở khoa học, các phương tiện khoa học kĩ thuật, các thông tin chuẩn của hoạt động sư phạm ... để đánh giá sát thực, khách quan, công bằng.